- Đối với khách hàng:
f. Căn cứ theo đối tượng cấp tín dụng:
1.3.2. Sự cần thiết phát triển hoạt độngtín dụng bán lẻ của các ngân hàng thương mạ
thương mại
Các ngân hàng tại Việt Nam có mô hình khá giống nhau, nhắm vào những phân khúc khách hàng giống nhau, chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, tập đoàn và tổng công ty. Tuy nhiên cho vay doanh nghiệp và dự án ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn, sự cạnh tranh thị trường cho vay phân khúc này ngày càng trở nên khốc liệt với sự ra tăng trưởng về quy mô và khả năng “bao sân” của nhiều ngân hàng trong nước, cũng như sự đổ bộ của nhiều ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Song song với đó là sự co hẹp về quy mô, đồng thời đi kèm với sự xuống cấp về sức khỏe tín dụng của khu vực doanh nghiệp nhà nước, một đối tượng cho vay chính và “mầu mỡ” với nhiều ngân hàng thương mại trong và ngoài nước, từ đó đã làm giảm đáng kể các cơ hội cho vay của các ngân hàng thương mại vốn chỉ tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng cho vay này. Nợ xấu gia tăng và chất lượng tín dụng đáng ngờ của nhiều doanh nghiệp cũng làm hẹp cửa cho vay các đối tượng này. Trong khi đó, tuy là một nước đang phát triển với mức thu nhập quốc dân trên đầu người ở mức trung bình thấp trên thế giới, nhưng Việt Nam lại đang có
những tiền đề thuận lợi cho phát triển ngân hàng bán lẻ nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng như xuất phát điểm thấp, tỷ trọng dân số trẻ lớn, tốc độ và phạm vi phổ cập internet cao, tỷ trọng người dân có hiểu biết, quan tâm và cập nhật nhanh nhậy với những tiến bộ kỹ thuật trong tin học và truyền thông lớn, mức thu nhập đầu người liên tục vẫn tiếp tục được cải thiện,... Khi kinh tế ngày càng phát triển sẽ giúp đời sống người dân được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng của con người (như: mua, xây sửa chữa nhà, mua xe, tiêu dùng, du lịch, du học,.) ngày càng nhiều nhằm nâng cao mức sống, trình độ dân trí của họ. Ngân hàng nào đáp ứng được các nhu cầu này sẽ thu hút được lượng khách hàng lớn đến giao dịch, qua đó mở rộng thị trường, ổn định hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh và phân tán được rủi ro.
Về phía quản lý nhà nước, hoạt động tín dụng bán lẻ cũng được tạo điều kiện thuận lợi hơn với những quy định và chỉ thị của cơ quan chủ quản, ví dụ như tăng cường cho vay tín chấp, nới hạn mức tăng trưởng tín dụng cho nhiều ngân hàng thương mại, hạ hệ số rủi ro các khoản cho vay chứng khoán và bất động sản, khai thông cho vay tiêu dùng của các ngân hàng qua các công ty tài chính v.v...
Trước những thuận lợi và khó khăn như vậy, không khó hiểu khi nghiệp vụ tín dụng bán lẻ đã trở nên hấp dẫn và là một lựa chọn chính để giúp các ngân hàng tiếp tục tồn tại và phát triển.