Thành phố Hải Phòng.

Một phần của tài liệu Truyện đọc lịch sử Việt Nam (Tập 3): Phần 2 (Trang 65 - 73)

NHỮNG CÔ GÁI

THANH NIÊN XUNG PHONG rung đoàn xe tăng 210B được lệnh bí mật rung đoàn xe tăng 210B được lệnh bí mật hành quân vào miền Đông Nam bộ (gọi là B2) để chuẩn bị tham gia đánh lớn. Đó là năm 1972. Điểm xuất phát là Xuân Mai, tỉnh Hòa Bình, điểm đích là Bù Đốp, tỉnh Lộc Ninh. 1

Là một binh chủng hiện đại, hành quân xa nghìn cây số bằng xích sắt đã là chuyện lạ trong lịch sử đấu tranh, lại còn phải đi vòng vèo qua bao dốc cao, vực thẳm, qua bao nhiêu trọng điểm máy bay địch bắn phá suốt ngày đêm, trong đó có trọng điểm “ngầm TaNgâiT, một con suối không rộng lắm, nhung sâu. Anh em chiến sĩ thường gọi “ngầm Ta Ngâu” là “túi bonỉ\toạ độ chết”, “cửa tử\ bởi nơi đây không lúc nào ngớt tiếng bom đạn của máy bay Mỹ. Het tiếng ù ù nặng tai của máy bay B52, tiếng gào xé của _______________

1. Bách khoa toàn thư (Wikipedia) tiếng Việt, Nguyễn Thái Bình. Nguyễn Thái Bình.

T

máy bay “thần sấm”, “con ma”, lại xen kẽ tiếng vi vo của chiếc máy bay 0V10, AC130 cải tiến lắp pháo 40 ly. Đã có nhiều xe của ta bị cháy, nhiều anh em chiến sĩ lái xe hy sinh.

Xe của đoàn hành quân còn cách ngầm khoảng 100 mét thì bị đứt xích. Các chiến sĩ nhanh chóng nhảy xuống xe thay xích. Trên đầu, máy bay vẫn gầm rú, bom vẫn nổ, đất đá bụi mù. Để nhanh chóng giải phóng cho xe qua, tránh ùn tắc ở bên ngầm, một tốp chiến sĩ công binh và thanh niên xung phong vừa trai vừa gái, độ mười chín, đôi mươi, miệng nói tay làm, cười đùa vô tư, làm cho các anh lính xe tăng thấy tăng thêm sức mạnh và yên tâm hơn. Hòa trong không khí vui vẻ đó, một anh nói to át cả tiếng bom đạn:

Các cậu quê ở đâu ta? Tất cả nhao nhao, tranh nhau nói.

Chúng em là gái Suối Hai, trai cầu Giẽ đây!(1) Em ở quê hương năm tấn đây!'21

Thành phố hoa phượng đỏ chính là quê em đấy !1 2 3

Còn em ở Hà Nam ạ.

Thế còn các anh lính xe tăng ở đâu đấy? Mấy cô vừa cười khúc khích vừa hỏi.

_______________

1. Trước đây thuộc Hà Tây, nay thuộc Hà Nội. 2. Tức là tinh Thái Bình. 2. Tức là tinh Thái Bình.

Ôi hay quá, đều là đồng hương Quân khu III cả. Tất cả đều nhảy lên cười như quên cả mệt nhọc và nguy hiểm.

Được các bạn thanh niên xung phong giúp sức, xe tăng nhanh chóng thay xong mắt xích bị đứt.

Các anh nhanh lên, cho xe vượt ngầm, kẻo không máy bay sắp ném bom đấy! Chúng em phải xuống ngầm làm nhiệm vụ đây. Chúc các anh đi mạnh khỏe, bình an nhé! Tất cả vừa cười vừa vẫy tay rất hồn nhiên.

