Xem Nguyễn Đăng Trúc, Văn Hiến, Nền tảng của Minh triết, Định

Một phần của tài liệu Ý Nghĩa Văn Hóa Truyện Kiều (Trang 130 - 137)

- Tôi gặp được người khác, nhưng cùng nhân tính như tôi, từ đó có thể nhận ra và gọi người đối diện

67 Xem Nguyễn Đăng Trúc, Văn Hiến, Nền tảng của Minh triết, Định

Đạo Tâm không nhân bản hay thần bản, nhưng là

sự cảnh giác để Nhân-Thần gặp gỡ trong "cõi người ta". Và cuối cùng nếu đối chiếu với câu truyện Kiều, thì Tâm là Giác duyên, ơn cứu độ của Trời đến với con người để chấm dứt con đường của "Tài" và mở ra Trời

mới-Đất mới của Thiện Căn ; chốn cư ngụ của Thần Thánh. Tâm theo nghĩa nầy đúng là trăm ngàn lần hơn (= bằng ba) những gì tài trí con người có thể tạo ra.

Câu kết nghịch thường

Lời quê, chắp nhặt, dông dài,

Mua vui cũng được một vài trống canh (câu 3253-

3254).

Đây là hai câu ngắn gọn Nguyễn Du sử dụng để kết

luận toàn bộ tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh ; kết

luận đó cũng là lời tự đánh giá về tài năng văn chương cũng như nỗ lực xây dựng tư tưởng của mình.

Hai câu thơ phản ảnh những gì tiêu cực, tệ hại nhất mà bất cứ nhà phê bình nào cũng có thể dùng một trong các cụm chữ đó để loại bỏ giá trị của một bản văn :

Lời quê : hình thức văn chương cục mịch, thô thiển. Chắp nhặt : ý tưởng rời rạc, thiếu mạch lạc.

Dông dài : lối diễn tả vụng về, nhàm chán. Mua vui : sử dụng để làm trò hề cho thiên hạ. Cũng được một vài trống canh : chữ cũng được nói

lên giá trị không cần thiết, ngay cả trong việc mua vui. Trống canh vừa có nghĩa là khoảnh khắc ngắn, trong đêm hàm ngụ rằng không có giá trị sinh hoạt cho cuộc sống (= ban ngày), vừa gợi lên những trò giải trí phù du của lớp người được đánh giá là xướng ca vô loại.

Nói tóm lại, Đoạn Trường Tân Thanh được tác giả

tự đánh giá là không có giá trị gì tích cực cả !

Phải chăng lối tự phủ nhận nầy là một lớp bùn giả tạo tác giả tự trét vào mặt mình để đánh lạc hướng con mắt xoi mói của vua quan nhà Nguyễn, hầu tránh tai họa cho sinh mạng và sự nghiệp của tác giả ?

Từ chính những gì đã viết ra trong bản văn nầy, chúng ta có một số yếu tố để thấy thắc mắc trên có thể được nêu lên.

Trước hết, nhìn dưới khía cạnh xã hội, chính trị thì vai trò Từ Hải, một nhân vật tự xưng hùng, xưng bá nghịch lại với triều đình, đã được mô tả một cách tích cực như một nhân vật hào hiệp, mà Kiều thuận tình yêu thương và cảm mến. Bên cạnh đó là những người đại diện cho quyền lực chính thức đương thời là Hồ Tôn Hiến, Thổ quan, những nhân vật trí trá, vô tâm hèn nhát và ngu si.

Nhưng các yếu tố nầy đã có trong bản gốc từ tiếng Trung Hoa, hơn thế nữa việc thẩm định thái độ khe khắt của vua quan Nhà Nguyễn đến mức nào từ phía tác giả cũng như về phía các nhà sử học còn là những xác xuất. Nên nếu đó là một lý do buộc Nguyễn Du phải gượng gạo thêm hai câu cuối nầy vào tác phẩm của mình, thì không phải là không có căn cứ nhưng chúng ta sẽ thấy còn nhiều yếu tố khác nữa.

Nhìn từ những câu thơ viết ra trong tác phẩm nầy liên quan đến hai câu thơ cuối, ta lại có một chứng lý khác. Trong cuộc gặp gỡ trong đêm với Kim Trọng, sau

khi được Kim Trọng ca tụng về bốn câu thơ Kiều phẩm đề trên bức họa treo ở nhà chàng, Kiều tâm sự :

Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn, Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay ? Nhớ từ năm hãy thơ ngây.

Có người tưởng sẽ đoán ngay một lời. Anh hoa phát tiết ra ngoài,

Nghìn thu bạc mệnh, một đời tài hoa. (câu 411-416).

