Giải pháp nâng cao khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu 1167 phân tích tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn MTV trường thọ sơn la luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 139)

Qua phân tích ta thấy các hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp đều ở mức rất thấp <1, và gây rủi ro cao với tình hình tài chính của công ty. Doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến việc cải thiện khả năng thanh toán này để tạo niềm tin với khách hàng và tổ chức tín dụng. Do vậy, doanh nghiệp cần có một cơ chế quản lý tài sản ngắn hạn hợp lý:

- Đảm bảo lượng tiền mặt nhất định để thanh toán các khoản vay gần đến hạn. Dự trữ lượng tiền hoặc chứng khoán có tính thanh khoản cao có khả năng chuyển đổi thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

- TSNH chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản mà chủ yếu là hàng tồn kho do doanh nghiệp mua sắm lớn lượng hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ thi công công trình đã làm giảm khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần cân đối lại trữ lượng hàng tồn kho vừa đảm bảo nhu cầu và chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình.

- Tiến hành theo dõi chi tiết các khoản nợ nhà cung cấp đến hạn trả, vừa đảm bảo khả năng thanh toán nợ đúng hạn, tạo được uy tín và niềm tin đối với nhà cung cấp. Mặc khác, thanh toán đúng hạn, trước hạn sẽ tạo ra một lợi thế cho doanh nghiệp trong việc đàm phán giá đầu vào, hưởng các khoản chiết khấu của nhà cung cấp, từ đó thúc đẩy việc giao hàng và thực hiện hợp đồng nhanh chóng. Qua đó thúc

đẩy hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền trong doanh nghiệp.

- Đồng thời, doanh nghiệp cần theo dõi thường xuyên các khoản nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ, thông báo cho khách hàng biết các khoản nợ sắp đến hạn, khuyến

khích khách hàng thanh toán sớm thông qua các gói chiết khấu thanh toán nhằm thu

hồi nhanh các nguồn vốn của doanh nghiệp đang bị khách hàng chiếm dụng.

Một phần của tài liệu 1167 phân tích tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn MTV trường thọ sơn la luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 139)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w