Một anh lính xe tăng chỉ kịp lấy mấy phong lương khô từ trên xe đưa cho họ, gọi là chút quà gặp gỡ đồng hương. Các anh cho xe nổ máy, từ từ xuống dốc, đường hẹp chỉ vừa đủ cho hai xích xe nên không thể đi nhanh được. Lửa cháy rừng rực hai bên đường. Một chiến sĩ gái cổ quấn khăn dù, mũ tai bèo thả sau gáy, tay cầm cờ đuôi nheo màu đỏ, mặt nhem nhuốc vì khói bụi, chỉ có đôi mắt sáng long lanh, bước nhanh nhẹn đi trước xe, tay cầm cờ, luôn đánh hiệu, lúc sang phải, lúc sang trái để điều khiển xe xuống ngầm. Bỗng một tiếng bom nổ. Chiếc xe tăng T54 rung lên. Đồng chí lái xe phanh gấp, khói bom mù mịt nên không nhìn thấy đường. Anh nhô đầu ra khỏi tháp pháo; xe vẫn nổ máy... Có tiếng con gái quát to:

Nhanh cáng cái Thuý đi... Huệ vào thay mau lên, cho xe xuống ngầm.

Trời ơi! Cô gái lúc nãy tên Thuý. Không biết cô ấy sống chết ra sao. Cô Huệ tiếp tục dẫn xe xuống ngầm. Cô cắn chặt môi; đôi mắt ngấn lệ nhưng vẫn điều khiển xe một cách dứt khoát và chuẩn xác. Để đảm bảo bí mật, không cho máy bay địch phát hiện, các chiến sĩ công binh và thanh niên xung phong đã tạo ra một con đường ngầm bằng đá, nằm dưới mặt nước suối đá độ 50 - 60 cm.

Các chiến sĩ lái xe tăng điều khiển xe thật chậm và bám sát các đồng chí công binh đang đứng ngâm mình dưới nước, làm cọc tiêu bên mép phải đường ngầm. Xe tăng qua được hai phần ba đường ngầm thì lại có tiếng bom nổ. Lại thêm một đồng chí công binh ngã xuống, lập tức được đưa lên bờ và có đồng chí khác đứng thay vào vị trí. Trời ơi! mới có một chiếc xe qua ngầm mà đã có hai đồng chí ngã xuống. Không biết những ngày tháng năm qua, có bao nhiêu trọng điểm như ngầm Tà Ngâu trên tuyến đường Trường Sơn này thì còn nhiều đồng đội phải hy sinh. Anh chiến sĩ xe tăng cắn chặt môi, rơm rớm nước mắt, không dám nghĩ tiếp nữa.

Xe tăng chạy xa dần, chỉ còn thấy xung quanh là rừng núi, lửa cháy mùi bom đạn khét

Ôi hay quá, đều là đồng hương Quân khu III cả. Tất cả đều nhảy lên cười như quên cả mệt nhọc và nguy hiểm.

Được các bạn thanh niên xung phong giúp sức, xe tăng nhanh chóng thay xong mắt xích bị đứt.

Các anh nhanh lên, cho xe vượt ngầm, kẻo không máy bay sắp ném bom đấy! Chúng em phải xuống ngầm làm nhiệm vụ đây. Chúc các anh đi mạnh khỏe, bình an nhé! Tất cả vừa cười vừa vẫy tay rất hồn nhiên.

Một anh lính xe tăng chỉ kịp lấy mấy phong lương khô từ trên xe đưa cho họ, gọi là chút quà gặp gỡ đồng hương. Các anh cho xe nổ máy, từ từ xuống dốc, đường hẹp chỉ vừa đủ cho hai xích xe nên không thể đi nhanh được. Lửa cháy rừng rực hai bên đường. Một chiến sĩ gái cổ quấn khăn dù, mũ tai bèo thả sau gáy, tay cầm cờ đuôi nheo màu đỏ, mặt nhem nhuốc vì khói bụi, chỉ có đôi mắt sáng long lanh, bước nhanh nhẹn đi trước xe, tay cầm cờ, luôn đánh hiệu, lúc sang phải, lúc sang trái để điều khiển xe xuống ngầm. Bỗng một tiếng bom nổ. Chiếc xe tăng T54 rung lên. Đồng chí lái xe phanh gấp, khói bom mù mịt nên không nhìn thấy đường. Anh nhô đầu ra khỏi tháp pháo; xe vẫn nổ máy... Có tiếng con gái quát to:

Nhanh cáng cái Thuý đi... Huệ vào thay mau lên, cho xe xuống ngầm.

Trời ơi! Cô gái lúc nãy tên Thuý. Không biết cô ấy sống chết ra sao. Cô Huệ tiếp tục dẫn xe xuống ngầm. Cô cắn chặt môi; đôi mắt ngấn lệ nhưng vẫn điều khiển xe một cách dứt khoát và chuẩn xác. Để đảm bảo bí mật, không cho máy bay địch phát hiện, các chiến sĩ công binh và thanh niên xung phong đã tạo ra một con đường ngầm bằng đá, nằm dưới mặt nước suối đá độ 50 - 60 cm.

