M HEIDEGGER, Sđd., tr 24.

Một phần của tài liệu Ý Nghĩa Văn Hóa Truyện Kiều (Trang 61 - 65)

- Nó đi vào thân phận tự do kinh hoàng của con người theo lối nhìn của Dostoievski, qua một lăng kính tinh

39 M HEIDEGGER, Sđd., tr 24.

inquietum". Dục của con mắt gợi lên con mắt mở rộng

ra ham muốn thấy cho hết mọi vật xuất lộ ra trước mắt,

và đối lực kia là Tâm ẩn kín bất an đang khát khao một nơi cư ngụ thật cho con người. Nơi cư ngụ đó chưa phải

bây giờ và ở đây.

Bây giờ và ở đây là thực tại ập đến với con người.

Nhưng do đâu thực tại bây đây đi vào tương quan với chân tính con người ?

Ngay từ bước khởi đầu, để diễn tả thực trạng bên ngoài, Nguyễn Du cũng không nói đến vũ trụ của thiên nhiên sỏi đá, cỏ cây...nhưng tác giả đi ngay vào cõi người ta. Mới đọc qua mấy vần thơ dẫn nhập của thân bài là truyện Kiều :

Rằng năm gia tĩnh triều Minh

Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng (câu 9-10).

ta tưởng như đọc những trang sách mô tả cảnh hòa bình, hồn nhiên vô tội của thời ấu thơ nơi J. J. Rousseau, từng gây ảnh hưởng trên tư tưởng nhân bản triết học ngày nay.

Xã hội an bình, gia đình trai gái đầy đủ, có tài có sắc...hình ảnh tượng trưng của một thiên đàng trần thế theo tâm thức của người trong truyện. Ở đây Nguyễn Du không dùng lối diễn tả trực tiếp để minh định ngay từ đầu cốt lõi nội dung của chủ đề như Ôn Như Hầu :

Thảo nào khi mới chôn nhau

Đã mang tiếng khóc bưng đầu mà ra (CONK, 55-56)

nhưng tuần tự mô tả diễn tiến của tư tưởng. Hình ảnh an bình bên ngoài nầy khác với thuở vàng son của J. J. Rousseau. J. J. Rousseau mô tả sự kiện thủa ấu thơ như mẫu mực khách quan của xã hội con người. Theo Rousseau, bước đi xã hội tương lai sẽ phải lấy mẫu mực khách quan thời thơ ấu nầy để đối chiếu và điều chỉnh.

Đạo Đức kinh và ngay trong Tân ước cũng nói đến

việc "hoàn đồng", trở thành như bé thơ ; nhưng trong cả hai tác phẩm sau nầy, hoàn đồng chỉ là lối nói tượng

trưng về tâm tình vô chấp và tin tưởng, phó thác vào

chân tính.

Nơi Nguyễn Du, tình trạng an bình nầy lại mang một đặc điểm khác nữa. Nó nằm trong tiến trình của tư tưởng hướng về chân tính. Thực tại bên ngoài, ở đây

được gợi lên như một cảnh "thanh bình" dựa trên một

hình ảnh xã hội tối ưu ; nhưng trong sự thật gọi là khách quan, dù có chiến tranh, tai ương hay gì đi nữa, thì tự nó

cũng "thanh bình" theo nghĩa là chưa đi vào cái khổ

thật của nhân tính. Trong câu truyện về cuộc đời của Tất Đạt Đa, giai đoạn đầu lúc Ngài còn là hoàng tử trong cung ăn khớp với hoàn cảnh thực tại bên ngoài của Kiều. Và trong câu truyện của Thánh kinh Cựu ước, khi Abram lắng nghe được lời trên cao để lìa quê và sống cuộc đời

xa xứ, ta biết rằng trước đó ông ta đang "an bình" trong

quê cũ của mình ; sau nầy ông sẽ chấp nhận thân phận bất an của kẻ xa quê hương (xem Sáng thế 12,1). Nhưng "an bình" theo nghĩa nầy không có nghĩa là một cảnh thiên đàng trần thế theo nghĩa khách quan.

Khác biệt thứ hai khi đối chiếu với cảnh "an bình"

khách quan của J. J. Rousseau, là trong hoàn cảnh bên ngoài được xem là tốt đẹp đó, từ bên trong đã (một âm vang

của "Mệnh"), âm vang làm rối loạn trật tự "an bình" cũ,

Nguyễn Du gọi là :

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân (câu 34).

Tư tưởng khác với nhận thức khách quan ở điểm

chính yếu nầy. "Cái vui hiểu biết" khách quan (tựa đề một

tác phẩm của Nietzsche) tự nó không phải là tư tưởng, nó là sự mở ra với sự vật và dừng lại ở thế giới sự vật. Tư tưởng thật sự gắn liền với tra vấn về chân tính con người

phát xuất từ giây phút lắng nghe được một âm vang "não

nhân" nằm trong thế giới bên ngoài đến với con người,

hoặc đúng hơn là xuyên qua thế giới bên ngoài nầy.

Chính "âm vang" nầy một mặt là sức mạnh đưa con người ra khỏi "hoàng cung an bình cũ", mặt khác lại mở ra nhận thức về "cõi người ta", tách rời hay siêu việt lên thế giới "cái gì". Nhưng chữ Tài và chữ Mệnh ở đọan văn nầy được nêu lên ở thế thụ động như một tiềm năng mà thôi. Danh từ chuyên môn triết học gọi là khả tính của

phận làm người tại thế.

Nên, thế giới của "muôn sự" trong cõi người ta luôn

gợi lên ưu tư về nơi cư ngụ của nhân tính ; ưu tư đó khác với thái độ dửng dưng, khách quan trong trật tự của nhận thức các đối vật, thế giới của những cái gì.

Tác động của chữ Tài và chữ Mệnh từ thân phận làm người của Kiều

Một ngày của kiếp con người

Đoạn văn kế tiếp mô tả hai sự kiện : ngày hội Đạp Thanh và cuộc gặp gỡ giữa Kiều và Đạm Tiên.

Tác giả vận dụng kỷ thuật văn chương để diễn tả hai khung cảnh có thời gian - không gian bên ngoài khác nhau :

- Ngày hội là cảnh ngày gắn liền với ánh sáng rực rỡ của Mặt trời. Không gian là sân khấu của các niềm vui chung đụng, dù có cảnh buồn của lễ Tảo

mộ, dù có "thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay". Ở

cảnh ngày nầy có sự tập họp của nhiều thành tố, thiên nhiên, đoàn lũ, vật dụng như ngựa xe...xa gần, sống chết..., nhưng trong giòng nước dập dìu, nô

- Thế giới gặp gỡ có thời gian tượng trưng là buổi

tàn của ngày "chiều chiều bóng ngã về Tây". Không gian là con đường về nhỏ hẹp "ngọn tiểu

khê..., nhịp cầu nho nhỏ..., nấm mồ, ngọn cỏ" với

những nét riêng biệt của mỗi vật thể. Không gian của con người không phải là sự chung đụng, tập

họp, nhưng mỗi người như cách biệt nhau : "chị em

thơ thẩn dan tay ra về". Giới hạn hay khoảng cách

không gian của sự vật lại đi kèm với cảm xúc về

một sự gần giũi ẩn kín của một ai. Trong cảnh nao

nao, buồn đó (Mà sao hương khói vắng tanh thế mà ! - câu

Một phần của tài liệu Ý Nghĩa Văn Hóa Truyện Kiều (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)