Theo lối nói của Heidegger là thời gian căn nguyên.

Một phần của tài liệu Ý Nghĩa Văn Hóa Truyện Kiều (Trang 98 - 100)

- Tôi gặp được người khác, nhưng cùng nhân tính như tôi, từ đó có thể nhận ra và gọi người đối diện

53 Theo lối nói của Heidegger là thời gian căn nguyên.

được. Tinh thần trong tư tưởng của Hégel mở ra với vật chất qua các cuộc xung đột và tổng hợp, để kỳ cùng Tinh thần đó hoàn thành mình do mình và cho mình.

Sử tính căn nguyên hé lộ trong tư tưởng Nguyễn Du là cuộc chiến, một bên là toàn bộ mở ra của Tài hay

lịch sử theo nghĩa Hegel, và bên kia là Mệnh một âm

hưởng âm thầm của chân tính xa cách, nhưng rất gần,

phủ định toàn bộ thế giới của chữ Tài.

- Tại nhà, Họ Chung, vì từ tâm đã đề xuất một giải

pháp lo lót để tạm gỡ rối. Nhưng kết quả là đưa

Kiều vào tay Mã Giám Sinh.

- Mưu trí giả dối của Sở Khanh làm cho Kiều tưởng

đó hẳn là một con đường thoát, nhưng kết quả là

tạo thêm duyên cớ để Kiều sa chân vào "làng

chơi".

- Thúc Sinh, người yêu "hoa" đã tìm cách chuộc

Kiều, nhưng đưa Kiều vào cảnh khổ nơi nhà Hoạn

Thư.

- Nỗi lòng trắc ẩn của mụ Quản gia tại nhà Hoạn

Thư cũng chỉ tạm an ủi Kiều trong chốc lát.

-Ý Hoạn Thư muốn đưa Kiều vào Cửa Không,

kinh kệ, xuất gia với tên Trạc Tuyền :

Đưa nàng đến trước Phật đường,

Tam qui, ngũ giới, cho nàng xuất gia... (câu 1919-1920).

Nhưng kinh kệ, hình thức tôn giáo bên ngoài không phải con đường giải thoát.

- Giác Duyên xuất lộ lần đầu "Chiêu ẩn am" cũng chỉ cho Kiều ẩn núp tị nạn một thời gian ngắn. Kiều

không thoát nạn lần nầy, vì vướng phải mấy "chuông vàng, khánh bạc" Kiều mang theo trong người để chạy nạn. Một mặt nàng dựa vào tài vật

bên ngoài để mong sống còn, mặt khác lòng nàng chưa thành, muốn qua con đường dối trá để tìm chân tính :

Lạ lùng, nàng hãy tìm đường nói quanh (câu 2042).

Nói cách khác, dầu có bàn tay cứu độ, con người

còn ở trong vòng vi của "Tài" thì "không ai gỡ mối

tơ mành cho xong". Và Kiều lại phải rơi vào tay

Bạc Bà.

-Từ Hải, họ tên đó, là hiện tượng của giải pháp phổ quát dựa trên sức lực của hành động con người:

Râu hùm, hàm én, mày ngài (đẹp)

Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao (mạnh).

Đường đường một đấng anh hào (oai hùng),

Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài (tài ba).

Đội trời, đạp đất, ở đời (tự do)

Giang hồ quen thói vẫy vùng (bao khắp vũ trụ)

Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo (quyền uy trên con người), (câu 2167-2174)...

Nói tóm đây là hình ảnh tượng trưng của con người

có tất cả mọi cái. Kiều tưởng chừng đây là con

đường thoát, nhưng đến đây, chính nàng là nguyên nhân làm chết con người đó.

Khóc rằng trí dũng có thừa,

Bởi nghe lời thiếp, đến cơ hội nầy! (câu 2529- 2530).

Nói cách khác hình ảnh tượng trưng Từ Hải diễn tả

nội dung rốt ráo của chữ Tài 54, con người đã vận dụng

Một phần của tài liệu Ý Nghĩa Văn Hóa Truyện Kiều (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)