đó, phương pháp PSM sử dụng điểm cân bằng để tính toán lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào của nông hộ không bị hạn chế tín dụng tương đồng nhất với đặc điểm của nông hộ bị hạn chế tín dụng. Cụ thể, PSM sử dụng E (Y0 D 0) để ước lượng đại lượng đối thực
E (Y0 D 1) . Để ước lượng được đại lượng này, ta cần có: E(Y0 D 1) E(Y0 D 0) 0
để đảm bảo là ATT không chịu ảnh hưởng của sai lệch trong chọn mẫu.Sử dụng kết quả ước lượng từ Probit, xác suất mỗi nông hộ vay được hoàn toàn Sử dụng kết quả ước lượng từ Probit, xác suất mỗi nông hộ vay được hoàn toàn (đó là, điểm xu hướng) sẽ được tính toán. Dựa vào điểm xu hướng, đối với mỗi nông hộ thuộc nhóm can thiệp một nông hộ đối chứng sẽ được xây dựng bằng công cụ so sánh hạt nhân (Kernel), (công cụ này được sử dụng phổ biến bởi: Briggeman và cộng sự, 2009; Katchova, 2010; Ciaian và cộng sự, 2012), các công cụ so sánh khác (phương pháp so sánh cận gần nhất, so sánh bán kính và so sánh phân tầng) được trình bày ở phụ lục 2. Nhằm đảm bảo cho việc các nông hộ được so sánh không quá khác biệt về điểm xu hướng, chúng tôi sử dụng cỡ thước đo 0,01.
So sánh hạt nhân sử dụng bình quân gia quyền của tất cả các đối tượng không bị hạn chế tín dụng để thành đối tượng đối chứng cho mỗi đối tượng bị hạn chế tín dụng.
1ATT Y ATT Y 1i i,j Y 0 j N 1 i T j C
Trong đó, N1 là số nông hộ bị hạn chế tín dụng, (i, j) là gia quyền sử dụng để tính gộp kết quả các đối tượng không bị hạn chế tín dụng. Nếu P1 là điểm xu hướng của nông hộ bị hạn chế tín dụng i và p0 là điểm xu hướng của nông hộ không bị hạn chế tín dụng j, khi đó trọng số trung bình theo so sánh hạt nhân như sau:
Kij Kik (Pk Pi )2 K K ij (Pj Pi ) Kik (Pk Pi ) (i, j) k C k C Kij Kik (Pk Pi )2 2 Kik (Pk Pi ) j Ck C k C Trong đó, K(.) là hàm hạt nhân.
Lượng vốn phân bổ cho các yếu tố đầu vào (dauvaoi) trong sản xuất lúa của nông hộ ở ĐBSCL bao gồm lượng vốn sử dụng mua lúa giống (luagiongi), lượng vốn sử dụng mua phân bón (phanboni), lượng vốn sử dụng mua thuốc bảo vệ thực vật (thuocbvtvi) và số tiền thuê lao động (laodonghuei).
Biến luagiongi được kỳ vọng là không chịu ảnh hưởng của hạn chế tín dụng bởi, theo thực tế tâm lý của nông hộ, đây là yếu tố tiên quyết để đảm bảo năng suất lúa nên lượng lúa giống ít thay đổi theo thực trạng tiếp cận vốn của nông hộ.2 Thật vậy, nếu sạ thưa sử dụng lượng giống ít, khi lúa lên không đều thì có nguy cơ thất mùa nên nông hộ phải “giặm” với chi phí thuê lao động khá cao từ 180.000 – 200.000 đồng/ngày. Lúa lên không đều do nhiều nguyên nhân, phổ biến là chất lượng giống thấp (khả năng nảy mầm kém),3 mặt ruộng lồi lõm, ốc bươu vàng cắn phá, kỹ thuật bón (phân) lót chưa đảm bảo và thời tiết không thuận lợi. Vả lại, hầu hết nông hộ ở ĐBSCL sạ (lan) bằng tay nên khó điều chỉnh mật độ, do đó lúa có thể lên không đều và phải mướn “giặm”. Thông thường, lượng giống sử dụng (hay mật độ gieo sạ) được điều chỉnh theo giống lúa và thân cây lúa, với giống lúa dài ngày (thân cao) thì sạ thưa (lượng giống ít) hơn giống lúa ngắn này (thân thấp). Tuy nhiên, nông hộ thường ít thay đổi giống lúa nên lượng lúa giống sử dụng là khá cứng nhắc.
