Sđd Chương 55.

Một phần của tài liệu Ý Nghĩa Văn Hóa Truyện Kiều (Trang 104 - 108)

- Tôi gặp được người khác, nhưng cùng nhân tính như tôi, từ đó có thể nhận ra và gọi người đối diện

58 Sđd Chương 55.

Ở phần đầu đoạn nầy tác giả Đoạn Trường Tân

Thanh mở ra một chân trời mới:

Nạn xưa, trút sạch làu làu. (câu 2737)

Trút sạch nạn xưa, khi chết đi toàn bộ con người cũ của Tài.

Ai có thể làm cho con người cũ của Kiều chết đi? Ai có thể ra tay cứu độ đưa nàng Kiều đó vào chân trời

mới?

Ở đây Đoạn Trường Tân Thanh làm nổi bật hai yếu

tố kết hợp với nhau để sự cứu độ được thực hiện. Theo lời của Sư Tam Hợp giải thích thì:

Sư rằng: "Phúc hoạ đạo trời,

Cỗi nguồn, cũng ở lòng người mà ra. Có trời mà cũng tại ta.

Tu là cõi phúc tình là giây oan" (câu 2655-2658).

Phúc, họa nghĩa là những sự kiện xảy ra khác nhau

tùy cách đánh giá của con người là phúc hay hoạ, nhưng mọi sự xảy ra là việc của Trời.

Cỗi nguồn ở lòng người : chân tính dù ẩn dấu, được

hay mất, lệ thuộc vào trách nhiệm con người có thể đón

nhận như là một hồng ân hay từ khước : con đường tu

hoặc có thể mãi sai lạc.

Câu tiếp cũng nói đến trách nhiệm con người. Câu nầy ở trong một trật tự khác với câu nói của Kim Trọng

trước đây : "Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều".

Kim Trọng nói theo nội dung cầu may dựa vào kinh nghiệm thường nghiệm, tiên kiến Trời là bộ máy mù quáng quay theo định luật nhân quả, còn nhân định là dự kiến phát xuất từ ý muốn con người. Ta sẽ chỉ thấy được sự khác biệt rõ hơn trong đoạn tiếp.

Tu theo nghĩa ở đây không phải đi vào chùa, mặc áo cà sa (Kiều đã thất bại trong việc tìm kiếm nầy), nhưng nghĩa

thực của nó là gìn giữ chân tính của mình. Đó là trách nhiệm của con người, chứ không phải tu là tìm một giải pháp thoát nạn theo ý mình.

Vì thế con đường trở lại chân tính gọi là phúc. Và tình ở đây theo nghĩa là Tài, không phải là sức cảm nhận hay hướng về một ai trong chân tính của người đó.

Ở một đoạn khác, lời của bà Tam Hợp đạo cô, lại nói rõ hơn :

Thủa công đức ấy ai bằng ?

Túc khiên đã rửa lâng lâng sạch rồi (câu 2687-2688).

Trong cuộc chiến của Tài - Mệnh, Kiều chông chênh có khi như buông xuôi theo Tài, có lúc biết lắng nghe lời Mệnh. Nhưng trong hoàn cảnh tại thế, mức độ

đó đã là một công đức, dù nhìn từ yêu sách tuyệt đối thì không có nghĩa gì. Hàm ngụ nơi đây như có lòng Từ Tâm của trời. Nhưng kỳ cùng câu cuối của Đạo cô Tam Hợp lại mở ra một phán quyết có tính cách dứt khoát phát xuất từ trực giác của niềm tin và hy vọng :

Duyên ta mà cũng phúc Trời chi không ! (câu 2694).

Cứu độ là duyên đến cho ta và cũng phải hiểu là

phúc từ Trời. Nhưng muốn phúc đó đến Giác Duyên phải

ra tay thả bè ; con người cần cả người khác tiếp tay để hoàn thành việc của Trời thực hiện cho mình :

Giác Duyên dù nhớ nghĩa nhau

Tiền đường thả một bè lau rước người. (câu 2691- 2692).

Martin Heidegger trong tác phẩm chính "Hữu thể và

thời gian", đã chấm dứt đoạn đường tư tưởng của mình

nơi lời tra vấn sự hiện hữu hay không của con đường dẫn thân phận con người tại thế (hay thời gian nguyên thuỷ) đến nghĩa của hữu thể (hay Chân tính). Và tiếp đó,

trong câu cuối tác phẩm nầy, lại mở ra một tâm thức khắc khoải có tính cách nền tảng, trường kỳ của tư tưởng : Thời gian nói chung có phải là chốn Chân tính mở ra cho con người hay không ? Câu hỏi nầy không phải là sự nghi ngờ, dè dặt cần thiết, một tiến trình chuẩn bị để đi vào sự xác quyết không dè dặt về nền tảng của Chân tính trong khả năng của "tôi suy tư" làm khởi điểm mở ra vận hành nhận thức các sự vật trong hệ thống triết học Descartes, vị thầy của Thời đại tân kỳ đi kèm với các nền nhân bản đang phổ biến. Câu hỏi của Heidegger ở cuối tác phẩm của mình có thể ví như nỗi

khắc khoải của Kiều khi Từ Hải đã chết do chính nàng :

Tôi khao khát chân tính, nhưng thân phận tại thế của tôi trong lịch sử đã đến cùng đường, có chăng con đường nào khác đưa thân phận tại thế nầy đến với chân tính ?

Đoạn-Trường Tân-thanh mở ra chân trời của niềm

hy vọng : Chân trời đó không phải một cõi khác theo nghĩa của hiện hữu sự vật (ordre ontique), nhưng một cõi

khác trong các mối tương quan làm nên chân tính con người (ordre ontologique). Cõi mới nầy là các mối tương quan tìm lại chân tính mình làm phát sinh một niềm vui

mới. Cũng Kim Trọng, cũng Kiều, cũng bản đàn Kiều vổ, nhưng, Kim Trọng xưa xuất hiện với nhạc vàng và niềm

vui không phát ra từ chân tính, nay chàng xuất hiện trong chân trời mới được nhìn từ Tâm của chàng :

Chàng rằng : Phổ ấy tay nào ? Xưa sao sầu thảm, nay sao vui vầy ? Tẻ vui bởi tại lòng nầy,

Hay là khổ tận, đến ngày cam lai ? (câu 3207-3210).

Nên Thiên-đàng, Niết-bàn không phải nơi nào sau, trên hay dưới theo trật tự của sự vật, nhưng là tương quan chân thật giữa người với người, giữa người với Trời, giữa

người với thế giới chung quanh, trong cuộc sống thường nhật của mình.

Nhưng tương quan chân thật đó mãi vẫn còn là cõi chung mãn của niềm hy vọng trước những nguy cơ của Tài và Mệnh đang tương tranh trong thân phận con người

tại thế ; và câu hỏi rốt ráo hàm ngụ ở đây là : Duyên nào

nữa cho phép tôi vĩnh viễn chết đi con người cũ để vĩnh viễn cư ngụ trong nhà chân tính, quê thật của con người tôi ?

Một phần của tài liệu Ý Nghĩa Văn Hóa Truyện Kiều (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)