QUAY TRỞ VỀ SUY TƯỞNG THỜI THƠ ẤU ÊM ĐỀM

Một phần của tài liệu Ebook Sức mạnh của tĩnh tâm: Phần 2 (Trang 52 - 55)

Tâm lí học đã nghiên cứu và chứng minh rằng, thời thơ ấu đối với hầu hết mọi người đều là một quãng đời và hồi ức vô cùng đẹp đẽ. Tuy thời thơ ấu của mỗi người dù ít dù nhiều cũng tồn tại những hồi ức về sự tổn thương, nhưng cho dù thế nào đi nữa, thời thơ ấu luôn luôn là một biểu tượng. Nó tượng trưng cho sự chở che, đồng thời cũng tượng trưng cho những món đồ chơi phong phú đa dạng, cho cuộc sống nhẹ nhàng, cho dù đó chỉ đơn giản là những đêm yên tĩnh ngắm nhìn bầu trời sao lấp lánh.

Thời thơ ấu – một khoảng thời gian tràn đầy mơ ước và niềm vui.

Tâm lí học hiện đại có nhiều phương pháp có thể giúp con người thư giãn, trong đó một trong những phương thức vô cùng quan trọng là suy tưởng. Khi suy tưởng, chúng ta có thể lựa chọn một nơi yên tĩnh, nằm ngửa, sau đó theo bước của giáo viên hướng dẫn suy tưởng, từng bước từng bước “tiến lên” phía trước. Chúng ta đang vượt qua đại dương, vượt qua rặng núi, đi qua khu rừng và bãi cỏ rộng lớn, sau đó bạn sẽ nhìn thấy một ngôi nhà đáng yêu, nó chỉ thuộc về một mình bạn…

Ngoài sự hướng dẫn của giáo viên, chúng ta còn có thể tự tiến hành suy tưởng.

Khi tự tiến hành suy tưởng, bạn hãy thử quay ngược thời gian, để bản thân quay về thời thơ ấu, quay về với cái tôi tự do tự tại, không có gì ràng buộc. Phương pháp này dễ chịu hơn tắm mình trong tinh dầu hoa hồng hoặc massage toàn thân rất nhiều! Bởi vì sự thoải mái trên cơ thể chỉ có thể mang tới cho chúng ta niềm vui tạm thời; còn niềm vui về tinh thần mới có thể khiến tâm hồn của chúng ta thật sự bình tĩnh trở lại. Trước khi bắt đầu “massage tâm lí”, ta phải tìm được một nơi yên tĩnh. Nếu điều kiện cho phép, có thêm chút âm nhạc thì càng tốt, nhưng nhớ không được có lời để tránh gây phân tán sự chú ý. Tiếp đó, bạn hãy bày bên cạnh một vài thứ có thể khiến mình cảm thấy vui vẻ, ví dụ như mấy con thú bông yêu thích, chiếc trống lắc hay mấy bộ quần áo cũ hồi nhỏ hay mặc, những thứ này đều có tác dụng hỗ trợ chúng ta bước vào thời thơ ấu nhanh hơn.

Bước thứ nhất: Toàn thân thả lỏng, nhanh chóng bước vào tâm trạng mà mình muốn

Đối với người trưởng thành, để làm được điều này là một việc không dễ dàng gì. Ngoài việc phải đối mặt với mọi sự trói buộc từ thế giới bên ngoài, bản thân chúng ta còn tự gán cho mình rất nhiều hạn chế. Ví dụ như nam nhi không được rơi lệ. Ai nói đàn ông không được khóc? Đây đều là những hạn chế mà con người tự gán cho mình. Có điều, đàn ông không được khóc nhưng cậu bé con thì có thể, không ai ngăn cản nước mắt của một cậu bé. Hay ví dụ như tôi thích nhặt vỏ sò, và đã nhặt được rất nhiều vỏ sò đủ loại màu sắc trên bãi biển mang về nhà, nhưng mẹ lại mắng tôi: “Sao lại nhặt những thứ linh tinh này về nhà, làm bừa bãi hết cả nhà cửa!” Trong thế giới suy tưởng thì tất cả những ràng buộc này đều không thành vấn đề, chúng ta hoàn toàn không cần bận tâm tới sự trách mắng của người lớn, chỉ cần làm việc mình thích, không có sự cằn nhằn của mẹ, cũng không có cái lườm của ông chủ, càng không có sự tổn thương mà người yêu gây ra. Hãy tưởng tượng, bạn rửa sạch một nắm vỏ sò, đặt tên cho từng cái, rồi đặt trên bệ cửa sổ cho ánh nắng chiếu vào, bạn say sưa ngắm nhìn từng vỏ sò một…

Việc để cho tâm trạng được tùy theo ý thích này là bước đầu tiên của quá trình suy tưởng thời thơ ấu, hơn nữa đây cũng là trạng thái tâm lí có thể được đưa vào cuộc sống hàng ngày. Bạn thích nhặt vỏ sò, vậy thì hãy đến bên bờ biển! Hãy rủ dăm ba người bạn thân, mang theo máy ảnh, đồ ăn, không bận tâm tới cát sỏi, càng không bận tâm sóng gió, trong lòng chỉ cần nghĩ tới niềm vui được làm những gì mình muốn. Thực ra, niềm vui của thời thơ ấu không chỉ có thể tìm thấy trong suy tưởng mà còn có thể trở thành hiện thực trong cuộc sống.

