TẬP TRUNG SUY TƯỞNG ĐỂ TÂM THÁI BÌNH TĨNH TRỞ LẠI Tình yêu, hạnh phúc, sức khỏe, tài sản và sự yên tĩnh của nội tâm đều là thứ mà cả đời chúng ta khao

Một phần của tài liệu Ebook Sức mạnh của tĩnh tâm: Phần 2 (Trang 41 - 43)

Tình yêu, hạnh phúc, sức khỏe, tài sản và sự yên tĩnh của nội tâm đều là thứ mà cả đời chúng ta khao khát theo đuổi. Nhưng trong xã hội hiện đại, tâm hồn của chúng ta thường cảm thấy nặng nề. Giờ phút này, tâm trạng của bạn thế nào? Có cảm thấy dường như bị rất nhiều tảng đá đè nặng không thể thở được, hoặc là có cảm giác trống rỗng vô bờ không?

Nếu thật sự như vậy, hãy thử dùng tập trung suy tưởng để giảm bớt đau đớn trong nội tâm và những tạp niệm vô nghĩa, để tâm hồn của chúng ta càng bình tĩnh và cân bằng. Tập trung suy tưởng là một phương pháp tập trung tinh thần, duy trì tâm thái cân bằng. Thông qua tập trung suy tưởng, để “giảm gánh nặng” cho tâm hồn, khai thác vẻ đẹp bên trong cơ thể, loại bỏ phiền toái trong tâm hồn. Bạn có hi vọng loại bỏ lo lắng trong lòng không? Bạn có hi vọng thoát khỏi những ý nghĩ mệt mỏi không? Vậy thì bắt đầu từ bây giờ, hãy chuyên tâm để tập trung suy tưởng!

Phương pháp nhập môn tập trung suy tưởng

Để tiến hành tập trung suy tưởng, đầu tiên ta cần lựa chọn trang phục rộng rãi thoải mái, đồng thời lựa chọn một môi trường yên tĩnh. Tiếp đó, ta khoanh chân, nhắm mắt, thẳng lưng, để tâm thái dần dần ổn định trở lại, toàn tâm toàn ý cảm nhận hơi thở của cơ thể mình.

Trong quan niệm Yoga của Ấn Độ, cơ thể của con người tổng cộng có bảy đường năng lượng, được gọi là “chakra” (luân xa). Khi tiến hành tập trung suy tưởng, đầu tiên phải tập trung ý thức của bản thân ở chakra chóp mũi hoặc chakra giữa vùng ngực, hoặc chakra đan điền (ba đốt ngón tay dưới rốn). Nếu đây là lần đầu tiên bạn thử tập trung suy tưởng, tốt nhất tập trung ý thức ở chóp mũi, cho dù trong quá trình suy tưởng đột nhiên nhớ ra chuyện gì đó cũng không được bận tâm tới nó, cố gắng để ẩn đi ý thức của mình, một mặt hít thở chậm, một mặt tập trung tinh thần.

Nếu vẫn khó tập trung tinh thần, có thể sử dụng “Anapanasati” để trợ giúp bản thân. Phương pháp “Anapanasati” tức là trong khi thở theo nhịp đều và chậm thì trong lòng nhẩm đếm số để tập trung tinh thần. Trong một nhịp hít thở, từ một nhẩm đếm đến mười, sau đó lại quay lại đếm lại. Nếu trong quá trình hít thở mà bị quên mất mình đã đếm tới đâu thì có thể đếm lại từ đầu.

Còn một phương pháp nữa là khi hít thở thì tâm niệm “chân ngôn” nhiều lần. “Chân ngôn” ở đây có thể là những câu niệm trong Phật giáo như câu Lục tự đại minh chú “Úm ma ni bát mê hồng”, cũng có thể căn cứ vào sở thích của mình đọc thầm những cụm từ mà mình thích, ví dụ khi hít vào thì nhẩm “đại dương”, khi thở ra nhẩm “hòa bình”; hoặc khi hít vào nhẩm “hạnh phúc”, khi thở ra nhẩm “ánh nắng”…

Tiết tấu cuộc sống ngày nay khá gấp gáp, nếu chúng ta có thể bớt ra một chút thời gian mỗi ngày để tập trung suy tưởng, giúp cho công việc và cuộc sống bớt căng thẳng, thì nội tâm và tâm trạng của bạn sẽ nhanh chóng có chuyển biến tốt. Ví dụ buổi sáng thời gian khá gấp, trước khi ngủ dậy, bạn có thể nằm trên giường tập trung suy tưởng trong thời gian năm đến mười phút, như thế có thể mang lại tâm thái bình an và yên ổn cho ngày mới; đối mặt với công việc chất như núi trong phòng làm việc, hãy bớt ra thời gian khoảng năm phút tập trung suy tưởng để xua đi áp lực và gánh nặng công việc, chỉ cần như vậy, nội tâm của bạn cũng sẽ trở nên yên tĩnh và bình ổn hơn, hiệu suất công việc sau đó cũng sẽ được nâng cao; buổi tối trước khi đi ngủ, hãy bớt xem tivi mười phút, tập trung suy tưởng một lần, cũng có thể đạt hiệu quả thanh lọc cơ thể và tâm hồn, cho bạn kết thúc một ngày dài trong sự bình yên.

Một phần của tài liệu Ebook Sức mạnh của tĩnh tâm: Phần 2 (Trang 41 - 43)