Nếu mượn lấy nhân vật Kiều trong hoàn cảnh nầy

để diễn tả tâm sự của mình, thì Nguyễn Du chắc hẳn cho

rằng Đoạn Trường Tân Thanh đúng là nét tinh hoa do tài

năng xuất chúng của ông đã được ông thực hiện. Nhưng trong tương quan nhân quả má đào - mệnh bạc, "anh hoa" đã phát tiết ra ngoài thì hẳn phải gặp nghiệp chướng hoặc cho sinh mệnh ông, hoặc cho số phận bèo bọt của tác phẩm, ông mạnh dạn đi bước trước tự hủy công trình của mình, hoặc giả phá được nghiệp chướng chăng ? Nhưng bên ngoài những viện dẫn lý do có tính cách tâm lý và xã hội, chúng ta thử đi vào chính sự nhất quán tư tưởng của

toàn tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh mà chúng ta đã

phân tích, để mở ra những lời giải thích khác.

Trước hết là khung cảnh của nền văn hoá Á Đông mà Nguyễn Du chịu ảnh hưởng và phản ảnh ra trong hai câu thơ nầy.

Khung cảnh văn hoá đó yêu sách một thái độ khiêm nhu nơi kẻ sĩ, cũng như đánh giá như lời văn, chữ viết chỉ là một phương tiện bất đắc dĩ so với sự sinh hoạt phong phú của Đạo trong cuộc sống con người.

Thái độ khiêm nhu có khi trở thành một qui ước xã hội, và được sử dụng như một lối đề cao mình một cách giả tạo. Nhưng dù nó có bị méo mó đến đâu, thì cá nhân liên hệ hay xã hội cũng đã cảm nhận thái độ đó như một yêu sách. Khiêm nhu được xem là một thái độ đạo đức của kẻ sĩ, vì đằng sau thái độ nầy là sự chân nhận thân phận hữu hạn của con người trước chân lý mà không ai là sở hữu. Con người có thể tìm hay gặp Chân lý, chứ chưa ai là Chân lý hay tạo ra Chân lý cả. Khổng Tử đã

truyền đạt lại Chân lý vốn từ Đại-ký-ức, Phật đã gặp Chân lý mà không gọi tên được; Lão dứt khoát phân biệt Đạo do bất cứ ai bày ra như con đường nhân vi giả ảo và Đạo thường vốn vi diệu, nên đã từng nói:

Nên, thánh nhân làm Mà không ỷ vào mình, Xong việc thì không ở lại,

Không muốn ai thấy hiền đức của mình 68.

Trong trường hợp nầy của Nguyễn Du, sau phần Tổng luận nghiêm túc, trang trọng tưởng chừng như khuôn vàng thước ngọc mà tài năng ông có thể tạo nên được, thì tác giả cảnh tỉnh người đọc và cho chính cả tác giả.

Đây là Con Đường mà tác giả đã gặp ; nhưng lối diễn tả do tài của tác giả về Con Đường nầy, đúng như thằng hề nhảy múa trước ngai vua, có một sự cách xa

diệu vợi giữa Tâm và Tài, giữa sự linh hoạt cao cả của

Thiện căn và toàn bộ nổ lực văn chương mà tác giả dày công sáng tác. Hơn thế nữa, duyên của tác giả ngộ được Thiện Căn đến mức đó, nhưng so với chân tính của Đạo thì Con Đường còn tinh tế hơn trăm ngàn lần ; và ngoài ra còn phải chân nhận những duyên khác đến với vô số con người trong cõi người ta.

Nên nếu đối chiếu với câu "Có tài mà cậy chi tài !" trong phần đi trước, cũng như toàn câu truyện của Kiều

phải chết cả thế giới tài của mình để đến bên lề đạo Tâm, thì ta thấy lời tự phê của Nguyễn Du đối với tác phẩm của mình, không phải phần thêm vào một cách gượng gạo, nhưng đúng là lối dẫn nhập cho người đọc trước khi

68 Đạo Đức Kinh, Thị dĩ thánh nhân ; vi nhi bất thị, công thành nhi bất

đi vào chủ tâm chính của tác giả : là tra vấn về chân tính con người tại thế, luôn vi diệu và luôn mãi làm mọi người thắc mắc.

Và điểm đặc biệt hơn cả, hai câu nầy giúp chúng ta thấy được cái khác biệt sâu xa nhất giữa giấc mơ đồng nhất hoá con người với Chân tính của Parménide đã khai mở nền hữu thể học của Truyền thống Triết học, và cảm thức chân thành về hữu hạn tính của con người tại thế thuộc cõi người ta.

Một phần của tài liệu Ý Nghĩa Văn Hóa Truyện Kiều (Trang 130 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)