III.3 Cõi người ta là cuộc chiến Tài-Mệnh

Một phần của tài liệu Ý Nghĩa Văn Hóa Truyện Kiều (Trang 55 - 57)

- Nó đi vào thân phận tự do kinh hoàng của con người theo lối nhìn của Dostoievski, qua một lăng kính tinh

III.3 Cõi người ta là cuộc chiến Tài-Mệnh

Bố cục truyện kiều

Dựa vào nội dung của chủ đề tác phẩm là "Chữ

tài và chữ mệnh khéo là ghét nhau", hoặc là tra vấn về

chân tính con người, ta có thể chia truyện Kiều làm ba phần.

- Phần đầu : Kiều trước khi gặp nạn (từ câu 9-

568) : Phần mở đầu phô diễn khung cảnh xuất

lộ của Tài và âm hưởng của Mệnh dấy lên từ

Tâm của Kiều, tiên đoán một cuộc chiến cam

go.

- Phần hai : Kiều gặp nạn và cuộc sống lưu lạc

xa quê của nàng (từ câu 569-2602): Phần hai là

cuộc chiến giữa Tài và Mệnh, những phản ứng

của Kiều để tìm con đường giải thoát.

- Phần ba : Kiều tự vẫn ở sông Tiền Đường và

Phần ba gợi lên vấn đề cứu độ và cảnh giới của hy vọng.

a- Hữu tình ta lại gặp ta

Chớ nề u hiển mới là chị em. (ĐTTT, 128-129)

Hữu tình

Có thể tóm lược nội dung phần đầu của truyện Kiều

trong hai câu thơ trên.

Chúng ta sẽ thấy toàn bộ truyện Kiều có sự nhất

quán về tư tưởng khi xoay quanh vấn đề xung đột Tài -

Mệnh tượng trưng cho tra vấn về chân tính con người;

nhưng so với những tác phẩm có tầm vóc ảnh hưởng trên văn hoá nhân loại, đặc biệt là Trung hoa và Hy lạp (Chu Dịch, Kinh Thư, Đạo Đức kinh, Tây Du ký, Oedipe làm vua, Prométhée bị trói...), truyện Kiều cũng như hầu hết các tác phẩm văn học Việt Nam, kể cả bản văn lập quốc (câu truyện Họ Hồng Bàng) có nét đặc thù là lấy Tình làm vùng đất nguyên sơ để truy cứu về chân tính: tình trai gái vợ chồng, tình bè bạn, tình huynh đệ, tình con cái với cha mẹ, tình con dân đối với quốc gia dân tộc, tình con người đối với trời cao...Hy lạp và Trung hoa và ngay cả Ấn độ thường dùng vùng đất của nhận thức lý trí để khai mở chân tính qua cảm thức cách biệt giữa trí năng hữu hạn và chân tính vô hạn. Do đó qui kết của vấn đề thường cô

đọng trong hai nội dung Hữu và Vô, được nêu lên như

nền tảng rốt ráo nhất của tư tưởng. Tư tưởng Việt Nam,

trong vùng đất được cống hiến để suy tư là tình, vấn đề rốt ráo là gặp gỡ, hoà hay cô độc - lưu lạc - phân ly.

Những phương cách để chỉ về các mối tương giao cũng vì thế khác nhau : phẩm chất của nhận thức được nêu lên là chủ quan hay khách quan, sai hay đúng, rõ ràng hay

vui hay buồn, hiền hoà hay hung ác, buông xuôi thất vọng hay hy vọng, tin hay ngờ, đại độ hay vị kỷ kiêu căng...

Vì thế, nếu chỉ lấy vùng đất cá biệt, lý hay tình, gắn

liền với những phương cách diễn tả khác nhau mà không lưu ý đến cốt lõi của nội dung duy nhất của tư tưởng là tra vấn về chân tính thì dễ đi đến tình trạng tranh cãi giữa

hai người điếc, hoặc đưa lại những tổng hợp "đầu cua -

tai ếch" (Synchrétisme primaire), hoặc dấy lên những mặc

cảm tự ti hoặc tự tôn thiếu căn cứ35. Về điểm nầy M. Heidegger đã nhận định rất sâu sắc :

Người tư tưởng không lệ thuộc một nhà tư tưởng nào, nhưng nếu thực sự người đó tư tưởng, thì lại phải bám sát điều làm cho mình tư tưởng, nghĩa là bám sát vào chân tính 36.

Vùng đất rối rắm của cõi người ta theo Nguyễn Du

là chữ Tình ; trong phần đầu truyện Kiều cảm năng nầy

được trình bày tuần tự theo cấp năng động của nó gắn liền với nỗ lực đi tới của chữ Tài.

Bố cục phần đầu dựa vào tiến trình nầy có thể chia làm ba cảnh vực :

- Giai đoạn được xem là thụ động, hoàn cảnh bên ngoài được cống hiến cho con người như một sự kiện khách quan của cảm thức thường nghiệm (từ câu 9-38).

- Giai đọan thứ hai mô tả cuộc du xuân đồng thời

với sự hé lộ mệnh bạc qua cuộc "gặp gỡ giữa

đường" (câu 93) với vong linh của Đạm Tiên (từ câu

Một phần của tài liệu Ý Nghĩa Văn Hóa Truyện Kiều (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)