- Loạ i2 yếu tốN và P với tỷ lệ NPK: 18:46:0 và 20:20:0;
các tổ chức tín dụng không có sự khác biệt giữa nông hộ bị HCTD và nông hộ không bị HCTD ở năm 2018, nhưng có sự khác biệt ở mức ý
nông hộ không bị HCTD ở năm 2018, nhưng có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% đối với nông hộ ở năm 2015.
Chính vì bị các TCTD hạn chế số tiền cho vay nên những hộ này tăng cường mua chịu ở các đại lý vật tư nông nghiệp. Kết quả ở bảng 5.3 cho thấy nông hộ bị HCTD mua chịu vật tư nhiều hơn nông hộ không bị HCTD trong cả hai thời điểm năm 2015 và năm 2018 với mức ý nghĩa 1%. Tương tự, chi phí sản xuất lúa của nông hộ ở ĐBSCL có sự khác biệt giữa nông hộ bị HCTD và nông hộ không bị HCTD ở cả năm 2015 và năm 2018 đối với yếu tố phân bón, lao động thuê và chi phí khác. Trong khi đó, chi phí cho giống và thuốc bảo vệ thực vật không có sự khác biệt giữa nông hộ bị HCTD và nông hộ không bị HCTD. Kết quả này cho thấy giống và thuốc BVTV là hai yếu tố không thể thay đổi mặc dù nông hộ có thể bị HCTD. Nông hộ bị hạn chế tín dụng phân bổ vốn cho phân bón, lao động thuê và chi phí khác ít hơn so với nông hộ không bị hạn chế tín dụng ở cả năm 2015 và năm 2018. Kết quả này phù hợp với thực tế bởi khi bị HCTD nông hộ không đủ vốn để phân bổ cho sản xuất như nông hộ không bị HCTD (nông hộ có đủ tiền sản xuất).
Bảng 5.3 Đặc điểm nông hộ bị hạn chế tín dụng và không bị hạn chế tín dụng
2015 (N = 1.017) 2018 (N = 1.065)
Tiêu chí Không HCTD Trung bình t-test Không HCTD Trung bình t-test
Có HCTD Có HCTD (N =
(N = 234) (N = 776) (N = 248) 817)
Tuổi chủ hộ (năm) 52,85 50,61 2,75 51,25 50,79 0,58
Số nhân khẩu (người) 4,54 4,61 -0,71 4,18 4,22 -0,41
Học vấn chủ hộ (lớp) 6,67 6,25 1,74 6,55 6,21 1,41
Thời gian cư trú ở địa phương (năm) 48,37 46,79 1,64 47,59 46,93 0,69 Diện tích đất nông nghiệp (1.000 m2) 17,25 15,16 1,98* 24,57 18,07 6,64*** Khoảng cách TCTD gần nhất (km) 9,24 11,25 -3,83*** 6,89 8,63 -7,27*** Thu nhập (triệu đồng/người/năm) 57,23 41,96 4,91*** 96,13 69,91 7,30*** Thu nhập từ sản xuất lúa (triệu đồng/người/năm) 30,08 24,29 4,95*** 61,81 51,53 2,91***
Năng suất lúa (tấn/ha) 8,58 7,50 3,83*** 7,59 6,85 4,43***
Số tiền vay chính thức (triệu đồng/năm) 16,29 12,59 1,43 11,26 53,36 -2,49**
Số lần vay ở các TCTD 0,68 2,49 - 11,41*** 1,32 1,40 -0,67
Số lần sai hẹn khi trả nợ 0,03 0,04 -0,43 0,04 0,18 -4,64***
Số tiền mua chịu (triệu đồng/năm) 12,29 34,06 -9,32*** 8,27 40,76 -10,30***
Chi phí giống (triệu đồng/ha) 1,72 1,66 0,95 0,19 0,19 0,46
Chi phí phân bón (triệu đồng/ha) 6,49 6,18 1,99* 6,91 6,13 3,79***
Chi phí thuốc bảo vệ thực vật (triệu đồng/ha) 5,36 5,31 0,35 4,95 4,88 0,37 Chi phí lao động thuê (triệu đồng/ha) 6,21 5,79 2,56** 8,21 6,60 6,37***
Chi phí khác (triệu đồng/ha) 0,62 0,58 3,56*** 0,83 0,73 3,50***
Nguồn: Tính toán từ số liệu tự khảo sát của tác giả năm 2015 và 2018
5.1.4 Thực trạng phân bổ vốn cho yếu tố đầu vào
Chi phí sản xuất chủ yếu của nông hộ tập trung ở các khoản chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật và chi phí lao động. Thực tế, hoạt động sản xuất lúa của nông hộ còn phát sinh một số chi phí khác nhưng tỷ trọng không đáng kể trong tổng chi phí. Bảng 5.1 cho thấy, chi phí giống bình quân của nông hộ ở năm 2015 là 1,66 triệu đồng/ha và năm 2018 là 1,91 triệu đồng/ha. Như đã phân tích, nỗi sợ thất mùa khi giống lúa không đảm bảo chất lượng và mật độ gieo sạ không đủ dày mặc dù hành vi này không thực sự khoa học nhưng đã bám rễ sâu vào trong suy nghĩ của bà con trồng lúa. Ngược lại với giống, chi phí phân bón bình quân năm 2015 (6,26 triệu đồng/ha) và năm 2018 (6,37 triệu đồng/ha).
Khác với phân bón, lượng thuốc bảo vệ thực vật bình quân nông hộ sử dụng năm 2015 với 5,33 triệu đồng/ha và năm 2018 với 4,88 triệu đồng/ha. Như đã phân tích, trong xu thế của sự di cư của người dân nông thôn (phần lớn trẻ tuổi) đến tìm việc ở các đô thị và các khu công nghiệp tập trung do cả yếu tố kéo (thu nhập tốt hơn và ổn định hơn
ở đô thị và các khu công nghiệp) và yếu tố đẩy (thu nhập thấp hơn và bấp bênh ở nông thôn do nhiều nguyên nhân) nên lao động ở nông thôn có xu hướng thiếu hụt, đặc biệt là khi vào vụ thu hoạch, khi có các đột biến xảy ra cần khắc phục (như lũ về hay sâu bệnh xuất hiện đại trà) hay khi xuất hiện các cơ hội thị trường (như giá tăng cần thu hoạch gấp sản phẩm).18 Vì vậy, theo Bảng 5.4, chi phí lao động thuê bình quân mà nông hộ sử dụng năm 2018 (6,77 triệu đồng/ha) và năm 2015 (5,90 triệu đồng/ha). Với xu hướng di cư của người dân nông thôn (trẻ) đến các đô thị và các khu công nghiệp tập trung để tìm việc làm nên lao động nông thôn ngày một trở nên khan hiếm và đắt đỏ. Vì vậy, khi có nhu cầu các nông hộ thường phải thuê (bởi thiếu lao động gia đình) với giá cao.
Bảng 5.4 Vốn phân bổ cho lao động thuê của nông hộ
2015 2018
Loại chi phí Trung bình Tỷ trọng (%) Trung bình (triệu Tỷ trọng
(triệu đồng/ha) đồng/ha) (%)
Cày xới (chuẩn bị đất) 1,50 25,43 1,80 26,59
Sạ lúa 0,30 5,08 0,37 5,47 Làm cỏ 0,40 6,78 0,40 5,90 Bón phân, xịt thuốc 1,00 16,95 1,00 14,77 Bơm nước 0,90 15,25 1,00 14,77 Thu hoạch 1,80 30,51 2,20 32,50 Tổng 5,90 100,00 6,77 100,00
Nguồn: Tính toán từ số liệu tự khảo sát của tác giả năm 2015 và 2018
18 Ở ĐBSCL hiện đã xuất hiện mô hình “Tổ dịch vụ làm lúa thuê” (chẳng hạn như ở xã Mỹ Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) để khắc phục phần nào tình trạng thiếu lao động nơi đây.
Do điều kiện tự nhiên ở ĐBSCL khá thuận lợi cho sản xuất lúa nên các khoản chi phí khác như chi phí tưới tiêu chiếm tỷ trọng không đáng kể (chỉ tốn chi phí thuê bơm nước từ kênh, rạch vào ruộng cộng với tiền mua dầu) trong chi phí sản xuất lúa của nông hộ nơi đây. Tương tự, chi phí chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí thuê mướn của nông hộ trồng lúa ở ĐBSCL có chi phí sạ lúa, làm cỏ và chi phí thuê xịt thuốc. Nguyên nhân các khoản chi phí này thấp là do bản chất của công việc (chẳng hạn, một lao động có thể sạ lúa đạt 1ha/ngày nên họ có thể tự làm nếu có diện tích đất ít). Chủ hộ trực tiếp tham gia sản xuất lúa sử dụng hóa chất để diệt cỏ, ốc bưu vàng nên chi phí thuê mướn thấp nhưng chi phí BVTV lại cao.
Đặc biệt trong tổng chi phí thuê mướn, chi phí cho chuẩn bị đất và chi phí thu hoạch chiếm tỷ trọng cao lần lượt là 25,43% và 30,51% ở năm 2015 và 26,59% và 32,50% ở năm 2018. Do đặc điểm sản xuất lúa phụ thuộc vào thời tiết, mùa vụ, tính đồng bộ trong việc chuẩn bị đất và thu hoạch bởi nếu không đồng loạt chuẩn bị đất thì nông hộ có đất ở trong “hậu” (xa đường giao thông) sẽ khó sản xuất vì không trùng lịch bơm, xả nước của hộ ở mặt tiền. Tương tự cho trường hợp thu hoạch, nông hộ có đất trong “hậu” sẽ phải đợi nông hộ ở mặt tiền thu hoạch mới thu hoạch được vì không có đường đi cho phương tiện máy cắt. Điều đó cho thấy, việc chuẩn bị đất và thu hoạch của nông hộ trồng lúa phải thực hiện đồng thời, dẫn đến việc lao động không đủ để phục vụ cho sản xuất. Kết quả là nông hộ phải thuê lao động với giá cao, làm tăng chi phí sản xuất.
