VUNG BÚT VẢY MỰC, THƯ GIÃN THẢNH THƠ

Một phần của tài liệu Ebook Sức mạnh của tĩnh tâm: Phần 2 (Trang 85 - 87)

Trong suốt dòng chảy bất tận của lịch sử, chữ viết không ngừng diễn biến phát triển, một mặt đóng vai trò xã hội quan trọng trong việc giao lưu tư tưởng, kế thừa văn hóa, mặt khác bản thân nó cũng trở thành một hình thức nghệ thuật độc đáo. Xét từ góc độ giúp chúng ta tĩnh tâm, thư pháp còn có công dụng bảo vệ sức khỏe, dưỡng thân và tinh thần không thể bỏ qua.

Trong quá trình luyện thư pháp, chúng ta cần vận dụng hai tay, cổ tay, cánh tay một cách linh hoạt, tự nhiên, đồng thời cần phải phối hợp với khí lực toàn thân, đưa sức mạnh của cơ thể thông qua thân bút và đầu bút vận chuyển tới từng nét bút một cách linh hoạt. Trong quá trình này, một mặt có thể khiến khí huyết toàn thân hòa hợp, thúc đẩy tuần hóa máu, tăng cường trao đổi chất, mặt khác còn có thể khiến chúng ta tập trung chú ý, dồn tất cả tinh thần vào viết chữ, dần dần xoa dịu tâm trạng buồn bực, từ đó đạt được hiệu quả tĩnh tâm.

Tiêu Lao - nhà thư pháp nổi tiếng của Trung Quốc thường nói, bí quyết khiến mình trường thọ nằm ở chỗ kiên trì luyện thư pháp trong thời gian dài. Theo ông, người học thư pháp và người học võ luyện tập khí công là cùng một đạo lí, hai hoạt động này cùng cho kết quả như nhau. Khi viết chữ, nếu áp dụng tư thế ngồi, tư thế này trong khí công được gọi là “tĩnh tọa”, cũng chính là “ngồi thiền”. Mỗi ngày ngồi một thời gian, có thể khiến thân tâm đều có lợi, thuận theo tự nhiên. Nếu áp dụng tư thế đứng chữ thì giống như “tư thế cưỡi ngựa” trong khí công, hoặc “đứng trụ” trong Thái Cực quyền, rất có lợi với điều tâm và điều hòa hơi thở.

Trong cuộc sống hiện đại, tiết tấu cuộc sống của chúng ta càng ngày càng gấp gáp, áp lực về mọi mặt cũng càng ngày càng lớn, trong lòng lo lắng buồn bực là khó tránh khỏi. Trong khi đó nghệ thuật thư pháp kết hợp giữa động và tĩnh có thể nói là một phương pháp tĩnh tâm dưỡng sinh tương đối lí tưởng. Quá trình thư pháp do não phải làm chủ, thuộc tư duy hình tượng; còn ban ngày, chúng ta xử lí các vấn đề phần lớn là dùng tư duy logic do não trái điều khiển. Vì thế, thời gian rảnh rỗi, ta có thể mua bút mực, giấy, ngoài giờ làm việc hoặc khi cảm thấy mệt mỏi thì viết chữ, để não phải não trái đan xen làm việc, có thể giúp thư giãn thần kinh căng thẳng, đạt tới hiệu quả tư duy logic và tư duy hình tượng kết hợp với nhau.

Có điều, trước khi luyện thư pháp chúng ta cần chú ý, tuy thư pháp có công hiệu tu thân dưỡng tính, nhưng chúng ta cần căn cứ vào đặc điểm tính cách của mình để lựa chọn luyện tập loại chữ khác nhau thì mới có thể đạt được công hiệu tu bổ thiếu sót, tự hoàn thiện bản thân.

Dĩ nhiên, luyện thư pháp cũng không phải là tùy tiện viết nguệch ngoạc, cũng hoàn toàn không phải là tùy ý vẽ vài nét khi rảnh rỗi là có thể đạt được mục đích tĩnh tâm ngưng thần. Thư pháp và khí công giống nhau, khi luyện tập nên chú ý mấy yêu cầu dưới đây:

Thứ nhất, ngưng thần tĩnh khí, lòng không vương mắc. Khi tu luyện khí công, thường yêu cầu toàn thân thả lỏng, xua tan tạp niệm. Luyện thư pháp cũng như vậy, nên để bản thân cố gắng kìm nén cảm xúc buồn bực, vứt bỏ toàn bộ những chuyện phiền lòng, chuyện vặt vãnh trong lòng, loại bỏ cảm xúc không tốt, tập trung tinh thần, một lòng một dạ.

Thứ hai, điều chỉnh tư thế. Luyện thư pháp cũng là một quá trình từ hình đến thần, dáng người ngay ngắn là vô cùng quan trọng, tuyệt đối không được tùy tiện, nghiêng trái vẹo phải, mà phải giữ sống lưng thẳng, thành bụng hóp lại, tập trung khí vận vào trong việc viết chữ.

Tiếp đó, nắm được tiết tấu hô hấp, giữ hơi thở thông thuận. Không cần đặc biệt chú ý hít thở, mà chỉ cần để hơi thở của chúng ta tự nhiên và bình ổn theo tiết tấu của thư pháp.

Một phần của tài liệu Ebook Sức mạnh của tĩnh tâm: Phần 2 (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)