D 0) để ước lượng đại lượng đối thực E(S0 1),
12 Chi phí sử dụng phân bón của nông dân Việt Nam gấp hơn 1,5 lần so với nông dân Trung Quốc và 2,8 lần so với Thái Lan Chi phí thuốc bảo vệ thực vật lên đến 502 đô-
dân Trung Quốc và 2,8 lần so với Thái Lan. Chi phí thuốc bảo vệ thực vật lên đến 502 đô- la Mỹ/ha, trong khi ở Ấn Độ chỉ là 118 đô-la Mỹ và Thái Lan là 410 đô-la Mỹ. Đặc biệt, hơn 80% thuốc bảo vệ thực vật phun không đúng cách nên thải ra môi trường, ảnh hưởng đến đất, nước và mức độ an toàn của sản phẩm (Tuổi Trẻ thứ Tư 24-9-2014, tr.6).
Xa hơn nữa, khi đã đảm bảo được an ninh lương thực một cách bền vững,13 Chính phủ cần vận dụng chính sách hạn chế cung mà các giáo trình kinh tế đã chỉ ra thông qua việc chuyển đổi một số địa bàn trong Vùng sang canh tác lúa chất lượng cao và giới hạn diện tích trồng lúa ba vụ để làm tăng thu nhập cho nông hộ. Lúa (gạo) chất lượng cao sẽ có thị trường rộng ở cả trong và ngoài nước (đặt biệt là các nước thu nhập cao) nên sẽ có thể bán với giá cao. Do nhu cầu đối với lúa gạo thường kém co giãn nên giá cao sẽ làm tăng thu nhập cho nông hộ (với điều kiện là kênh phân phối lúa gạo phải được hiện đại hóa).
4.3 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC Ở ĐBSCL
ĐBSCL là vựa lúa, thủy sản và trái cây lớn. Năm 2018, ĐBSCL đóng góp hơn 55,57% sản lượng lúa, Trên 80% kim ngạch xuất khẩu gạo cả nước, 95% cá tra, 60% tôm và khoảng 65% trái cây. Do đó, nhu cầu vốn cho sản xuất ở đây rất lớn. Thu thập thấp nên vốn tự tích lũy rất hạn chế, vì vậy nông hộ cần được cung ứng vốn đầy đủ và kịp thời để hiện đại hóa sản xuất, giảm thiểu rủi ro và đa dạng hóa nguồn thu nhập nhằm đảm bảo đời sống và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Song, theo số liệu của NHNN, dư nợ cho vay ở ĐBSCL năm 2018 khoảng 578.991 tỷ đồng, chỉ chiếm 17,24% dư nợ chung của cả nước – một con số khá khiêm tốn. Thiếu vốn nhưng khó tiếp cận tín dụng chính thức nên phải mua chịu vật tư nông nghiệp hay vay phi chính thức là hiện tượng được ghi nhận phổ biến từ các nông hộ ở ĐBSCL và cũng là yếu tố khiến cho sản xuất nông nghiệp nơi đây chậm phát triển và đời sống của người dân nông thôn ít được cải thiện. Thực tế trên đặt ra yêu cầu là phải tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này để có giải pháp khắc phục nhằm sử dụng hiệu quả nhất nguồn tài nguyên vốn của nền kinh tế.
4.3.1 Chính sách tín dụng nông thôn ở Việt Nam
Thị trường tín dụng nói chung và tín dụng nông thôn nói riêng chịu ảnh hưởng sâu sắc của chính sách của Chính phủ do chính sách ảnh hưởng đến rủi ro, lãi suất và chi phí giao dịch của cả TCTD lẫn nông hộ. Vì vậy, để đánh giá đúng thực trạng hoạt động của thị trường này, trước tiên cần đi sâu phân tích chính sách tín dụng nông thôn của Chính phủ. Phân tích này, cùng với nền tảng cơ sở lý thuyết đã được trình bày, sẽ giúp hình thành cơ sở thực tiễn cho các nội dung phân tích của luận án.
Nói chung, chính sách phát triển hệ thống tín dụng nông thôn có hai mục tiêu cơ bản. Một là hình thành cơ chế thích hợp để khích lệ các TCTD đẩy mạnh cho vay nông hộ với lãi suất thị trường. Hai là tạo điều kiện thuận tiện cho nông hộ tiếp cận nguồn tín dụng chính thức để không còn bị lệ thuộc vào tín dụng phi chính thức thông qua việc đơn giản hóa thủ tục, minh bạch hóa thông tin, giảm thiểu chi phí giao dịch và bảo hiểm