Hai phần nầy của câu thơ đầu làm nên thời gian - không gian hạn định thế giới của tư tưởng.
Quan niệm về thời gian - không gian để nói lên một toàn khối cống hiến sự nhất thống cho nhận thức không phải là một sáng kiến mới mẻ. Tiếng Trung Hoa dùng
lối nói vũ trụ (Vũ biểu thị không gian, trụ biểu thị thời
gian) để chỉ toàn khối nầy; còn Kant thì gọi thời gian - không gian là là những hình thái tiên thiên của trực giác tạo điều kiện cho việc nhận thức các đối tượng của tri thức sự vật.
Nếu không gian - thời gian là một trực giác phổ biến làm nên khung của nhận thức, thì sự giới hạn một loại không gian, một loại thời gian đặc loại, cũng như việc nêu cảnh vực nầy ở đầu tác phẩm, là những yếu tố có tầm vóc quan trọng buộc ta phải đào sâu ý nghĩa.
Qua công việc phân tích của các bản văn trong
cuốn I của tác phẩm Lĩnh Nam Chích Quái do Vũ Quỳnh
hiệu chính, chúng tôi cũng đã khám phá được rằng ưu tư văn hoá trong các bản văn ấy không phải là truy tìm bản chất hay nguồn gốc của mọi vật theo nhận thức dựa vào nguyên tắc nhân quả; nhưng ưu tư văn hoá được gói gọn trong việc mô tả các trực giác về các mối tương quan của
hữu thể con người.Trong Đoạn Trường Tân Thanh,
Nguyễn Du lại nói rõ hơn nữa về mối ưu tư đặc loại nầy của tư tưởng: Cảnh vực thiết yếu trong đó tư tưởng đến với con người là chính cuộc đời con người chứ không ở nơi nào khác.
Nhưng nếu hai tác phẩm Lĩnh Nam Chích Quái và Đoạn
Trường Tân Thanh nêu lên cảnh vực hiện sinh con
người, thì không có nghĩa là hai tác phẩm nầy chỉ biết đến một lãnh vực trong ba lãnh vực của bộ môn siêu
Để có thể am tường sự khác biệt tinh tế nầy, chúng ta thấy trong tiến trình lịch sử triết học Tây phương, Kant đã dày công kiểm thảo nền tảng của truyền thống tư tưởng ấy và đi đến kết luận:
Khung của triết học, theo ý nghĩa toàn bích nầy của nó, qui về bốn câu hỏi sau đây :