Thời niên thiếu, chúng ta luôn tràn đầy mơ mộng. Giống như một câu hát: “Thời thơ ấu bướm hoa và chim, cùng mưa nắng. Em đứng bên trời tự do, yêu đời thiết tha…” Tôi tưởng tượng cây nấm mọc ra to mãi, to mãi, có thể hái xuống làm ô che mưa; bạn tưởng tượng lớn lên có thể biến thành siêu nhân hoặc người máy; anh ta tưởng tượng có một ngày ra khỏi cửa gặp ngay Doraemon và Nobita cãi nhau, bèn bước lên phía trước can ngăn họ… Bạn còn tưởng tượng mình có một căn nhà lớn? Tưởng tượng căn nhà được sắp xếp như thế nào, bày biện đẹp đẽ ra sao? Các cô bé có phải đã từng hi vọng có đầy một căn nhà toàn búp bê? Tưởng tượng sau này mình sẽ làm nghề gì? Tưởng tượng trong tương lai sẽ gặp gỡ người trong mộng như thế nào?...

Trẻ con là những người giàu sức tưởng tượng nhất, bạn hãy thử mượn trí tưởng tượng của mình hồi nhỏ, dùng ánh mắt lạc quan, tò mò, ngây thơ của trẻ con để nhìn thế giới, để bản thân trở nên vui vẻ.

Bước thứ ba: Dũng cảm tiến lên phía trước

Bạn đã nhìn thấy những em bé tập đi chưa? Chúng lảo đảo, cho dù bị ngã cũng chẳng bận tâm, lại bò dậy tiếp tục vui sướng đi lên trước. Đối với trẻ con, thế giới này thật mới mẻ, lạ lẫm, đang chờ mình đi phát hiện, khám phá. Từ học đi những bước chập chững đầu tiên tới khi dần dần thành thục, rồi lại tới khi có thể chạy nhảy, không biết vấp ngã bao nhiêu lần, chịu bao đau đớn. Nhưng đối với trẻ con, việc phạm những sai lầm như thế này chẳng phải là vấn đề gì to tát cả.

Còn với người trưởng thành thì ngược lại, càng già càng nhát gan hơn, bởi vì họ đã bị các kiểu tổn thương làm cho càng ngày càng sợ hãi nhiều thứ. Sau lần đầu tiên chạm vào lửa, ta ghi nhớ rằng lửa sẽ làm bỏng da, vì thế lần sau không dám động vào; rồi dần dần ta biết tới các cạm bẫy, các quy tắc ngầm trong xã hội. Khi bản thân đã có khả năng, muốn dốc sức làm việc gì đó thì lại lo trước tính sau, sợ thất bại, cuối cùng không dám bắt tay vào thực hiện, đành lựa chọn con đường bảo thủ nhất để giữ lấy an toàn cho mình. Bây giờ nghĩ lại, có phải ta đang có chút hối hận? Có phải vẫn còn chút ấm ức? Nếu có, bạn hãy thử dùng phương thức suy tưởng thời thơ ấu để giải tỏa những cảm xúc bị đè nén trong lòng, thông qua suy tưởng để trái tim tự mở ra một con đường mới, trên con đường ấy ta không còn sợ bị tổn thương hay thất bại nữa.

Bước thứ tư: Bồi dưỡng cảm giác tin tưởng

Khi con người nảy sinh sự nghi ngờ đối với thế giới bên ngoài thì thường nói: “Anh coi tôi là đứa trẻ lên ba sao? Dễ dàng bị anh lừa như vậy sao!” Đó là bởi vì khi còn nhỏ, chúng ta tràn đầy niềm tin đối với thế giới này. Bầu trời xanh biếc, mây trắng muốt, các con vật nhỏ đáng yêu, không làm hại người. Các bạn nhỏ chơi đùa với nhau thân thiện, không có khoảng cách và rất vui vẻ. Đó là bởi vì mọi người tin rằng chúng ta sẽ luôn thân thiện và gắn bó với nhau, cho dù có phải tạm thời xa cách đi nữa thì sau này nhất định cũng sẽ gặp lại.

Bạn đã từng chú ý tới dáng vẻ của các bạn nhỏ khi gặp người lạ chưa? Ban đầu chúng trốn sau lưng người lớn, nhưng sau đó lại tò mò, mon men thử tìm hiểu, làm quen đối phương.

Hãy hỏi những người thân xung quanh bạn xem đã bao lâu bạn không tin tưởng người khác như vậy rồi? Bình thường bạn kết bạn như thế nào? Có phải là bạn sẽ kiểm tra nhân phẩm và năng lực của đối phương trước, đánh giá lợi hại khi làm bạn với người này, sau đó mới cẩn thận bắt đầu quá trình kết bạn? Hơn nữa trong quá trình kết bạn, bạn cũng giữ tâm lí đề phòng, để lại đường lùi cho bản thân, để cho dù đối phương nhất thời có thay lòng đổi dạ thì bản thân cũng không đến nỗi phải chịu tổn thương quá lớn?

Vốn dĩ việc kết bạn là để thu nhỏ khoảng cách giữa người với người, nhưng kết quả lại làm tăng thêm khoảng cách giữa con người với nhau. Vậy vì sao chúng ta không dùng trái tim của trẻ thơ để cải thiện quan hệ xã hội của bản thân?

Ai nói thời thơ ấu chúng ta đều rất ngốc, rất ngây thơ? Ai nói thời thơ ấu không đáng hoài niệm? Thời thơ ấu chúng ta cũng có suy nghĩ, có mục tiêu, có dũng khí, hơn nữa còn có tâm thái tích cực. Hãy thử tìm

Một phần của tài liệu Ebook Sức mạnh của tĩnh tâm: Phần 2 (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)