Các chiến sĩ lái xe tăng điều khiển xe thật chậm và bám sát các đồng chí công binh đang đứng ngâm mình dưới nước, làm cọc tiêu bên mép phải đường ngầm. Xe tăng qua được hai phần ba đường ngầm thì lại có tiếng bom nổ. Lại thêm một đồng chí công binh ngã xuống, lập tức được đưa lên bờ và có đồng chí khác đứng thay vào vị trí. Trời ơi! mới có một chiếc xe qua ngầm mà đã có hai đồng chí ngã xuống. Không biết những ngày tháng năm qua, có bao nhiêu trọng điểm như ngầm Tà Ngâu trên tuyến đường Trường Sơn này thì còn nhiều đồng đội phải hy sinh. Anh chiến sĩ xe tăng cắn chặt môi, rơm rớm nước mắt, không dám nghĩ tiếp nữa.

Xe tăng chạy xa dần, chỉ còn thấy xung quanh là rừng núi, lửa cháy mùi bom đạn khét

lẹt, và tiếng máy bay gầm rú trên đầu, tiếng xích xe tăng nặng nề lăn trên sỏi đá đường Trường Sơn. Hình ảnh những cô gái cầm cờ đuôi nheo dẫn đường để xe tăng ta vào trạm luôn in đậm trong lòng các chiến sĩ xe tăng suốt

chặng đường hành quân vào chiến trường. MƯA TRƯỜNG SƠN

rường Sơn có hai mùa, mưa và khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 11, mưa xối xả, mưa liên tục suốt ngày đêm, nếu có ngớt chỉ 10 - 15 phút lại mưa. Mưa ban ngày mà trời tối sầm, nước mưa từ đại ngàn đổ xuống đầy ắp các sông suối và chảy như thác, nó cuốn phăng tất cả những gì nó gặp, kể cả những ô tô chở hàng chục tấn đến giữa ngầm, chết máy dừng lại. Bộ đội phải tìm những cánh rừng cao, đào nhà hầm vừa để tránh bom, tránh pháo, vừa để tránh... nước! Có khi nhà hầm cũng đầy nước phải lên mặt đất mắc võng, căng tăng, bạt nằm ở lưng đèo. Có hôm phải nhịn đói vì không qua được đèo bên kia để nhận phần com. Có hôm phải chạy võng lên cao đến hai, ba lần... Có chiến sĩ ngủ quá say, nước dâng lên không kịp chạy đã bị cuốn trôi cả người lẫn võng.

Vì mưa, kho lương thực lại ở xa, nên mỗi đơn vị chỉ được phát phần ăn một tháng một lần. Phần lớn đường, sữa dành cho thương T

lẹt, và tiếng máy bay gầm rú trên đầu, tiếng xích xe tăng nặng nề lăn trên sỏi đá đường Trường Sơn. Hình ảnh những cô gái cầm cờ đuôi nheo dẫn đường để xe tăng ta vào trạm luôn in đậm trong lòng các chiến sĩ xe tăng suốt

chặng đường hành quân vào chiến trường. MƯA TRƯỜNG SƠN

rường Sơn có hai mùa, mưa và khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 11, mưa xối xả, mưa liên tục suốt ngày đêm, nếu có ngớt chỉ 10 - 15 phút lại mưa. Mưa ban ngày mà trời tối sầm, nước mưa từ đại ngàn đổ xuống đầy ắp các sông suối và chảy như thác, nó cuốn phăng tất cả những gì nó gặp, kể cả những ô tô chở hàng chục tấn đến giữa ngầm, chết máy dừng lại. Bộ đội phải tìm những cánh rừng cao, đào nhà hầm vừa để tránh bom, tránh pháo, vừa để tránh... nước! Có khi nhà hầm cũng đầy nước phải lên mặt đất mắc võng, căng tăng, bạt nằm ở lưng đèo. Có hôm phải nhịn đói vì không qua được đèo bên kia để nhận phần com. Có hôm phải chạy võng lên cao đến hai, ba lần... Có chiến sĩ ngủ quá say, nước dâng lên không kịp chạy đã bị cuốn trôi cả người lẫn võng.

