NẾU ANH CÓ HY SINH TÍNH MẠNG CHO TỔ QUỐC

Một phần của tài liệu Truyện đọc lịch sử Việt Nam (Tập 3): Phần 2 (Trang 77 - 81)

CHO TỔ QUỐC...

uối năm 2000, trong lúc thi công nâng cấp một số hạng mục công trình ở Khu di tích Thành cổ Quảng Trị, công nhân phát hiện ra một hầm ngầm kiên cố với nắp đậy bê tông dày đến 30 cm, bị sập từ lâu. Khi các tấm bê tông được khoan cắt và cẩu lên, người ta phát hiện được bảy bộ hài cốt còn nguyên vẹn. Đặc biệt có một bộ hài cốt nằm tựa thành hầm vẫn đeo một chiếc xắc cốt, trong đó có chứa các di vật và tài liệu quý giá: sô công tác, lý lịch đảng viên, Bản tuyên bố của Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, một số tài liệu do Cục Chính trị B5 ban hành, vài bức ảnh, hai lá thư của vợ anh ký tên là Biển Khơi và một lá thư anh viết cho vợ nhưng chưa kịp gửi Đó là những di vật của liệt sĩ Lê Bình Chúng, Trung uý, Chính trị viên phó Tiểu đoàn 3, tỉnh đội Quảng Trị.

Các cựu chiến binh đã chiến đấu giữ chốt C

Thành cổ kể rằng, vào cuối tháng 7-1972, trong một cuộc chiến đấu khốc liệt giữa ta và địch, một quả bom dù của địch đã ném trúng hầm chỉ huy của Tiểu đoàn 3. Trong hầm có 7 chiến sĩ. Khi hầm sập, 7 chiến sĩ vẫn còn liên lạc ra ngoài bằng máy vô tuyến. Tiểu đoàn 3 đã huy động lực lượng cấp cứu, nhưng vì lớp bê tông đậy nắp hầm quá dày và kiên cố nên không có cách nào cứu 7 chiến sĩ ra được, mọi người đành ứa nước mắt chấp nhận sự hy sinh của đồng đội.

Trong bức điện cuối cùng, anh Chúng và đồng đội còn thông báo: “Địch đang tiến vào trận địa..., chúng tôi nghe rất rõ bước chân của chúng. Chúng đang đi trên nắp hầm của chúng tôi... Yêu cầu các đồng chí dùng pháo bắn cấp tập và hãy bắn thẳng vào hầm của chúng tôi... Xin gửi lời chào chiến thắng và vĩnh biệt”.

Trung uý Lê Bình Chúng sinh năm 1944 ở Quỳnh Mỹ, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Trên đường hành quân vào Nam, đon vị anh dừng lại ở Đồng Cao, Bố Trạch, Quảng Bình. Ở đây, anh gặp và yêu nữ dân quân Phạm Thị Biển Khơi. Hai bên đã báo cáo tổ chức nhưng chưa kịp làm lễ cưới thì anh Chúng nhận nhiệm vụ vào chốt giữ Thành cổ Quảng Trị. Trong hai lá thư chị gửi cho anh, một lá thư đề ngày 20-4-1972, thông báo họ đã có con trai, lá thư thứ hai và

NẾU ANH CÓ HY SINH TÍNH MẠNG CHO TỔ QUỐC... CHO TỔ QUỐC...

uối năm 2000, trong lúc thi công nâng cấp một số hạng mục công trình ở Khu di tích Thành cổ Quảng Trị, công nhân phát hiện ra một hầm ngầm kiên cố với nắp đậy bê tông dày đến 30 cm, bị sập từ lâu. Khi các tấm bê tông được khoan cắt và cẩu lên, người ta phát hiện được bảy bộ hài cốt còn nguyên vẹn. Đặc biệt có một bộ hài cốt nằm tựa thành hầm vẫn đeo một chiếc xắc cốt, trong đó có chứa các di vật và tài liệu quý giá: sô công tác, lý lịch đảng viên, Bản tuyên bố của Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, một số tài liệu do Cục Chính trị B5 ban hành, vài bức ảnh, hai lá thư của vợ anh ký tên là Biển Khơi và một lá thư anh viết cho vợ nhưng chưa kịp gửi Đó là những di vật của liệt sĩ Lê Bình Chúng, Trung uý, Chính trị viên phó Tiểu đoàn 3, tỉnh đội Quảng Trị.

Các cựu chiến binh đã chiến đấu giữ chốt C

Thành cổ kể rằng, vào cuối tháng 7-1972, trong một cuộc chiến đấu khốc liệt giữa ta và địch, một quả bom dù của địch đã ném trúng hầm chỉ huy của Tiểu đoàn 3. Trong hầm có 7 chiến sĩ. Khi hầm sập, 7 chiến sĩ vẫn còn liên lạc ra ngoài bằng máy vô tuyến. Tiểu đoàn 3 đã huy động lực lượng cấp cứu, nhưng vì lớp bê tông đậy nắp hầm quá dày và kiên cố nên không có cách nào cứu 7 chiến sĩ ra được, mọi người đành ứa nước mắt chấp nhận sự hy sinh của đồng đội.

