Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu 1265 phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh từ liêm luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 114 - 122)

- Sản phẩm cho vay thông qua hình thức phát hành thẻ tín dụng quốc tế, cho vay chứng minh tài chính, cho vay du học

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- Đa dạng hóa hơn nữa các sản phẩm tín dụng bán lẻ

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ cho các Chi nhánh trong việc đa dạng hóa các sản phẩm cho vay đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình để nâng cao tính cạnh tranh cho các sản phẩm dịch vụ. Để làm được điều này, BIDV cần lưu ý một số điểm như: Chuẩn hóa và hoàn thiện các

sản phẩm hiện tại của ngân hàng, nghiên cứu và xây dựng các sản phẩm tín dụng đặc thù phù hợp với từng vùng miền, từng đối tượng khách hàng, tăng cường công tác khảo sát thị trường, thăm dò thị hiếu khách hàng để thiết kế những sản phẩm phù hợp nhu cầu của khách hàng, kết hợp bán nhiều sản phẩm thành một bộ sản phẩm trọn gói cho khách hàng.

- Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực về kiến thức, kỹ năng

+ về công tác đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ: BIDV cần tổ chức các lớp tập huấn về các sản phẩm, quy trình quy định tín dụng bán lẻ cũng như phổ biến kinh nghiệm trong quá trình thực hiện và những phương án giải quyết khi có tranh chấp hoặc rủi ro xảy ra, các biện pháp phòng chống rủi ro... Xây dựng các bản mô tả công việc cụ thể cho từng nhiệm vụ, yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng để chuẩn hóa công việc cho các vị trí chức danh. Xây dựng bộ chỉ tiêu KPIs dành cho cán bộ tín dụng bán lẻ, qua đó giám sát và đánh giá định kỳ việc thực hiện chỉ tiêu của từng cán bộ, có cơ chế chi trả thu nhập dựa trên kết quả hoàn thành công việc thực tế. Xây dựng các quy định về chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng như Bộ tiêu chuẩn văn hóa bán hàng, Quy định về phong cách và không gian làm việc,.. .nhằm xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ tín dụng bán lẻ.

+ Về công tác tạo động lực cho cán bộ: Xây dựng các chương trình động lực, thi đua và có cơ chế khen thưởng cho các cán bộ hoàn thành kế hoạch. Tổ chức các cuộc thi như cán bộ tín dụng giỏi, giao dịch viên giỏi, kiểm ngân giỏi,.. .với các giải thưởng hấp dẫn để khuyến khích cán bộ nhân viên tham gia. Bố trí cán bộ làm việc tại vị trí đúng sở trường và năng lực, thường xuyên chăm lo đời sống của cán bộ, động viên nhân viên để gia tăng nhiệt huyết trong công việc.

+ Về số lượng nhân sự: Xây dựng định biên lao động dành cho hoạt động tín dụng bán lẻ tại các chi nhánh, thực hiện tuyển dụng đầy đủ theo định biên được phê duyệt.

- Tạo điều kiện cho các chi nhánh mới có thêm mạng lưới phân phối tốt:

phát triển mở rộng mạng lưới nhằm cung cấp các sản phẩm tín dụng bán lẻ một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất đến các khách hàng cá nhân, hộ gia đình. BIDV cần hỗ trợ chi nhánh trong công tác phát triển mạng lưới Phòng giao dịch tại các địa bàn có tiềm năng về kinh tế, khu vực đông dân cư khu công nghiệp nhằm tăng khả năng cạnh tranh, phát triển nền khách hàng cũng như nâng cao thị phần trong hoạt động tín dụng bán lẻ.

- Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng bán lẻ:

Hạn chế hiện nay của quy trình cấp tín dụng là cán bộ tín dụng vẫn phải thực hiện cả ba khâu trong quá trình cho vay. Để hạn chế nhược điểm này nhằm giúp cán bộ tín dụng có nhiều thời gian hơn cho công tác phát triển và chăm sóc khách hàng, trong tương lai BIDV cần đổi mới quy trình cấp tín dụng bán lẻ theo hướng chuyên môn hóa. Theo đó, nhiệm vụ chính của cán bộ tín dụng là tìm kiếm, phát triển khách hàng, thực hiện đề xuất cấp tín dụng và quản lý sau cho vay. Ngoài ra các trình tự và thủ tục cấp tín dụng bán lẻ cũng cần được điều chỉnh, đơn giản hóa, phù hợp với đặc thù của từng loại hình sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo tuần thủ đúng pháp luật để rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

- Tổ chức triển khai kịp thời các chương trình marketing bán lẻ nhằm phát triển khách hàng tín dụng bán lẻ mới

BIDV cần triển khai xây dựng các kế hoạch quảng bá, tiếp thị đồng bộ, mang tính hệ thống và có trọng tâm, hướng tới những đối tượng khách hàng cụ thể nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Ngoài ra cần triển khai các chương trình thúc đẩy kinh doanh, các hội nghị xúc tiến đầu tư,...để quảng bá hình ảnh và thương hiệu của BIDV.

Bên cạnh đó cần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh nhằm tìm hiểu, phân tích các sản phẩm tín dụng bán lẻ chủ chốt và chính sách của các Ngân hàng khác, từ đó phục vụ công tác cải tiến, hoàn thiện sản phẩm để đáp ứng tối ưu nhu cầu của khách hàng. BIDV cần chú ý xây dựng cơ chế hoa hồng môi giới đủ để cạnh tranh với các ngân hàng khác nhằm giúp các chi nhánh có cơ sở để tiếp cận với các đối tác để khai thác phát

triển khách hàng mới.

- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin vào hoạt động tín dụng bán lẻ

Hệ thống công nghệ thông tin là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng. Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay, hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả sử dụng và gia tăng các tiện ích là một trong các giải pháp để thúc đẩy hoạt động tín dụng bán lẻ.

Với định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng và hàng đầu tại Việt Nam, BIDV đã chú trọng đẩy mạnh các kênh phân phối hiện đại theo hướng an toàn, hiệu quả, đồng thời gia tăng tương tác với khách hàng thông qua internet banking, mobile banking, Trung tâm Chăm sóc Khách hàng 24/7 và Trung tâm Mạng xã hội. Từ những nỗ lực đó, BIDV đang trở thành ngân hàng tiên phong trên thị trường ứng dụng các thành tựu nổi bật của Cách mạng công nghiệp 4.0 trong việc triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ mới mang tính cạnh tranh cao, giàu hàm lượng công nghệ thông tin. Trong thời gian tới, BIDV cần triển khai tăng cường đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng CNTT trong hoạt động bán lẻ... nhằm không ngừng gia tăng trải nghiệm của khách hàng và củng cố giá trị cốt lõi “Khách hàng là trọng tâm cho mọi hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV”.

- Tăng cường năng lực quản lý rủi ro kết hợp công tác kiểm tra giám sát

Hoạt động tín dụng luôn đi kèm với rủi ro. Để đảm bảo hoạt động tín dụng tăng trưởng một cách an toàn, BIDV cần tăng cường công tác quản lý rủi ro, cụ thể một số kiến nghị như sau:

+ Tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong hoạt động tín dụng bán lẻ, phòng ngừa rủi ro, lành mạnh hóa hoạt động tín dụng bán lẻ của các chi nhánh.

+ Xây dựng hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng của khách hàng tập trung tại Trụ sở chính nhằm kiểm soát được việc xác định giới hạn cho vay, chính sách tài sản bảo đảm theo đúng quy định, tránh tình trạng chi nhánh thực hiện chấm điểm

xếp hạng không đúng dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

+ Tăng cường công tác thông báo các dấu hiệu, thủ đoạn của tội phạm, các lỗi quy trình, tác nghiệp thường mắc phải tới toàn bộ hệ thống để toàn bộ cán bộ nhân viên nắm bắt được thông tin và có biện pháp ngăn chặn, khắc phục các sự kiện rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân từ chương 2, chương 3 đưa ra một số giải pháp và một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam để thực hiện thành công các giải pháp đó, giúp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Từ Liêm. Những giải pháp này hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển tín dụng bán lẻ tại chi nhánh trong thời gian tới. Việc triển khai đồng bộ và hiệu quả các giải pháp sẽ đưa hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Từ Liêm phát triển, góp phần hoàn thành mục tiêu chung của BIDV là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng ngày càng cao, nhất là dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Lĩnh vực bán lẻ ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Cùng với hoạt động dịch vụ bán lẻ, hoạt động tín dụng bán lẻ cũng ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài do những tác dụng to lớn của nó như: mang lại nguồn thu ổn định, chắc chắn, hạn chế và chia sẻ rủi ro, giúp ngân hàng mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo nguốn vốn trung và dài hạn chủ đạo cho ngân hàng, góp phần đa dạng hóa hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng đều nhận thức được thị trường tín dụng bán lẻ là một thị trường đầy tiềm năng ở Việt Nam, do đó cuộc cạnh tranh trong hoạt động tín dụng bán lẻ giữa nội bộ các ngân hàng Việt Nam và giữa ngân hàng Việt Nam cùng các ngân hàng nước ngoài đã ngày càng trở nên gay gắt hơn. Tuy nhiên, với lợi thế về năng lực tài chính, kinh nghiệm và tính đơn giản, gọn nhẹ về mặt thủ tục, tính đa dạng về sản phẩm, các định chế tài chính nước ngoài ngày càng thể hiện rõ ưu thế trong việc nắm giữ thị phần bán lẻ tại Việt Nam và dường như ngày càng lấn sân các ngân hàng trong nước trong lĩnh vực tín dụng bán lẻ. Điều này đòi hỏi các ngân hàng trong nước cần có chiến lược và giải pháp cụ thể để phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ thì mới có thể tồn tại và phát triển.

Theo sự phát triển của nền kinh tế và theo sự chuyển hướng chung của hệ thống ngân hàng, BIDV đã luôn nỗ lực thay đổi để ngày càng hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Với tôn chỉ “Khách hàng là trọng tâm”, BIDV đã đạt được những thành tựu xuất sắc trong hoạt động ngân hàng bán lẻ những năm qua và đã giúp BIDV giữ vững vị thế Ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong nước và trong lòng của hơn 10 triệu khách hàng trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Cùng với định hướng chung của BIDV, BIDV Từ Liêm đã và đang thực hiện những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng. Bên cạnh những kết quả đạt được, BIDV Từ Liêm còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Trong thời gian tới, để có thể thực hiện thành công các giải pháp, đưa

BIDV Từ Liêm trở thành vị trí hàng đầu về quy mô và thị phần bán lẻ trên địa bàn, cần có sự đoàn kết quyết tâm của toàn thể chi nhánh, sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Giám đốc và sự năng động, nhiệt huyết của đội ngũ cán bộ nhân viên.

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu và phân tích thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Từ Liêm, luận văn đã:

1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản nhất về tín dụng bán lẻ và phát triển tín dụng bán lẻ của NHTM, đưa ra được khái niệm, đặc điểm, vai trò, cách

phân loại, các nhân tố ảnh hưởng, các tiêu chí đánh giá sự phát triển của hoạt động

tín dụng bán lẻ.

2. Phân tích, đánh giá được thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Từ Liêm, qua đó đưa ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của thực

trạng này.

3. Trên cơ sở phân tích thực trạng và tìm ra nguyên nhân, luận văn đã đưa ra một số giải pháp và một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN và Ngân hàng TMCP

Đầu tư và Phát triển Việt Nam để thực hiện thành công các giải pháp đó, giúp phát

Nhà

Một phần của tài liệu 1265 phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh từ liêm luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 114 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w