Khác với biến luagiongi, biến phanboni được kỳ vọng là chịu ảnh hưởng tiêu cực của hạn chế tín dụng, nghĩa là nông hộ bị hạn chế tín dụng sẽ giảm sử dụng yếu tố đầu vào này do tác động của cả hiệu ứng quy mô lẫn hiệu ứng thay thế. Dưới tác động của hiệu ứng quy mô, khi bị hạn chế tín dụng lượng vốn nông hộ sử dụng để mua phân bón giảm bởi không đủ tiền. Khi thiếu tiền để mua phân, nông hộ điều chỉnh giảm lượng phân bón mỗi đợt hay/và điều chỉnh thời điểm bón phân bởi hiệu quả của phân bón tùy thuộc rất lớn vào thời điểm bón phân sao cho cây lúa hấp thu tốt nhất sử dụng phương pháp so màu lá lúa. Nông hộ cũng có thể điều chỉnh cơ cấu loại phân bón phù hợp với từng địa bàn và năng lực tài chính của bản thân. Ngoài ra, trên thị trường có một số loại phân bón có thể sử dụng với lượng ít hơn nhưng vẫn có tác dụng tương tự như các loại
2Ở ĐBSCL, có khoảng 13% số nông hộ gieo sạ 100 kg/ha, khoảng 58% gieo sạ 20- 150 kg/ha và 29% gieo sạ từ 150 kg/ha trở lên (Nguồn: www.binhdien.com).
3Dù ngành nông nghiệp đã quan tâm công tác giống cùng mạng lưới các doanh nghiệp, đơn vị sản xuấtphát triển nhanh và mạnh, nguồn cung lúa giống vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho toàn vùng. Theo đó, phát triển nhanh và mạnh, nguồn cung lúa giống vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho toàn vùng. Theo đó, ĐBSCL vẫn còn thiếu từ 200.000 – 240.000 tấn lúa giống xác nhận mỗi năm. Khi nông hộ bị thiếu giống lúa xác nhận để sản xuất, các cơ sở, đại lý kinh doanh lúa giống dùng nhiều cách để trục lợi, tung ra các loại lúa giống giả, lúa giống kém chất lượng. Trên thực tế, việc thanh tra, kiểm tra và xử phạt các cơ sở kinh doanh lúa giống làm ăn gian dối lại không dễ (Nguồn: https://vtv.vn ngày 18-6-2018).
phân khác đối với cây lúa. Tuy nhiên, do nhận thức chưa đầy đủ của nông hộ (nhiều phân thì lúa tốt và năng suất cao hơn của người khác), sự thiếu siêng năng trong chăm sóc mùa màng và chịu tác động của các đại lý vật tư thông qua chiến lược tiếp thị để bán được nhiều hàng nên nhiều nông hộ sử dụng phân bón quá liều lượng (chẳng hạn như phân P và K) và không mang lại tác dụng bởi đã bão hòa do tích tụ trong đất một lượng khá lớn qua nhiều năm và đất trồng lúa ở ĐBSCL lại giàu kali. Đối với hiệu ứng thay thế, khi bị hạn chế tín dụng, nông hộ sẽ gia tăng sử dụng lao động nhà để chăm sóc lúa thay cho phân bón. Việc thay thế này có thể không hoàn hảo nhưng có tác dụng nhất định đối với kết quả thu hoạch bởi dân gian có câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Do làm cho chính bản thân nên nông hộ sẽ rất nỗ lực với kỳ vọng cải thiện năng suất lúa, qua đó giảm ảnh hưởng tiêu cực của hạn chế tín dụng.
Mục tiêu chính của nông hộ trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là để khống chế sâu bệnh trên cây lúa. Do thời gian sinh trưởng của hầu hết các giống lúa mà nông hộ đang canh tác rất ngắn và khí hậu ẩm ướt nên sâu bệnh phát triển nhanh trên ruộng lúa của các nông hộ ở ĐBSCL. Vì vậy, nông hộ có xu hướng sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có tác dụng mạnh tức thì với độc tố và liều lượng cao, thậm chí cao hơn so với chỉ dẫn trên nhãn thuốc (Phạm Văn Toàn, 2013). Thói quen này kéo dài dai dẳng và chưa có dấu hiệu chuyển biến. Lý do chính của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với liều cao hơn chỉ dẫn là để chắc chắn đạt hiệu quả sau khi phun. Đặc biệt, nông hộ thường tăng liều lượng sử dụng nếu (những) lần phun trước không mang lại hiệu quả. Nông hộ còn trộn hai hay nhiều loại thuốc trong một lần phun mà không quan tâm đến hiệu quả trị bệnh thực sự của nó. Nguyên nhân của hiện tượng này là tâm lý không tin vào chất lượng của thuốc.4 Ngoài ra, nông hộ còn cho rằng làm như vậy là để tiết kiệm thời gian và công lao động mà lại có thể đẩy lùi được nhiều loại sâu bệnh sau khi phun. Khi đó, chỉ cần tăng mỗi loại thuốc một ít thì tổng lượng thuốc mà nông hộ sử dụng thực sự tăng đáng kể. Tâm lý này cũng xuất hiện khi thấy nông hộ bên cạnh thực hiện có hiệu quả trị bệnh mà không quan tâm đến đặc thù riêng của bản thân như thời điểm phun, loại sâu bệnh và năng lực tài chính. Sau khi phun cho lúa, lượng thuốc bảo vệ thực vật thường vẫn còn thừa một ít. Khi đó, nông hộ đổ số thừa này trực tiếp xuống ruộng, phun lại cho lúa hay hoa màu ven bờ mẫu hay phun thêm cho những nơi bị nhiễm bệnh nặng trong ruộng lúa. Mặt khác, do sử dụng nhiều phân bón (đặc biệt là đạm) nên cây lúa tăng trưởng nhanh, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển và lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng tăng theo. Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật khiến sâu bệnh “lờn” thuốc nên nông hộ khó giảm liều lượng sử dụng. Với các lý giải như trên, biến thuocbvtvi được kỳ vọng là không/hay chịu ảnh hưởng rất ít của tình trạng hạn chế tín dụng mà nông hộ phải đối mặt.
