Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu 1167 phân tích tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn MTV trường thọ sơn la luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 45 - 47)

Việc phân tích kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp cho thấy hiệu quả của các chiến lược, chính sách, kế hoạch của doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện qua một số chỉ tiêu trong và ngoài BCTC của doanh nghiệp.

1.3.4.1. Phân tích tình hình doanh thu

Doanh thu là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Trong kinh tế học,

doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản lượng. Phân tích khái quát sự tăng giảm của tổng doanh thu qua các năm với mục đích để đánh giá tính quy luật về sự biến động của tổng doanh thu qua các năm nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch dài hạn hoặc trung hạn, đồng thời đánh giá khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Người ta sử dụng phương pháp so sánh thông qua so sánh định gốc, so sánh liên hoàn để phân tích, so sánh các chỉ tiêu về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác thông qua số tuyết đối và tương đối giữa kỳ này và kỳ trước hoặc nhiều kỳ với nhau. Qua đó rút ra nhận xét về tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

1.3.4.2. Phân tích tình hình chi phí

Chi phí là toàn bộ những hao phí về lao động phát sinh trong quá trình HĐKD của doanh nghiệp. Phân tích tình hình chi phí là nghiên cứu và đánh giá tình hình hiệu quả sử dụng các chi phí trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ cho yêu cầu quản lý kinh tế nói chung và quản lý chi phí nói riêng, thực hiện các chức năng dự báo, phân tích chi phí sử dụng các phương pháp kỹ thuật để thu thập thông tin, tính toán, đánh giá theo từng mục tiêu, phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình kinh doanh, đồng thời xem xét các nhân tố ảnh hưởng của kỳ kinh doanh tới để lập các dự định, kế hoạch tối ưu nhất. Thông qua đó, doanh nghiệp thấy rõ hiện trạng tình hình sản xuất kinh doanh trong kỳ, những ưu nhược điểm của việc điều hành SXKD cũng như những nguyên nhân khách quan và chủ quan, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời và ra các quyết định chính xác.

1.3.4.3. Phân tích tình hình lợi nhuận

Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại. Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác đưa lại, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng hoạt động SXKD của một doanh nghiệp. Nâng cao lợi nhuận là mục tiêu kinh tế hàng đầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế

thị trường. Bởi trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, lợi nhuận là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Lợi nhuận tác động đến tất cả mọi mặt của doanh nghiệp như đảm bảo tình hình tài chính vững chắc, tạo điều kiện nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, tăng tích luỹ đầu tư vào SXKD, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu 1167 phân tích tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn MTV trường thọ sơn la luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w