Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu ở Chương 1 và kết quả các nghiên cứu thực nghiệm được đúc kết để thấy khe hở nghiên cứu ở Chương 2. Chương này xây dựng mô hình cơ sở lý thuyết lý giải ảnh hưởng của hạn chế tín dụng đến lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào và năng suất lúa của nông hộ, chủ yếu vận dụng các luận điểm lý thuyết căn bản của Kinh tế học vi mô và Tài chính nông thôn. Sau đó, phần tiếp theo của chương sẽ trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu của luận án bao gồm phương pháp thu thập số liệu và phương pháp ước lượng ảnh hưởng của hạn chế tín dụng đến lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào và năng suất lúa của nông hộ ở ĐBSCL.
3.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1.1 Các khái niệm liên quan3.1.1.1 Hạn chế tín dụng 3.1.1.1 Hạn chế tín dụng
Khác với các giao dịch hàng hóa thông thường, giao dịch tín dụng rất đặc thù bởi tính liên thời gian của nó. Nói cách khác, các khoản cho vay hôm nay chỉ được hoàn trả
ở tương lai. Trong thời gian đó, dưới tác động của nhiều yếu tố (cả vĩ mô lẫn vi mô), khả năng trả nợ của người vay có thể thay đổi theo chiều hướng xấu đi, do đó làm tăng rủi ro cho các tổ chức tín dụng. Nếu vậy, các tổ chức tín dụng sẽ từ chối hay giới hạn số tiền cho vay đối với các đối tượng được xem là rủi ro để đảm bảo an toàn trong cho vay và lợi nhuận. Hiện tượng này được gọi là hạn chế tín dụng. Theo Stiglitz và Weiss (1981), hạn chế tín dụng là hiện tượng trong số những người xin vay, chỉ một số vay được toàn bộ, một số vay được một phần nhu cầu và số còn lại bị từ chối hoàn toàn, mặc dù sẵn sàng chấp nhận lãi suất cao hơn. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các tổ chức tín dụng không hiểu rõ mức độ rủi ro của người vay bằng chính bản thân họ nên không thể phân biệt giữa người vay rủi ro và người vay an toàn (thông tin bất đối xứng). Nếu không thể phân biệt, điều tự nhiên là các tổ chức tín dụng sẽ yêu cầu mọi người vay trả lãi suất cao hơn để bù đắp thiệt hại do rủi ro gây ra. Song, việc tăng lãi suất có thể làm giảm lợi nhuận của các tổ chức tín dụng do tác động của sự chọn lựa sai lầm của các tổ chức tín dụng và động cơ lệch lạc của người vay.
Thật vậy, việc tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các tổ chức tín dụng theo hai hướng đối nghịch. Một mặt, lãi suất tăng sẽ làm tăng lợi nhuận nếu các yếu tố khác không đổi. Mặt khác, lãi suất tăng thì khách hàng với dự án ít rủi ro sẽ không vay bởi khả năng sinh lợi của dự án khó đủ để trả lãi vay. Do đó, nếu các tổ chức tín dụng tăng lãi suất thì chỉ có khách hàng rủi ro cao chấp nhận vay nên rủi ro của các tổ chức tín dụng sẽ tăng. Hiện tượng này được gọi là chọn lựa sai lầm, nghĩa là nếu tăng lãi suất thì các tổ chức tín dụng chỉ chọn được những người vay rủi ro hơn. Chọn lựa sai lầm sẽ làm giảm lợi nhuận của các tổ chức tín dụng vì rủi ro cao hơn đồng nghĩa với xác suất
trả nợ của khách hàng thấp đi. Bên cạnh đó, sự gia tăng của lãi suất cũng sẽ làm thay đổi cách lựa chọn dự án đầu tư của người vay. Khi lãi suất tăng người vay sẽ chọn dự án có khả năng sinh lợi cao để đảm bảo trả lãi suất cao, nghĩa là khách hàng rủi ro cao. Đây chính là động cơ lệch lạc của người vay. Hiện tượng này cũng làm tăng rủi ro nên làm giảm lợi nhuận của các tổ chức tín dụng.