4Đây là hệ quả của việc quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật quá mức và nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật giả bán trên thị trường mà không bị kiểm soát hay xử phạt đúng mức.
Như vừa phân tích, khi lượng phân bón giảm do bị hạn chế tín dụng, năng suất lúa sẽ giảm theo nên để, khắc phục phần nào, nông hộ tăng cường sử dụng lao động nhà để chăm sóc bởi lao động nhà không tốn kém chi phí, do đó hiệu ứng thay thế phát huy tác dụng. Điều đó lý giải vì sao lao động nhà có thể đồng biến với mức độ hạn chế tín dụng. Tuy nhiên, việc thay thế lao động nhà cho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có thể không đồng nhất giữa các nông hộ do đặc thù riêng của các nông hộ. Quy mô sản xuất nhỏ nên lao động nhà (bao gồm cả lao động vị thành niên và lớn tuổi) có thể thay thế cho các loại yếu tố đầu và khác trong việc chăm sóc, kiểm soát và hạn chế sâu bệnh trên cây lúa. Khi không đủ lao động nhà, nông hộ có thể thuê lao động ngoài, do hạn chế tín dụng làm giảm lượng sử dụng yếu tố đầu vào khác nên nông hộ ít thuê lao động để sạ lúa, bón phân hay phun thuốc – các công việc có thể làm kịp thời bởi lao động nhà nếu khối lượng không quá lớn và không quá cấp bách. Lao động thuê có thể được trả công vào cuối vụ bằng hiện vật (lúa).
Sau đó, tình trạng hạn chế tín dụng của nông hộ được chia thành nhiều mức độ khác nhau để xem xét ảnh hưởng phi tuyến của hạn chế tín dụng đến lượng vốn phân bổ vốn cho các yếu tố đầu vào. Cụ thể, mẫu khảo sát được chia thành 6 nhóm với mức độ hạn chế tín dụng giảm dần. Trong đó, nhóm 1 bao gồm các nông hộ có 0 tylevayi 0,2 ; nhóm
2 có 0,2 tylevayi 0,4 ; nhóm 3 có 0,4 tylevayi 0,6 ; các nhóm tiếp theo có
tylevayi tăng
dần với bước nhảy là 0,2, nhóm cuối cùng (nhóm 6) là trường hợp nông hộ đạt tylevayi là 100% (đó là, vay được toàn bộ số tiền xin vay). Sau đó, luận án tiến hành so sánh nhóm 2 với nhóm 1 và nhóm 3 so với nhóm 2, tương tự như vậy cho đến nhóm cuối cùng để xem xét khác biệt về lượng vốn phân bổ cho yếu tố đầu vào giữa hai nhóm so sánh.
3.2.3.4 Phương pháp ước lượng ảnh hưởng của hạn chế tín dụngđến năng suất lúa của nông hộ đến năng suất lúa của nông hộ
Tương tự phần trước, phần này cụ thể hóa phương pháp ước lượng tổng quát đã được trình bày để ước lượng ảnh hưởng của hạn chế tín dụng đến năng suất lúa của các nông hộ được khảo sát. Cụ thể, đối với một nông hộ bị hạn chế tín dụng (nhóm can thiệp), năng suất lúa quan sát được là E (S1 D 1) và năng suất lúa giả định (không quan sát được) là E (S 0 D 1) . Tương tự, đối với một nông hộ không bị hạn chế tín dụng (nhóm đối chứng), năng suất lúa quan sát được là E(S0 D 0) và năng suất lúa giả định (không quan sát được) là E (S1 D 0) , với E( ) là kỳ vọng. Cũng theo Rosenbaum and Rubin (1983), ATT chính là:
ATT E(S1 S0 D 1) E(S1 D 1) E(S0 D 1)
Đại lượng cần ước lượng của luận án không phải E(S0 D 0) (bởi đại lượng này có thể quan sát được) mà là E (S0 D 1) . Để làm điều đó, phương pháp PSM sử dụng điểm cân bằng để tính toán năng suất lúa của nông hộ không bị hạn chế tín dụng (nhóm đối chứng) tương đồng nhất với đặc điểm của nông hộ bị hạn chế tín dụng (nhóm can
thiệp). Cụ thể, PSM sử dụngE(S0 ta cần có: E(S0 ta cần có: