Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt độngtín dụng bán lẻ 1.Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 1265 phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh từ liêm luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 25 - 28)

- Đối với khách hàng:

f. Căn cứ theo đối tượng cấp tín dụng:

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt độngtín dụng bán lẻ 1.Các nhân tố khách quan

1.2.3.1. Các nhân tố khách quan

- Môi trường chính trị - pháp luật:

Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật, các quy định của NHNN. Các chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lĩnh vực cho vay, đặc biệt là các chính sách và các chương trình liên quan đến kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước như hiện nay thì pháp luật là nhân tố đóng vai trò không thể thiếu. Pháp luật tạo ra một hành lang pháp lý ràng buộc và tác động đến việc hình thành, tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng cũng như tác động đến các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng có thể cung ứng. Do đó, pháp luật có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng. Chỉ có trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng tuân thủ chấp hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì quan hệ tín dụng mới mang lại hiệu quả, lợi ích cho cả hai bên và chất lượng tín dụng mới được bảo đảm.

- Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế bao gồm những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu nhập, thanh toán, chi tiêu và nhu cầu về vốn của dân cư. Khi nền kinh tế suy thoái, thu nhập giảm sút, lạm phát và thất nghiệp tăng cao, môi trường kinh doanh không thuận lợi cũng làm ảnh hưởng tới các kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Khi nền kinh tế hưng thịnh, hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là rất lớn. Thu nhập của người dân được cải thiện, nhu cầu đầu tư, tiêu dùng tăng cao là cơ sở để ngân hàng mở rộng cho vay tiêu dùng. Ngoài ra khi nền kinh tế phát triển, môi trường kinh doanh thuận lợi, hoạt động của

các doanh nghiệp có hiệu quả tạo nên khả năng trả nợ tốt cho ngân hàng, do đó chất lượng tín dụng cũng được cải thiện. Như vậy có thể nói sự phát triển của nền kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng nhất tác động đến sự phát triển của hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng.

- Môi trường công nghệ

Sự ra đời và phát triển của công nghệ hiện đại đã làm thay đổi bộ mặt của ngành Ngân hàng. Công nghệ mới cho phép Ngân hàng đổi mới không chỉ qui trình nghiệp vụ mà còn đổi mới cả khâu phát triển sản phẩm dịch vụ mới với nhiều tiện ích và tính năng hơn.

Theo xu hướng phát triển của thời đại công nghệ, các sản phẩm tín dụng bán lẻ ứng dụng nhiều kỹ thuật sẽ là xu hướng phát triển trong thời gian tới, như mobile banking hay internet banking. Vì với những sản phẩm này, khách hàng không cần trực tiếp đến ngân hàng mà vẫn thực hiện được giao dịch theo nhu cầu một cách thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả khách hàng và ngân hàng. Song song với việc phát triển công nghệ, vấn đề bảo mật và quản lý thông tin khách hàng cũng cần được chú trọng. Ứng dụng công nghệ hiện đại là một trong các điều kiện giúp ngân hàng khẳng định vị thế trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.

- Môi trường văn hóa - xã hội:

Hành vi tiêu dùng của khách hàng bị chi phối khá nhiều bởi các yếu tố văn hóa - xã hội, do đó nó cũng ảnh hưởng đến nhu cầu về các sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Các vùng địa lý khác nhau có những đặc điểm văn hoá khác nhau về phong tục tập quán, cách thức giao tiếp, nhu cầu về hàng hoá dịch vụ nói chung và sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng nói riêng. Chính các điều kiện đó đã hình thành các tụ điểm dân cư, trung tâm thương mại, du lịch, trung tâm sản xuất và ảnh hưởng đến việc đặt phòng giao dịch hay chi nhánh ngân hàng. Việc ngân hàng mở rộng mạng lưới ở những vùng dân cư có thu nhập tốt, môi trường kinh tế phát triển là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh nói chung và cho vay bán lẻ nói riêng. Vì thế để phát triển hoạt động kinh doanh các ngân hàng cần tìm hiểu kỹ

đặc điểm văn hóa, thói quen lối sống của từng khu vực, từng địa bàn để triển khai các sản phẩm phù hợp.

- Đối thủ cạnh tranh

Những hoạt động của đối thủ cạnh tranh cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của Ngân hàng, nhất là khi các ngân hàng cùng cung cấp một sản phẩm, cùng hướng vào một đối tượng khách hàng mục tiêu trên cùng địa bàn hoạt động. Thị trường ngân hàng càng sôi động, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng càng trở nên gay gắt. Ket quả là ngân hàng càng ngày càng chi nhiều tiền cho các hoạt động nghiên cứu chiến lược của các ngân hàng khác trên thị trường, nghiên cứu hành vi cụ thể của từng đối thủ cạnh tranh (đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn,...) nhằm có thể chủ động đưa ra một chiến lược cạnh tranh năng động và hiệu quả.

- Khách hàng

Khách hàng là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của các ngân hàng bởi khách hàng là những người trực tiếp sử dụng các sản phẩm dịch vụ và tạo ra doanh thu cho ngân hàng. Chính vì vậy, nhu cầu, mong muốn và cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng sẽ là yếu tố quyết định cả về số lượng, kết cấu, chất lượng sản phẩm dịch vụ và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhiệm vụ quan trọng của marketing ngân hàng là phải nghiên cứu phân tích tìm hiểu nhu cầu mong muốn của khách hàng để xác định rõ từng đối tượng khách hàng đang tìm kiếm những gì từ phía ngân hàng. Trong quá trình này cần chú ý tới những khách hàng tiềm năng và có sự so sánh đánh giá những ưu việt về dịch vụ của ngân hàng mình so với các ngân hàng cạnh tranh. Khi nghiên cứu khách hàng cần lưu ý hai yếu tố:

Thứ nhất, năng lực tài chính của khách hàng. Với mỗi cán bộ tín dụng vấn đề quan tâm đầu tiên về khách hàng của mình là khả năng trả nợ. Một khoản vay vốn được ngân hàng chấp nhận khi khách hàng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về năng lực tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng những

nguồn trả nợ nghi ngờ về tính lành mạnh hoặc nguồn trả nợ đủ nhưng không ổn định.

Thứ hai, nhu cầu, thói quen và đạo đức khách hàng. Ngoài những nhân tố liên quan đến tài chính thì những nhân tố phi tài chính của khách hàng cũng ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, trong đó đặc biệt là đạo đức khách hàng. Nếu như khách hàng là người có ý thức trả nợ tốt thì rủi ro tín dụng thấp, kích thích ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay và ngược lại.

Một phần của tài liệu 1265 phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh từ liêm luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w