Chính vì hai lý do trên nên các tổ chức tín dụng hạn chế số tiền cho vay (hay hạn chế tín dụng). Hệ quả của hiện tượng này là nhiều người cần vay nhưng không thể vay đủ nhu cầu hay bị từ chối hoàn toàn, mặc dù sẵn sàng chấp nhận lãi suất cao hơn. Ngoài ra, các nghiên cứu (Jaffee và Stiglitz, 1990; Stiglitz và Weiss, 1992; Kochar, 1997; Boucher, Guirkinger và Trivelli, 2009; Kofarmata và Danlami, 2019) cũng có định nghĩa tương tự, hạn chế tín dụng là tình huống mà thị trường tín dụng chính thức không cung cấp cho nông hộ một lượng tín dụng đúng như mong muốn ở mức lãi suất hợp lý. Theo đó, để đo lường mức độ hạn chế tín dụng, các nhà nghiên cứu sử dụng tỷ số giữa số tiền thực vay và số tiền xin vay (gọi tắt là tỷ lệ vay hay tylevay ). Nếu vay đủ theo nhu cầu thì tylevay 1 và người vay không bị hạn chế tín dụng. Nếu 0 tylevay 1 thì người vay bị hạn chế tín dụng. Trong luận án này, vấn đề quan tâm là trường hợp nông hộ bị hạn chế tín dụng ( hanchetind ungi ) và không bị hạn chế tín dụng.
3.1.1.2 Yếu tố đầu vào sản xuất lúa
Yếu tố đầu vào sản xuất là các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất và bán sản phẩm của công ty bao gồm: đất, lao động, vốn hiện vật, năng lực kinh doanh.
Theo các nghiên cứu (Gaytancioglu và Sürek, 2000; Nimoh, Agyekum và Nyarko, 2012) các yếu tố đầu vào chính trong sản xuất lúa bao gồm đất, nước, lao động, phân bón, thuốc BVTV và giống. Trong đó, đất và nước là hai yếu tố cơ bản nhất không thể thiếu trong sản xuất lúa, giống và lao động là hai yếu tố đảm bảo sản xuất được thực hiện và để sản xuất đạt năng suất cao cần phải có phân bón và thuốc BVTV. Do đó, đây chính là các nguyên liệu đầu vào chính trong sản xuất lúa của nông hộ. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng được các nhà nghiên cứu xem xét là yếu tố đầu vào trong sản xuất lúa của nông hộ như máy móc thiết bị và khoa học kỹ thuật (Akudugu, 2016). Tuy nhiên, do đặc điểm của nghiên cứu này chỉ xem xét các yếu tố đầu vào trong sản xuất lúa có thể bị ảnh hưởng bởi hạn chế tín dụng nên chỉ một số yếu tố được xem là phù hợp (lúa giống, phân bón, thuốc BVTV và lao động thuê) cho nghiên cứu. Đặc biệt, yếu tố máy móc thiết bị cũng có thể chịu ảnh hưởng của việc tiếp cận tín dụng của nông hộ, nhưng không được sử dụng trong nghiên cứu của luận án bởi hai nguyên nhân. Thứ nhất, việc mua máy móc thiết bị chỉ xảy ra đối với nông hộ có quy mô sản xuất lớn, mà đối tượng này lại chiếm số ít. Thứ hai, thời hạn tín dụng để mua máy móc thiết bị thường kéo dài hơn một năm. Do đó, các yếu tố đầu vào trong sản xuất lúa của nông hộ ở ĐBSCL được xem xét bao gồm: lúa giống, phân bón, thuốc BVTV và lao động thuê. Chính vì vậy, lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào trong sản xuất lúa của nông hộ ở ĐBSCL được sử dụng cho luận án là lượng vốn sử dụng mua lúa giống (luagiongi), lượng vốn sử dụng