GIÁO SƯ ĐẶNG VĂN NGỮ Giáo sư Đặng Văn

Một phần của tài liệu Truyện đọc lịch sử Việt Nam (Tập 3): Phần 2 (Trang 39 - 43)

Giáo sư Đặng Văn

Ngữ sinh ngày 4 tháng 4 năm 1910, quê ở làng An Cựu, ngoại thành kinh đô Huế. Ông tốt nghiệp bác sĩ y khoa năm 1937, tại trường Đại học Y khoa Hà Nội. Sau đó, ông làm trợ lý cho giáo sư bác sĩ

người Pháp Henry Galliard chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y khoa Đông Dương (tiền thân của trường Đại học Y Hà Nội). Năm 1942, ông là trưởng Labo (phòng thí nghiệm) Ký sinh trùng và ông đã hoàn thành 19 công trình nghiên cứu khoa học GS Đặng Văn Ngữ nổi tiếng. Năm 1943 ông đi du học tại Nhật Bản. Năm 1945, ông là Hội trưởng hội Việt kiều yêu nước tại Nhật Bản. Năm 1949, ông về nước tham gia kháng chiến chống Pháp, trở thành

giảng viên Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y khoa tại Chiêm Hóa. Trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc, ông đã nghiên cứu thành công cách sản xuất ra thuốc Penicillin, loại thuốc kháng sinh này đã góp phần rất lớn trong điều trị chống nhiễm khuẩn cho thương binh và nhân dân trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Sau khi hòa bình lập lại, Giáo sư Đặng Văn Ngữ là người xây dụng ngành Ký sinh trùng Việt Nam, từ đào tạo cán bộ đến xây dựng các mạng lưới có hệ thống. Năm 1957, ông sáng lập Viện sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng. Là Chủ nhiệm Chương trình tiêu diệt bệnh sốt rét ở miền Bắc, ông là một trong số ít người thời đó có ý tưởng sản xuất văcxin phòng chống sốt rét. Ông lãnh đạo bộ môn Ký sinh trùng, tổ Côn trùng của Viện nghiên cứu và ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước trong suốt 10 năm liền. Kết quả nghiên cứu miệt mài của ông và cộng sự đã được công bố ừong tuyển tập “75 năm ngành Kỷ sinh trừng học ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” (1965).

Sống trong một đất nước nhiệt đới, nóng ẩm nên hằng năm không biết bao người đã chết về bệnh sốt rét. Điều này đã làm ông - một nhà ký sinh trùng hàng đầu của Việt Nam phải day

GIÁO SƯ ĐẶNG VĂN NGỮ Giáo sư Đặng Văn Giáo sư Đặng Văn

Ngữ sinh ngày 4 tháng 4 năm 1910, quê ở làng An Cựu, ngoại thành kinh đô Huế. Ông tốt nghiệp bác sĩ y khoa năm 1937, tại trường Đại học Y khoa Hà Nội. Sau đó, ông làm trợ lý cho giáo sư bác sĩ

người Pháp Henry Galliard chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y khoa Đông Dương (tiền thân của trường Đại học Y Hà Nội). Năm 1942, ông là trưởng Labo (phòng thí nghiệm) Ký sinh trùng và ông đã hoàn thành 19 công trình nghiên cứu khoa học GS Đặng Văn Ngữ nổi tiếng. Năm 1943 ông đi du học tại Nhật Bản. Năm 1945, ông là Hội trưởng hội Việt kiều yêu nước tại Nhật Bản. Năm 1949, ông về nước tham gia kháng chiến chống Pháp, trở thành

giảng viên Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y khoa tại Chiêm Hóa. Trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc, ông đã nghiên cứu thành công cách sản xuất ra thuốc Penicillin, loại thuốc kháng sinh này đã góp phần rất lớn trong điều trị chống nhiễm khuẩn cho thương binh và nhân dân trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Sau khi hòa bình lập lại, Giáo sư Đặng Văn Ngữ là người xây dụng ngành Ký sinh trùng Việt Nam, từ đào tạo cán bộ đến xây dựng các mạng lưới có hệ thống. Năm 1957, ông sáng lập Viện sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng. Là Chủ nhiệm Chương trình tiêu diệt bệnh sốt rét ở miền Bắc, ông là một trong số ít người thời đó có ý tưởng sản xuất văcxin phòng chống sốt rét. Ông lãnh đạo bộ môn Ký sinh trùng, tổ Côn trùng của Viện nghiên cứu và ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước trong suốt 10 năm liền. Kết quả nghiên cứu miệt mài của ông và cộng sự đã được công bố ừong tuyển tập “75 năm ngành Kỷ sinh trừng học ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” (1965).

Sống trong một đất nước nhiệt đới, nóng ẩm nên hằng năm không biết bao người đã chết về bệnh sốt rét. Điều này đã làm ông - một nhà ký sinh trùng hàng đầu của Việt Nam phải day

dứt. Ông nghĩ: “Nếu ta làm tốt sẽ không chỉ giúp một người, một vài người mà là hàng trăm người, hàng ngàn, hàng triệu người thoát khỏi lưỡi hái tử thần của bệnh sốt rét”. Ông không cho phép mình đầu hàng, không cho phép mình được nghỉ ngơi. Ỏng lao vào nghiên cứu về ký sinh trùng sốt rét. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nghiên cứu trên các vùng, miền đang bị các ký sinh trùng sốt rét hoành hành.

