Giải pháp kiểm soát chi phí

Một phần của tài liệu 1167 phân tích tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn MTV trường thọ sơn la luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 129 - 130)

Theo như phân tích ở chương 2 cũng như số liệu từ báo cáo tài chính từ năm 2017 đến năm 2019 có thể thấy rằng doanh nghiệp vẫn chưa cân đối được các khoản chi phí một cách hợp lý. Để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, nhà quản lý luôn phải quan tâm đến việc kiểm soát chi phí trong khi chi tiêu.

Trong 3 năm 2017, 2018 và 2019 tốc độ tăng của chi phí thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu chứng tỏ doanh nghiệp đã thực hiện tốt công tác quản lý chi phí, giúp tiết kiệm nguồn lực, nguồn vốn, nâng cao hiệu quả HĐKD. Tuy vậy, doanh nghiệp nên tiếp tục phát huy và tăng cường thực hiện những công việc sau:

- Tiết kiệm các chi phí liên quan đến giấy tờ, văn phòng phẩm. Đây được coi là vụn vặt nhưng thực tế lại khiến doanh nghiệp tốn một khoản chi phí khá lớn. Doanh nghiệp nên thực hiện tốt công tác lập dự toán số lượng giấy tờ, thiết bị văn phòng phẩm ngắn hạn để quản lý sơ bộ số lượng giấy tờ, thiết bị nhân viên sử dụng một cách có hiệu quả, không lãng phí.

- Xây dựng định mức sử dụng điện nước, điện thoại, lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công tác quản lý chi phí cụ thể hơn.

- Nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ, công nhân viên, xây dựng quy chế thưởng phạt về sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản của doanh nghiệp.

- Mức chi phí cao nhất là giá vốn hàng bán của doanh nghiệp. Mặc dù giá vốn hàng bán đã có sự thay đổi tích cực so với doanh thu nhưng để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp chi phí này luôn cần được quan tâm và quản lý chặt chẽ. Với đặc thù ngành nghề xây dựng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của doanh nghiệp là khá lớn, trong bối cảnh nền kinh tế nhiều biến động, doanh nghiệp cần chọn cho mình các nhà cung cấp nguyên vật liệu chất lượng tốt, giá cả phù hợp, có những chính sách ưu đãi, chiết khấu cao khi lượng hàng nhập lớn và thường xuyên. Ngoài ra, chi phí vận chuyển hàng về kho, lưu kho, lượng hao hụt hỏng hóc nguyên vật liệu cần phải được tính toán kỹ lượng nhằm giảm chi phí cho công tác thu mua một cách tối thiểu. Doanh nghiệp có thể cân nhắc việc giảm chi phí giá vốn bằng cách dự trữ hợp

bằng cách dự trù hàng hóa theo ngắn hạn hoặc theo công trình, tìm kiếm những mặt hàng thay thế tương đương với mức giá tốt hơn, tìm kiếm nhà cung cấp tốt, giữ mối quan hệ tốt với nhà cung cấp để được mức giá ưu đãi.

Nhà quản lý chi phí nên theo quy trình sau để đưa ra các biện pháp giảm chi phí để nâng cao hiệu quả chi tiêu trong doanh nghiệp:

Bước 1: Nhà quản lý phát hiện các chi phí cần phải cắt giảm bằng cách nhận diện và tập hợp các chi phí theo từng trung tâm và kết quả tính toán các biến động sẽ giúp phát hiện được các bộ phận yếu kém của doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng chi phí. Thông thường, chúng ta chỉ cần quan tâm đến những biến động có tỷ lệ phần trăm lớn (so với định mức) hay có giá trị lớn hoặc các biến động bất lợi kéo dài theo thời gian.

Bước 2: Nhà quản lý cần xác định các nguyên nhân chủ yếu gây ra các biến động bất lợi: Thông thường một biến động bất lợi về chi phí có thể có nhiều nguyên nhân, nhà quản lý nên tập trung vào một vài nguyên nhân chủ yếu, và bỏ qua các nguyên nhân còn lại.

Bước 3: Nhà quản lý phải đề ra các biện pháp cắt giảm chi phí: Việc đề ra các biện pháp cắt giảm chi phí đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của các nhân viên, bộ phận liên

quan vì thông thường, các biện pháp này thiên về mặt kỹ thuật hơn là quản lý.

Một phần của tài liệu 1167 phân tích tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn MTV trường thọ sơn la luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 129 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w