Đến đây có một vấn đề nêu ra Tư tưởng vì được đồng hoá với triết học, mà triết học đó phải xây dựng trên nền tảng siêu hình học của

Một phần của tài liệu Ý Nghĩa Văn Hóa Truyện Kiều (Trang 72 - 74)

- Nó đi vào thân phận tự do kinh hoàng của con người theo lối nhìn của Dostoievski, qua một lăng kính tinh

42 Đến đây có một vấn đề nêu ra Tư tưởng vì được đồng hoá với triết học, mà triết học đó phải xây dựng trên nền tảng siêu hình học của

học, mà triết học đó phải xây dựng trên nền tảng siêu hình học của Hy lạp ; tiền kiến đó không những chi phối thế giới Tây phương, kể cả tư tưởng thần học Kitô giáo, mà còn ảnh hưởng trên nền văn hoá của thế giới hiện nay. Tư tưởng xét trong khung nhỏ hẹp nầy như không hề lưu ý hay biết đến một lối tra vấn nào khác về chân tính, xuyên qua việc tra vấn trong thân phận tại thế của con người. Nên tư tưởng tự đóng khung trong thế giới nhận thức về sự vật mà

nguời ta luôn gán cho là một sự suy tư theo lý trí tự nhiên. Chữ tự

nhiên hàm hồ nầy đã được nêu lên trong các cuộc tranh cãi ở sách Mạnh Tử. Ta nêu lên câu hỏi :

Tự nhiên dựa vào cái gì ? Hay dựa vào khả tính siêu việt của con người hay của những ai ? Trực giác về siêu việt tính của

con người thuộc về tự nhiên của trật tự nào ? Trực giác về hữu hạn tính của con người có phải là tự nhiên không ?

Qua phần diễn tả của Nguyễn Du trong phần nầy, hai phần tự nhiên nêu trên đều gắn liền với con người : Con người có thể lạc lầm đi vào thế giới của Tài, và con người có thể lắng nghe được âm vang

Trong ý nghĩa của chữ khổ là nghiệp con người tại

thế, Đạm Tiên là chân tính ẩn dấu sẽ lên tiếng mời gọi con người :

Hữu tình ta lại gặp ta,

Chớ nề u hiển mới là chị em (câu 128-129).

Chữ hữu tình ở đoạn gặp Đạm Tiên nầy, hàm ngụ trong cảnh "khổ" như trên đã trình bày. Đạm Tiên tượng

trưng cho lời ẩn kín vừa phủ nhận thế giới bên ngoài, vui, thiếu bóng con người, vừa giúp Kiều bước vào thế giới

của "khổ" hướng kề chân tính. Tiềm năng trong tiếng đàn

bạc mệnh nay linh hoạt, giúp Kiều nhận ra lời ẩn kín. Kiều như vượt qua một thế giới cũ đi vào cảnh vực bên

kia, nên có câu : « Chớ nề u hiền ». Chính cái bất ngờ

hầu như phi lý của câu truyện là gặp gỡ người từ cõi bên

kia, mà tình theo nghiã nầy mới linh hoạt và mở ra được tương giao thật : Ta lại gặp ta.

Hẳn nhiên, theo nghĩa đen là Kiều gặp Đạm Tiên,

nhưng hai chữ ta nầy còn mang nhiều âm hưởng nữa : của Mệnh, dù ở đây âm vang đó còn dội lên như một sự phủ nhận.

Dấu tích âm vang nầy còn tìm thấy trong các ngôn ngữ của nhiều dân tộc khác nhau : Vô hạn, vô cùng, siêu việt...

Việc phân chia tư tưởng ở phần tự nhiên gồm nhận thức thường nghiệm, triết học và khoa học..., còn những tra vấn về siêu việt tính, sự cứu độ là thuần túy mặc khải tôn giáo, hàm ngụ như không phải thuộc khuôn viên của lý trí tự nhiên, vô tình đẩy ra bên lề những nhà tư tưởng nhà văn hoá lớn của nhân loại như Phanxicô Assisi, Pascal, Dostoievski..., kể cả các thánh hiền Đông phương. Và hơn thế nữa tách rời những ưu tư tôn giáo ra khỏi lãnh vực của văn hoá nói chung. Nếu tư tưởng triết học được đóng khung trong lối đặt vấn đề của siêu hình học Tây phương, thì đúng như lời Dương Quảng Hàm đã nhận xét, Nguyễn Du không phải là một triết nhân và cũng không phải là nhà tư tưởng. Nhưng nếu tư tưởng là sự tra vấn về chân tính của thân phận con người tại thế, thì đã

Một phần của tài liệu Ý Nghĩa Văn Hóa Truyện Kiều (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)