GS Đặng Văn Ngữ cùng các đồng nghiệp và học trò đã đến nhiều địa phương, mang theo kính hiển vi, bình bơm, túi thuốc, hoá chất... với phương tiện chủ yếu là đôi chân. Năm 1964, ông đã tìm ra muỗi Aminemis - thủ phạm chính gây ra bệnh sốt rét và triển khai các phương pháp phòng, diệt. Tại Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh..., các phương pháp diệt muỗi phòng dịch sốt rét, phun DDT, hun khói 10 loại thảo mộc cũng đã được ông và đồng sự thử nghiệm và triển khai thành công.

Ông nhanh chóng nhận ra rằng, nếu không ngăn chặn bệnh sốt rét từ bên kia vĩ tuyến 17 thì không thể phát huy được thành quả của công cuộc chống sốt rét tại miền Bắc. Lần này, nhà khoa học cùng một số học trò - đồng sự “đi B” với mục đích hạn chế sự hoành hành của dịch sốt rét đang phổ biến trên các chiến trường Trung bộ và Nam bộ, giảm thiểu tổn thất về sức

khỏe và sinh mạng vì bệnh sốt rét cho bộ đội và thanh niên xung phong; trước mắt, nghiên cứu phòng chống sốt rét tại chỗ, tìm hiểu khả năng sản xuất văcxin chống căn bệnh quái ác này. Theo hồi ký của con trai ông thì trong chuyến đi này, ông cũng có ý định muốn về thăm người mẹ già kính yêu của mình sau bao năm xa cách mà lúc này tuổi đã cao và sức cũng đã yếu. Nhưng thật không ngờ, chuyến vượt Trường Sơn lần ấy lại là hành trình cuối cùng của nhà giáo, nhà khoa học yêu nước Đặng Văn Ngữ.

Chiều ngày 1-4-1967, GS Đặng Văn Ngữ hy sinh sau một loạt bom B52 rải thảm của máy bay Mỹ ném xuống chiến trường Thừa Thiên - Huế, quê hương ông. Thi hài ông được an táng tại nghĩa trang liệt sĩ xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên và sau này, gia đình đã chuyển ông về an nghỉ ở nghĩa trang họ Đặng trên núi Ngự Bình - Huế.

Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã được Nhà nước truy phong danh hiệu Anh hùng Lao động, truy tặng Giai thưởng Hồ Chí Minh đợt I về lĩnh vực Y học.

dứt. Ông nghĩ: “Nếu ta làm tốt sẽ không chỉ giúp một người, một vài người mà là hàng trăm người, hàng ngàn, hàng triệu người thoát khỏi lưỡi hái tử thần của bệnh sốt rét”. Ông không cho phép mình đầu hàng, không cho phép mình được nghỉ ngơi. Ỏng lao vào nghiên cứu về ký sinh trùng sốt rét. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nghiên cứu trên các vùng, miền đang bị các ký sinh trùng sốt rét hoành hành.

GS Đặng Văn Ngữ cùng các đồng nghiệp và học trò đã đến nhiều địa phương, mang theo kính hiển vi, bình bơm, túi thuốc, hoá chất... với phương tiện chủ yếu là đôi chân. Năm 1964, ông đã tìm ra muỗi Aminemis - thủ phạm chính gây ra bệnh sốt rét và triển khai các phương pháp phòng, diệt. Tại Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh..., các phương pháp diệt muỗi phòng dịch sốt rét, phun DDT, hun khói 10 loại thảo mộc cũng đã được ông và đồng sự thử nghiệm và triển khai thành công.

Ông nhanh chóng nhận ra rằng, nếu không ngăn chặn bệnh sốt rét từ bên kia vĩ tuyến 17 thì không thể phát huy được thành quả của công cuộc chống sốt rét tại miền Bắc. Lần này, nhà khoa học cùng một số học trò - đồng sự “đi B” với mục đích hạn chế sự hoành hành của dịch sốt rét đang phổ biến trên các chiến trường Trung bộ và Nam bộ, giảm thiểu tổn thất về sức

khỏe và sinh mạng vì bệnh sốt rét cho bộ đội và thanh niên xung phong; trước mắt, nghiên cứu phòng chống sốt rét tại chỗ, tìm hiểu khả năng sản xuất văcxin chống căn bệnh quái ác này. Theo hồi ký của con trai ông thì trong chuyến đi này, ông cũng có ý định muốn về thăm người mẹ già kính yêu của mình sau bao năm xa cách mà lúc này tuổi đã cao và sức cũng đã yếu. Nhưng thật không ngờ, chuyến vượt Trường Sơn lần ấy lại là hành trình cuối cùng của nhà giáo, nhà khoa học yêu nước Đặng Văn Ngữ.

Chiều ngày 1-4-1967, GS Đặng Văn Ngữ hy sinh sau một loạt bom B52 rải thảm của máy bay Mỹ ném xuống chiến trường Thừa Thiên - Huế, quê hương ông. Thi hài ông được an táng tại nghĩa trang liệt sĩ xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên và sau này, gia đình đã chuyển ông về an nghỉ ở nghĩa trang họ Đặng trên núi Ngự Bình - Huế.

Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã được Nhà nước truy phong danh hiệu Anh hùng Lao động, truy tặng Giai thưởng Hồ Chí Minh đợt I về lĩnh vực Y học.

Một phần của tài liệu Truyện đọc lịch sử Việt Nam (Tập 3): Phần 2 (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)