Ngoài ra, nông hộ còn phải gánh chịu một số chi phí khác được che đậy bởi thương lái, đó là chi phí cho cò lúa và chi phí khuân vác lên xuống phương tiện vận chuyển khi nông hộ bán lúa. Trên thỏa thuận là người mua trả phí này, nhưng thực tế họ đã tính vào chi chí mua hàng nên nông hộ vẫn là người mất mát. Bên cạnh đó, chi phí dầu bơm nước vào ruộng và chi phí xăng cho các phương tiện đi lại phục vụ cho sản xuất thường nông hộ ít quan tâm. Mặc dù chi phí này không cao, bình quân 0,76 triệu/ha ở năm 2018 và 0,59 triệu/ha ở năm 2015, nhưng cũng làm cho nông hộ giảm thu nhập.
5.1.5 Năng suất lúa
Diện tích đất sản xuất ít nên nông hộ không đủ phương tiện sản xuất nhằm đảm bảo cuộc sống cho gia đình (một mặt là nông hộ không thể áp dụng khoa học – kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, mặt khác nông hộ không thể phát huy tính lợi thế theo quy mô). Do đó, ở mức độ sở hữu đất sản xuất khác nhau nông hộ có năng suất lúa khác nhau.
Bảng 5.5 cho thấy, khi nông hộ có diện tích đất nhỏ hơn 3 ha thì năng suất lúa của nông hộ đạt mức cao (từ 7,50 đến 7,99 tấn/ha ở năm 2015 và từ 7,08 đến 7,40 tấn/ha ở năm 2018), sau đó diện tích đất tăng thì năng suất có xu hướng giảm. Mức năng suất thấp nhất ở năm 2015 khi nông hộ có diện tích đất lúa từ 3 đến 4 ha (7,21 tấn/ha) và năm 2018 mức năng suất thấp nhất khi nông hộ có diện tích từ 4 đến 5 ha (6,39 tấn/ha). Khi điện tích đất trồng lúa của nông hộ từ 5 ha trở lên thì mức năng suất có xu hướng tăng ở năm 2018 và giảm ở năm 2015 (ở năm 2015 là 7,02 tấn/ha và năm 2018 là 6,49 tấn/ha).
Bảng 5.5 Năng suất lúa của nông hộ ở ĐBSCL
2015 2018
TT Diện tích (ha) Số hộ Năng suất Số hộ Năng suất
(tấn/ha) (tấn/ha) 1 ≤ 0,5 228 7,60 94 7,40 2 > 0,5–1,0 264 7,76 193 7,19 3 > 1,0–2,0 345 7,99 336 7,08 4 > 2,0–3,0 107 7,50 183 7.09 5 > 3,0–4,0 38 7,21 117 6,88 6 > 4,0–5,0 15 8,41 70 6,39 7 > 5,0 28 7,02 72 6,49
Nguồn: Số liệu tự khảo sát năm 2015 và năm 2018
Tính kinh tế quy mô có thể giúp lý giải cho thực tế trên. Thật vậy, diện tích sản xuất lúa từ 1 ha đến 3 ha cho năng suất cao bởi với diện tích này nông hộ dễ dàng chăm sóc và còn có thể dư thời gian làm công việc khác tăng thu nhập. Tuy nhiên, năng suất lúa đạt mức thấp ở mức diện tích từ 3 đến 4 ha ở năm 2015 và ở mức 4 đến 5 ha ở năm 2018 là vì ở mức diện tích này nếu nông hộ toàn tâm cho sản xuất lúa thì thu nhập sẽ khó đảm bảo cho cuộc sống tốt hơn. Trong khi đó, vừa sản xuất lúa vừa làm việc khác sẽ có thu nhập tốt hơn, vì vậy ở khoảng diện tích sản xuất này năng suất lúa của nông hộ không cao. Khi diện tích đất lúa lớn hơn 5 ha, nông hộ sẽ chuyên tâm sản xuất hơn bởi khi đó cây lúa có thể đảm bảo cuộc sống của nông hộ mà không cần các hoạt động khác, khích lệ nông hộ áp dụng kỹ thuật sản xuất tốt hơn.
5.2 ẢNH HƯỞNG CỦA HẠN CHẾ TÍN DỤNG ĐẾN LƯỢNG VỐN PHÂN BỔCHO YẾU TỐ ĐẦU VÀO CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA CHO YẾU TỐ ĐẦU VÀO CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA
5.2.1 Ảnh hưởng của các yếu tố đến HCTD đối với nông hộ trồng lúa