1.1.3.1. Quy trình tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp
Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thông tin: từ những thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài doanh nghiệp, từ thông tin số lượng đến thông tin giá trị. Những thông tin đó giúp cho nhà phân tích có thể đưa ra được những nhận xét, kết luận tinh tế và thích đáng.
Thu thập thông tin từ bên trong doanh nghiệp:
Việc thu thập thông tin bên trong doanh nghiệp được thực hiện chủ yếu dựa vào hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Đây là những báo cáo quan trọng nhất cung cấp thông tin về quá trình hoạt động của một doanh nghiệp và là một trong những cơ sở quan trọng giúp thực hiện quá trình phân tích tài chính.
Thu thập thông tin bên ngoài doanh nghiệp:
Thu thập thông tin bên ngoài doanh nghiệp bao gồm nhiều nguồn khác nhau: thu nhập từ nền kinh tế và từ ngành kinh doanh. Căn cứ vào nguồn thông tin bên ngoài, doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát tình hình của nền kinh tế nói chung và tình hình của ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nói riêng, phát hiện ra những cơ hội kinh doanh hay những hạn chế của nền kinh tế, từ đó cùng với những kết quả phân tích báo cáo tài chính để bổ sung và hoàn thiện cho quá trình dự báo và ra quyết định của các nhà đầu tư hay các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.
Bước 2: Xử lý thông tin
Giai đoạn tiếp theo của phân tích tài chính là quá trình xử lý thông tin đã thu thập được. Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu
nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được phục vụ cho quá trình dự đoán và ra quyết định.
Bước 3: Dự đoán và quyết định
Mục tiêu của phân tích tài chính là đưa ra các quyết định tài chính. Đối với chủ doanh nghiệp, phân tích tài chính nhằm đưa ra các quyết định tăng trưởng, phát triển, tối đa hoá lợi nhuận hay tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Đối với người cho vay và đầu tư đó là các quyết định về tài trợ và đầu tư. Đối với cấp trên của doanh nghiệp là các quyết định quản lý doanh nghiệp.
1.1.3.2. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ và khả năng sinh lời trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin kinh tế - tài chính chủ yếu cho người sử dụng thông tin kế toán trong việc đánh giá, phân tích và dự đoán tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính được sử dụng như nguồn dữ liệu chính khi phân tích tài chính doanh nghiệp, cụ thể là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng câ n đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng thể, là bảng tổng hợp - cân đối tổng thể phản ánh tổng hợp tình hình vốn kinh doanh của đơn vị cả về tài sản và nguồn vốn hiện có của đơn vị ở một thời điểm nhất định. Thời điểm quy định là ngày cuối cùng của một kỳ báo cáo. Thực chất BCĐKT là bảng cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp cuối kỳ hạch toán. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản, nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào BCĐKT, ta có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Phần tài sản:
Phần tài sản bao gồm có tài sản lưu động và TSCĐ. Về mặt pháp lý, phần tài sản thể hiện số tiềm lực mà doanh nghiệp có quyền quản lý, sử dụng lâu dài gắn với
mục đích thu được các khoản lợi ích trong tương lai. về mặt kinh tế, các chỉ tiêu của phần tài sản cho phép đánh giá tổng quát về quy mô vốn, cơ cấu vốn, quan hệ giữa năng lực sản xuất và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Phần nguồn vốn:
Phần nguồn vốn bao gồm công nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, phản ánh các nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý về mặt vật chất của doanh nghiệp đối với các đối tượng cấp vốn (Nhà nước, ngân hàng, cổ đông, các bên liên doanh...). Về mặt kinh tế, phần nguồn vốn thể hiện các nguồn hình thành tài sản hiện có, căn cứ vào đó có thể biết tỷ lệ, kết cấu của từng loại nguồn vốn đồng thời phần nguồn vốn cũng phản ánh được thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Thông qua BCĐKT, ta có thể xem xét quan hệ cân đối từng bộ phận vốn và nguồn vốn, cũng như các mối quan hệ khác. Thông qua việc nghiên cứu các mối quan hệ đó giúp cho người quản lý thấy rõ tình hình huy động nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vay nợ để mua sắm từng loại tài sản, hoặc quan hệ giữa công nợ khả năng thanh toán, kiểm tra các quá trình hoạt động, kiểm tra tình hình chấp hành kế hoạch... Từ đó phát hiện được tình trạng mất cân đối để đưa ra phương hướng và biện pháp kịp thời, đảm bảo các mối quan hệ cân đối vốn cho hoạt động tài chính thực sự trở nên có hiệu quả, tiết kiệm và có lợi cho doanh nghiệp.