Trong bức điện cuối cùng, anh Chúng và đồng đội còn thông báo: “Địch đang tiến vào trận địa..., chúng tôi nghe rất rõ bước chân của chúng. Chúng đang đi trên nắp hầm của chúng tôi... Yêu cầu các đồng chí dùng pháo bắn cấp tập và hãy bắn thẳng vào hầm của chúng tôi... Xin gửi lời chào chiến thắng và vĩnh biệt”.

Trung uý Lê Bình Chúng sinh năm 1944 ở Quỳnh Mỹ, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Trên đường hành quân vào Nam, đon vị anh dừng lại ở Đồng Cao, Bố Trạch, Quảng Bình. Ở đây, anh gặp và yêu nữ dân quân Phạm Thị Biển Khơi. Hai bên đã báo cáo tổ chức nhưng chưa kịp làm lễ cưới thì anh Chúng nhận nhiệm vụ vào chốt giữ Thành cổ Quảng Trị. Trong hai lá thư chị gửi cho anh, một lá thư đề ngày 20-4-1972, thông báo họ đã có con trai, lá thư thứ hai và

cũng là cuối cùng chị gửi cho chồng đề ngày 15- 5-1972, hiện được trưng bày ở Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị.

Chị viết: “ ...Cầm bút viết thư cho anh trong lúc chiến trường Trị - Thiên đang thắng to. Tin vui bay về địa phương làm cho người dân lòng đầy sung sướng. Tự hào thay trong những người chiến thắng đó có anh, người mà em gửi gắm bao niềm thương, nỗi nhớ... Em bận lắm, vừa thu hoạch mùa vừa huấn luyện để sẵn sàng đổi phó với địch. Cho em và con già lời thăm sức khỏe tới các anh trong đơn vị. Em và con già anh cái hôn trìu mến.

Em. Biển Khơi”.

Không rõ anh Chúng nhận được lá thư của vợ trong điều kiện nào. Có thẻ trên đường hành quân vào Thành cổ, có thể sau một trận đánh ác liệt, hoặc trước một cuộc phản công dữ dội của quân thù... Có điều chắc chắn anh không chỉ đọc nó một lần, rồi nâng niu gói kỹ trong túi ni lon và cất vào xắc cốt, sau đó anh viết cho vợ lá thư cuối cùng, lá thư chưa kịp gửi, đã cùng anh đi vào lòng đất:

"... Anh ra đi, nếu có hy sinh tỉnh mạng cho Tổ quốc, thì em cũng đừng quá buồn nản, khóc lóc... Đó là lẽ dĩ nhiên trong cuộc đời cùa người lính chiến đấu. Nếu anh có chết thì em nhớ kể cho con nghe về người cha của nó mà nó chưa hề bao giờ biết mặt.

Em cổ gắng giữ bức thư này cho đến ngày thống nhất nếu anh còn về được với mẹ con em. Nếu không, bức thư này em sẽ giữ nó mãi mãi cho tổn khi con khôn lớn, em sẽ trao lại cho con, em nhé! ”.

cũng là cuối cùng chị gửi cho chồng đề ngày 15- 5-1972, hiện được trưng bày ở Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị.

Chị viết: “ ...Cầm bút viết thư cho anh trong lúc chiến trường Trị - Thiên đang thắng to. Tin vui bay về địa phương làm cho người dân lòng đầy sung sướng. Tự hào thay trong những người chiến thắng đó có anh, người mà em gửi gắm bao niềm thương, nỗi nhớ... Em bận lắm, vừa thu hoạch mùa vừa huấn luyện để sẵn sàng đổi phó với địch. Cho em và con già lời thăm sức khỏe tới các anh trong đơn vị. Em và con già anh cái hôn trìu mến.

Em. Biển Khơi”.

Không rõ anh Chúng nhận được lá thư của vợ trong điều kiện nào. Có thẻ trên đường hành quân vào Thành cổ, có thể sau một trận đánh ác liệt, hoặc trước một cuộc phản công dữ dội của quân thù... Có điều chắc chắn anh không chỉ đọc nó một lần, rồi nâng niu gói kỹ trong túi ni lon và cất vào xắc cốt, sau đó anh viết cho vợ lá thư cuối cùng, lá thư chưa kịp gửi, đã cùng anh đi vào lòng đất:

"... Anh ra đi, nếu có hy sinh tỉnh mạng cho Tổ quốc, thì em cũng đừng quá buồn nản, khóc lóc... Đó là lẽ dĩ nhiên trong cuộc đời cùa người lính chiến đấu. Nếu anh có chết thì em nhớ kể cho con nghe về người cha của nó mà nó chưa hề bao giờ biết mặt.

Em cổ gắng giữ bức thư này cho đến ngày thống nhất nếu anh còn về được với mẹ con em. Nếu không, bức thư này em sẽ giữ nó mãi mãi cho tổn khi con khôn lớn, em sẽ trao lại cho con, em nhé! ”.

Một phần của tài liệu Truyện đọc lịch sử Việt Nam (Tập 3): Phần 2 (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)