- Tôi gặp được người khác, nhưng cùng nhân tính như tôi, từ đó có thể nhận ra và gọi người đối diện
51 Xem Jean Brun Les conquêtes de l'homme et la séparation
lên tiếng kêu oan muốn tra vấn về thực tại của chân tính, đòi buộc Trời Xanh phải đích thân phân xử.
Nhưng câu trả lời của chân tính là làm thinh như để
con người có thể (vấn đề tự do) tự xoay xở.
Con đường xoay xở của Kiều là hình ảnh của lịch
sử tìm mọi phương cách để "biện minh" (justification) trước
sự ẩn kín của Công lý. Kiều và những ai liên hệ đến
"khổ" của Kiều đều được đưa vào vận hành nầy của lịch
sử con người. Song song với những nỗ lực mà Jean Brun
gọi là những nỗ lực đi tìm các giải pháp (Les conquêtes de l'homme) thì cảm thức về sự xa cách hữu thể học (La
séparation ontologique) đi kèm.
Cơn khát công lý xuất hiện nơi cảm thức thiếu vắng mối tương giao gần gũi Đất-Trời-Người Cảm thức xa cách với Trời trong cơn tai biến tại nhà đi đôi với phán quyết phải từ bỏ quê cũ mà ra đi:
Đau lòng tử biệt sinh ly. (câu 617)
Thôi con còn nói chi con
Sống nhờ đất khách, thác chôn quê người. (câu 889- 990)
Từ đây góc biển, bên trời
Nắng mưa thui thủi, quê người một thân. (câu 899- 990)
Bất cứ một giai đoạn nào trong cuộc lưu lạc của Kiều sau nầy đều có những câu nói về cảnh bơ vơ, lưu lạc trên quê người như :
Chung quanh những nước non người (câu 1055)
Thương thay thân phận lạc loài. (câu 25).
Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai ? ( câu 1247-1248).
Bơ vơ nào đã biết đâu là nhà (câu 2034)
Rằng : Nàng muôn dặm một thân (câu 2095)
Tức lòng cố quốc, tha hương
Đường kia, nỗi nọ, ngỗn ngang bồi hồi. (câu 245- 2246).
Và vào cuối giai đoạn phiêu lưu nầy, Kiều nhận ra toàn thể vận hành xoay xở của nàng như sau :
Chân trời, mặt bể lênh đênh,
Nắm xương biết gửi tử sinh chốn nào ? (câu 2667-2667).
Nỗi oan ức, nỗi khổ của phận làm người trước Công lý là cảm thức hố thẳm giữa nổ lực tìm đường cứu thoát và bến bờ của Chân lý
Con đường chấm dứt "khổ" bằng "diệt thân", nghĩa
là chấm dứt cuộc sống làm người do tự ý muốn con người, đã được gợi lên nhiều lần như là phương thức tối hậu, nhưng liệu đây có phải là giải pháp tối hậu không ?
- Người cha đã đề nghị giải pháp nầy :
Liều mình ông đã gieo đầu tường vôi (câu 667).
- Còn Kiều thì mỗi lần đau thương, là mỗi lần toan tự vẫn :
Phòng khi nước đã đến chân,
Dao nầy thì liệu với thân sau nầy. (câu 800-801).
Sẵn dao tay áo, tức thì giở ra. (câu 982).
Và "chết" như trốn nợ làm người không những
không phải là giải pháp hữu hiệu vì nó chỉ là một giải
pháp ứng dụng cho khung trời của nhân quả, có và
không, trong trật tự của nhận thức đồ vật. Nhưng "nhân quả" theo nghĩa tượng trưng là mang nợ làm người, thì
tính qua lời nói của Đạm Tiên trong giấc mơ phủ định
con đường đó :
Rĩ rằng : Nhân qủa dở dang
Đã toan trốn nợ đoạn tràng được sao, Số còn nặng kiếp má đào,
Người dù muốn quyết, trời nào đã cho ! Hãy xin hết kiếp liễu bồ.
Sông Tiền Đường sẽ hẹn hò về sau" (câu 995-1000).
Và giải pháp còn lại là liều và buông xuôi :
Cũng liều nhắm mắt đưa chân,
Mà xem con Tạo xoay vần đến đâu" (câu 2163-2164). Nét độc đáo của Nguyễn Du, là ngoài tự mãn và buông xuôi vô vọng, còn thấy hé lộ chân trời của niềm tin và hy vọng. Ở đây, trong con đường lưu lạc của con người tại thế, có hai đối lực chi phối tạo nên cuộc chiến.
Một là âm vọng của niềm tin và hy vọng :
Sông Tiền Đường sẽ hò hẹn về sau.
Và mặt kia là buông xuôi, quên lãng hoặc thách thức :
Cũng liều.... mà xem....
Chung đụng của hai lực nầy đẫn đến câu hỏi quyết liệt mà M. Heidegger đã dùng đến kết thúc tác phẩm
chính yếu của M. Heidegger, "Hữu thể và thời gian": Có một con đường nào dẫn đưa thời gian nguyên
sơ (có thể hiểu là nghiệp con người tại thế) vào nghĩa
của hữu thể ? Thời gian có phải tự mình khai mở ra như chân trời của hữu thể không ? 52.