Trồng lúa sử dụng giống lúa thường Tỷ lệ nông hộ trồng các giống lúa đặc sản chỉ xấp xỉ 17,8%.

Một phần của tài liệu LVTS_CVHon (Trang 85)

D 0) để ước lượng đại lượng đối thực E(S0 1),

trồng lúa sử dụng giống lúa thường Tỷ lệ nông hộ trồng các giống lúa đặc sản chỉ xấp xỉ 17,8%.

đặc sản chỉ xấp xỉ 17,8%.

Hộp 4.1. Chi phí của nông hộ trồng lúa ở ĐBSCL

Như vừa phân tích, không chỉ không chủ động được giá bán lúa mà nông hộ ở ĐBSCL – do thu nhập thấp, năng lực tài chính, dự trữ yếu, kiến thức khoa học hạn chế và thiếu thông tin thị trường – còn phải đối mặt với chi phí cao nên thu nhập càng teo tóp.

Chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất cao là hệ quả của việc nông hộ lạm dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật giết chết hệ vi sinh vật có lợi và có tác dụng cải tạo đất, khiến cho đất canh tác nhanh bạc màu và nghèo chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, do làm lúa ba vụ nên không có thời gian để cày phơi ải nên cỏ dại và sâu bệnh có điều kiện phát triển mạnh. Canh tác liên tục ba vụ lúa trong điều kiện ruộng thường xuyên ngập nước sẽ sản sinh polytinol – chất kềm giữ dinh dưỡng trong đất nên cây lúa không thể hấp thu. Khi thấy lúa không phát triển thì nông hộ lại bón thêm phân nên kích thích sâu bệnh phát triển và sau đó lại sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn. Đây là vòng lẩn quẩn làm tăng gánh nặng chi phí trong sản xuất lúa (Đức Vịnh, 2013).

Do nghèo, thiếu vốn và khó vay tín dụng chính thức (nếu có thì cũng không đủ để sản xuất) nên có hơn 60% nông hộ sản xuất lúa phải mua chịu vật tư nông nghiệp (phân bón và thuốc bảo vệ thực vật). Thậm chí, nhiều nông hộ còn mua chịu “gối đầu” – số tiền mua chịu vụ này chưa trả xong thì lại ký nợ mua chịu cho vụ sau (và có thể vụ sau nữa) – nên nợ vật tư nông nghiệp cứ thế mà chồng chất. Khi bán chịu vật tư nông nghiệp cho nông hộ, các đại lý vật tư nông nghiệp “vô tư” nâng giá bởi không ai kiểm soát.10 Chẳng hạn, một nông hộ mua chịu một chai thuốc diệt cỏ Taco giá 140,000 đồng (giá trả tiền mặt trên thị trường là 120,000 đồng), một bao phân đạm Trung Quốc giá 520,000 đồng (460,000 đồng), một bao phân DAP của Philippines giá 880,000 đồng (780,000 đồng) và một bao phân TE hiệu Đầu trâu giá 860,000 đồng (750,000 đồng), với thời gian trả chậm thường là bốn tháng.11 Chỉ với số vật tư này, nông hộ đã phải trả thêm số tiền là 290,000 đồng, tương đương với 13,7% giá trị hàng hóa. Nếu thanh toán vào cuối vụ (chậm hơn bốn tháng), nông hộ phải trả thêm lãi suất 3%/tháng tính trên số tiền mua chịu. Theo các đại lý vật tư nông nghiệp, cơ sở để ấn định mức lãi suất này là lãi suất ngân hàng, chi phí hoạt động và rủi ro không trả nợ. Nếu tính tất cả các khoản trên thì chi phí mua chịu cao hơn 20%– 25% so với mua bằng tiền mặt (Đức Vịnh, 2013).

Hệ quả của thực tế này là chi phí cho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật chiếm đến 80% giá thành sản xuất lúa – khoảng 2,56 triệu đồng/1000m2. Khi không còn chịu nổi số nợ ngày một phình to, nhiều nông hộ phải bán đất để trả nợ. Cứ thế, theo thời gian, đất đai mất dần vào tay các trung gian thương mại ở nông thôn và các nông hộ nghèo lại càng nghèo hơn do thiếu (hay không còn) đất canh tác.

Một phần của tài liệu LVTS_CVHon (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w