Vì mưa, kho lương thực lại ở xa, nên mỗi đơn vị chỉ được phát phần ăn một tháng một lần. Phần lớn đường, sữa dành cho thương T

bệnh binh. Ai ốm đau đi bệnh xá thì được ăn cơm. Còn khỏe ở đơn vị thì phải ăn cháo. Mỗi người, mỗi ngày chỉ được 1 lạng gạo chia ra nấu cháo ăn 3 bữa. Mỗi bữa, từ cán bộ đến chiến sĩ, mỗi người chỉ được một bát sắt tráng men cháo, còn măng luộc chấm với muối thì được ăn không hạn chế. Cứ thế 6 tháng liền, 180 ngày như thế, đói xanh lòng, xanh mắt, trời đất tất cả chỉ vàng vàng, mờ mờ, đùng đục...

Tuy mùa mưa không đi chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu nhưng luôn phải cảnh giác giữ bí mật, nhất là ánh đèn, khói bếp. Phải luôn đề phòng lũ biệt kích, thám báo nhảy dù xuống sục sạo săn tìm. Nếu phát hiện có dấu tích Quân Giải phóng là chúng gọi máy bay đến thả bom.

Gạo đã ít (ngày mỗi người được 1 lạng), có đợt nước dâng, anh nuôi chạy không kịp để ngấm nước vào 2 bao gạo khoảng 1 tạ. 150 người mỗi ngày chỉ được 15 kg gạo nấu cháo ăn, số gạo trên phải để ăn gần 10 ngày. Nhưng bây giờ gạo ngấm nước, trương phình lên, nấu cơm ăn dần thì không giữ được vì thiu, nấu cháo thì cả làng ăn không hết. Chúng tôi họp đơn vị tìm cách giải quyết, ngâm hết gạo thành bột chua làm bún ăn dần. Vì đơn vị có đồng chí hồi ở nhà làm bún bán chợ. Đó là đồng chí Vũ Công Hoàn, người Văn Lâm - Hưng Yên. Nghị

quyết xong, Hoàn lấy ống bơ đựng thịt hộp, đục lỗ, cắt ống tay áo buộc vào miệng ống rồi cho bột vào vắt thành sợi bún. Nhờ đó mà cả đơn vị không bị đói trắng cả mười ngày.

bệnh binh. Ai ốm đau đi bệnh xá thì được ăn cơm. Còn khỏe ở đơn vị thì phải ăn cháo. Mỗi người, mỗi ngày chỉ được 1 lạng gạo chia ra nấu cháo ăn 3 bữa. Mỗi bữa, từ cán bộ đến chiến sĩ, mỗi người chỉ được một bát sắt tráng men cháo, còn măng luộc chấm với muối thì được ăn không hạn chế. Cứ thế 6 tháng liền, 180 ngày như thế, đói xanh lòng, xanh mắt, trời đất tất cả chỉ vàng vàng, mờ mờ, đùng đục...

Tuy mùa mưa không đi chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu nhưng luôn phải cảnh giác giữ bí mật, nhất là ánh đèn, khói bếp. Phải luôn đề phòng lũ biệt kích, thám báo nhảy dù xuống sục sạo săn tìm. Nếu phát hiện có dấu tích Quân Giải phóng là chúng gọi máy bay đến thả bom.

Gạo đã ít (ngày mỗi người được 1 lạng), có đợt nước dâng, anh nuôi chạy không kịp để ngấm nước vào 2 bao gạo khoảng 1 tạ. 150 người mỗi ngày chỉ được 15 kg gạo nấu cháo ăn, số gạo trên phải để ăn gần 10 ngày. Nhưng bây giờ gạo ngấm nước, trương phình lên, nấu cơm ăn dần thì không giữ được vì thiu, nấu cháo thì cả làng ăn không hết. Chúng tôi họp đơn vị tìm cách giải quyết, ngâm hết gạo thành bột chua làm bún ăn dần. Vì đơn vị có đồng chí hồi ở nhà làm bún bán chợ. Đó là đồng chí Vũ Công Hoàn, người Văn Lâm - Hưng Yên. Nghị

quyết xong, Hoàn lấy ống bơ đựng thịt hộp, đục lỗ, cắt ống tay áo buộc vào miệng ống rồi cho bột vào vắt thành sợi bún. Nhờ đó mà cả đơn vị không bị đói trắng cả mười ngày.

Một phần của tài liệu Truyện đọc lịch sử Việt Nam (Tập 3): Phần 2 (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)