Xem M Heidegger, Chemins qui ne mènent nulle part-Gallimard,

Một phần của tài liệu Ý Nghĩa Văn Hóa Truyện Kiều (Trang 142 - 147)

- Tôi gặp được người khác, nhưng cùng nhân tính như tôi, từ đó có thể nhận ra và gọi người đối diện

73 Xem M Heidegger, Chemins qui ne mènent nulle part-Gallimard,

kỷ thuật truyền thông điện tử...nhưng tất cả không giải thích được tại sao giữa ngày hội Đạp Thanh, muôn người

chen chúc, Kiều lại không thấy bóng dáng một ai để

tương giao ; và tại sao gần đến như vợ chồng, cùng giường mà xa cách vì khác mộng !

Gioan, một trong những nhà chép Kinh Thánh Tân

ước đã nói về hư vô như sau :

Họ đã ra đi, lên thuyền ; đêm đó, họ đã không bắt được gì74.

Họ không bắt được gì, vì toàn bộ nỗ lực của họ

nằm ở trong khung của đêm đó. Toàn bộ có-không được

Parménide cho là đã sáng tỏ trong cảnh ngày hoàn toàn khai mở : Người-Trời- Đất đã được đồng nhất hoá. Nhưng ngày đó là đêm cho chân tính, vì chân tính không

là cái gì tự đứng một mình, dù là Trời, người hay Đất -

Mà chân tính là tương quan, là sự sống đặc loại của con người.

Trở lại với lối đặt vấn đề tư tưởng của Đoạn

Trường Tân Thanh.

Thắc mắc nguyên ủy nêu lên trong phần dẫn nhập phát xuất không phải là ưu tư về sự hiểu biết bản chất của

một cái gì ; nhưng từ đầu, khung của tư tưởng là "cõi

người ta" của ai và những ai. Chữ ai gói gọn chân tính

con người tại thế ngỡ ngàng về thân trạng mình, được đặt thành vấn nạn trong mối xung khắc tài-mệnh dấy lên

trong mình, làm con người đau khổ, nhưng không biết do từ đâu đến. Con người đã nghe lời chất vấn gián tiếp qua

Mệnh để thấy được rằng quê thật hay chân tính của mình

là một tương quan ; nhưng thực trạng của thân phận tại

thế của mình lại chìm vào "ngày của Tài", mà toàn bộ

không có đường mở ra. Con đường duy nhất mở ra không

phải do tự nơi Tài, vốn là ngã chấp luôn cố thủ đóng kín

mình lại trong giấc mơ đầy an bình của riêng mình.

Nhưng Mệnh là lời quấy rầy đến từ Chân tính, phủ định toàn bộ hư vô nơi Tài. Sự xung khắc khởi đầu cho thắc

mắc về Chân tính, hay còn gọi là khởi đầu của tư tưởng, không liên quan gì đến xung khắc có-không, tinh thần- vật chất theo biện chứng pháp của Hegel - là xung khắc

giữa hai đối cực trong khuôn khổ của Tài. Xung khắc

Tài-Mệnh là cuộc vật lộn giữa nghiệp chướng đồng-nhất-

hoá do ý chí quyền lực của ngã cô đơn, và chân tính thúc

bách một sự mở ra để có tương quan ; giữa trật tự của các

cái gì và cõi người ta.

Nếu nền móng cho tư tưởng triết học truyền thống là nguyên tắc đồng nhất, hay đúng hơn là hành vi đồng nhất hoá (indentification), thì trong thân phận con người tại thế tư tưởng chỉ xuất hiện khi có lời chất vấn của chân tính, ta có thể nói là âm vọng của Đại-ký-ức, đến với con người, làm con người thấy hụt chân, hay thiếu vắng tương quan làm nền cho thân trạng của mình. Cảm thức thiếu vắng nầy, về phía con người, là điều kiện tiên quyết

của tư tưởng. Cảm thức thiếu nền lại là nền cho tư tưởng.

Ngôn ngữ tôn giáo gọi là lòng khiêm hạ, hay tinh thần nghèo (tâm hư = lòng trống rỗng).

"Phúc cho những kẻ nghèo trong thần trí" 75.Tư tưởng phát xuất từ cảm thức thiếu vắng, hàm ngụ niềm tin hay hy vọng Thời Chung Mãn trong đó Trời-Người sẽ nối kết. Bao lâu thân phận con người còn tại thế, chân tính của nó gắn liền với hữu hạn tính của "Thời tại thế nầy", được cảm nhận như cơn khát hay khổ căn nguyên làm sức mạnh đẩy con người vươn tới Thời Chung Mãn,

vươn mãi lên đến tương giao Thái Hoà. Tương quan Trời-Người trong chánh nghiệp của con người có thân là khổ cứu độ, vọng lên từ "lòng ta", lòng của bất cứ ai là người.

Thiện căn ở tại lòng ta

Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài.

Thiện căn là Chân tính, và nay là Phúc thật cho

những ai lìa quê an bình giả tạo của Tài, để làm người lữ

hành trên bước đường đầy thách đố của Đạo Tâm.

Nhưng, Duyên nào đây sẽ đưa người lữ hành trên bước đường lưu lạc, xa quê đến bến bờ thời chung mãn ?

Một phần của tài liệu Ý Nghĩa Văn Hóa Truyện Kiều (Trang 142 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)