Phân tích tình hình tài sản nguồn vốn

Một phần của tài liệu 1167 phân tích tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn MTV trường thọ sơn la luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 40 - 42)

1.3.1.1. Phân tích tình hình biến động tài sản

Tài sản của doanh nghiệp công bố trên bảng cân đối kế toán thể hiện cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp dùng vào hoạt động SXKD. Phân tích biến động về tài sản là cơ sở để đánh giá cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế trong quá khứ, hiện tại và những ảnh hưởng đến tương lai của doanh nghiệp.

Phân tích biến động các khoản mục tài sản giúp nhà phân tích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của tài sản qua các thời kỳ, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình SXKD, có phù hợp với việc nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lược, kế hoạch SXKD của doanh nghiệp hay không. Phân tích biến động các mục tài sản của doanh nghiệp cung cấp cho người phân tích nhìn về quá khứ sự biến động tài sản doanh nghiệp. Quá trình so sánh qua nhiều thời kỳ sẽ giúp cho người phân tích có được sự đánh giá đúng đắn hơn về xu hướng, bản chất của sự biến động. Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản được xác định như sau:

TytrongTSNH = ɪ „ X IOO Tongtai sản . _____ TSDH _

TytrongTSDH = ,r " ɪ , X IOO Tong tải sản

Qua việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc cho phép các nhà quản lý đánh giá được khái quát tình hình phân bổ, sử dụng vốn. Tuy nhiên lại không cho biết

các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, phân tích biến động về tài sản của doanh nghiệp thường được tiến hành bằng phương pháp so sánh theo chiều ngang, tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (cả về số tuyệt đối và số tương đối) trên tổng số tài sản cũng như theo từng loại tài sản để biết được chính xác tình hình sử dụng vốn, nắm được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về cơ cấu tài sản.

1.3.1.2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn

Phân tích biến động các khoản mục nguồn vốn giúp người phân tích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của nguồn vốn qua các thời kỳ, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình SXKD, có phù hợp với việc nâng cao năng lực tài chính, tính tự chủ tài chính, khả năng tận dụng, khai thác nguồn vốn trên thị trường cho hoạt động SXKD hay không và có phù hợp với chiến lược, kế hoạch SXKD của doanh nghiệp hay không. Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn được xác định như sau:

__ Nợ phải trả ________ Tỷ trọng nợ = rτ^x, ,^---— X 100 ■ ■ Tongnguonvon . ______ VCSH _ TvtrongVCSH = ———⅞---— X IOO ■ Tongnguonvon

Qua các tỷ trọng trên, ta có thể đánh giá được sự lệ thuộc về tài chính hay sự tự chủ về tài chính của doanh nghiệp.

Đối với nguồn vốn vay, cần xác định tỷ trọng của khoản vay ngắn hạn, vay dài hạn, vì nguồn gốc phát sinh của nó khác nhau, tính chất vay khác nhau, do đó yêu cầu quản lý cũng khác nhau. Khoản vay ngắn hạn có liên quan đến tài sản ngắn hạn, còn vay dài hạn thường liên quan đến đầu tư dài hạn. Từ quan điểm của quản lý, vay ngắn hạn cần quan tâm hơn vì thời hạn phải trả khoản vay thường ngắn, sau một năm sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp không hoàn trả vay thường là thành khoản vay quá hạn và khi đó lãi vay phải trả sẽ tăng lên.

Đối với nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn chủ sở hữu chủ yếu bao gồm nguồn vốn - quỹ, do đó cần xác định tỷ trọng của nguồn vốn kinh doanh và tỷ trọng của từng loại quỹ chiếm trong tổng số nguồn vốn - quỹ để đánh giá cơ cấu nguồn vốn. Trong thực tế, có doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị lỗ và số lỗ này lớn hơn nguồn vốn - quỹ, do đó nguồn vốn chủ sở hữu là âm, toàn bộ nguồn vốn để bù đắp cho tài sản của doanh nghiệp lại là vốn vay, doanh nghiệp không tự chủ được về tài chính, khi đó rủi ro về tài chính đã tăng lên.

Đối với nguồn vốn bị chiếm dụng, nguồn vốn trong thanh toán bao gồm: nợ phải trả khách hàng, các khoản phải nộp Nhà nước, nợ phải trả người lao động, phải

trả nội bộ và phải trả khác. Khi phân tích các khoản nợ nói trên, cần chi tiết thành hai loại: nợ đến dài hạn, nợ quá hạn và chưa đến hạn. Từ quan điểm của quản lý, cần phải có biện pháp cụ thể để xử lý nợ đã hết hạn và quá hạn. Ve phương pháp phân tích, cần tính ra tỷ trọng của từng loại nợ và thông qua phương pháp so sánh để đưa ra các kết luận chính xác và cụ thể hơn.

Một phần của tài liệu 1167 phân tích tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn MTV trường thọ sơn la luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w