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự cân bằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ kế toán. BCKQHĐKD là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp và chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính. Nói cách khác BCKQHĐKD là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
BCKQHĐKD cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong một kì hoạt động của doanh nghiệp. Căn cứ vào BCKQHĐKD, các đối tượng quan tâm có thể đánh giá về kết quả và hiệu quả hoạt động sau mỗi thời kì, trên cơ sở đó
dự báo về tương lai của doanh nghiệp. Để đứng vững và phát triển trong hoạt động kinh doanh, một doanh nghiệp cần tạo ra đủ tiền để mua sắm các tài sản mới cũng như thay thế các tài sản cũ để duy trì và mở rộng năng lực hoạt động của mình, trong đó lợi nhuận là một nhân tố quan trọng trong bức tranh tài chính tổng thể và là một nguồn chủ yếu để tạo tiền cho doanh nghiệp.
Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh chưa có trong hệ thống báo cáo tài chính, đồng thời giải thích thêm một số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài chính chưa được trình bày nhằm giúp cho người đọc và phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính có một cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về sự thay đổi những khoản mục trong BCĐKT và BCKQHĐKD. Bản thuyết minh cáo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của báo cáo tài chính doanh nghiệp dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể.
Bản thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải trình bày đầy đủ những nội dung sau:
- Các thông tin về cơ sở lập và trình bày BCTC và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng;
- Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán chưa được trình bày trong các BCTC khác (các thông tin trọng yếu);
- Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các BCTC khác, nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Bản thuyết minh báo cáo tài chính phải được trình bày một cách có hệ thống. Doanh nghiệp được chủ động sắp xếp số thứ tự trong thuyết minh báo cáo tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc thù của mình theo nguyên tắc mỗi khoản mục
trong BCĐKT, BCKQHĐKD cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong bản thuyết minh báo cáo tài chính.
1.1.3.3. Các thông tin khác
Phân tích tài chính nhằm phục vụ cho việc ra các quyết định tài chính trong tương lai, vì vậy việc nghiên cứu không chỉ dừng ở các BCTC mà phải tập hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến tình hình TCDN. Đây là các thông tin về tình hình kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm. Sự suy thoái hoặc tăng trưởng của nền kinh tế có tác động mạnh mẽ đến cơ hội kinh doanh, sự biến động của giá cả các yếu tố đầu vào, biến động lãi suất ngân hàng, tỷ giá ngoại tệ, tỷ lệ lạm phát và thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra để từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh những thông tin về môi trường vĩ mô, những thông tin liên quan đến ngành kinh doanh cũng cần được chú trọng như: mức độ cạnh tranh và quy mô của thị trường; nguy cơ xuất hiện những đối thủ tiềm năng; yêu cầu công nghệ của ngành; nhịp độ và xu hướng vận động của ngành.
Như vậy, tổng hợp các thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp sẽ cung cấp đầy đủ các dữ liệu cần thiết giúp nhà phân tích có thể đưa ra những nhận xét, kết luận chính xác và hợp lý.
1.2. Ph ương ph áp ph â n tích tà í ch inh doanh ngh íệp
Về mặt lý thuyết, có rất nhiều phương pháp phân tích TCDN như: phương pháp chi tiết, phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp loại trừ, phương pháp liên hệ, phương pháp tương quan và hồi quy bội... Tuy nhiên khi phân tích TCDN, các nhà phân tích thường sử dụng một số phương pháp sau đây: