GIẢI PHÓNG TẤT CẢ TÂM TRẠNG KHÔNG TỐT TRONG VẬN ĐỘNG

Một phần của tài liệu Ebook Sức mạnh của tĩnh tâm: Phần 2 (Trang 76 - 79)

ĐỘNG

Vận động không chỉ là một phương pháp hữu hiệu duy trì sức khỏe mà còn có thể giúp chúng ta giảm bớt áp lực tâm lí, giải phóng tâm trạng không tốt. Tuy chúng ta đều biết tầm quan trọng của vận động, nhưng rất nhiều người vẫn không chịu vận động, họ thường tìm hàng đống lí do nghe có vẻ rất hợp lí để từ chối vận động. Ví dụ như công việc bận rộn: “Bận rộn cả ngày quả thực quá mệt rồi”, “Tôi thật sự mệt tới mức không thể đi được nữa!” Thế là việc đi lại phụ thuộc vào xe cộ, lên xuống tầng gác phụ thuộc thang máy, cơ hội đi bộ ngày càng ít đi, cuộc sống càng lúc càng bận rộn nhưng con người lại ngày càng lười biếng. Tâm trạng không tốt cũng là một cái cớ: “Tôi quả thực không có tâm trạng để vận động, có quá nhiều chuyện phiền lòng rồi!” Nhưng chúng ta không biết rằng, càng không muốn vận động thì tâm trạng tiêu cực lại càng không tìm được lối thoát, như thế thì bạn sao có thể tĩnh tâm được đây? Có nhà tâm lí học đã chỉ ra rằng, nữ giới hiện đại ngày nay phải chịu áp lực tinh thần và áp lực xã hội lớn hơn, vì vậy rất cần vận động nhiều để giúp bản thân duy trì được tâm thái tốt đẹp. Nhưng trên thực tế, rất nhiều phụ nữ mùa hè sợ ra mồ hôi, mùa đông lại sợ lạnh nên thà ngồi trong nhà xem phim Hàn Quốc chứ cũng không muốn bớt chút thời gian ra ngoài vận động.

Thực ra, việc vận động không khó như mọi người tưởng tượng. Trước tiên, chúng ta phải xác định rõ tầm quan trọng của vận động. Nó không những có thể khiến chúng ta có được cơ thể khỏe mạnh, giữ được vóc dáng thon thả, tăng cường sức đề kháng, mà còn có thể khiến mọi áp lực theo mồ hôi đào thải ra ngoài. Có rất nhiều phương thức vận động, rất nhiều hoạt động nhỏ trong cuộc sống thực ra chính là phương thức vận động tốt. Ví dụ khi đi xe bus, phần lớn thời gian ở trên xe bus vô cùng chật chội, nếu không có chỗ ngồi, chúng ta cũng đừng than phiền, bởi đây chính là một cơ hội tốt để rèn luyện sức khỏe: hai tay cầm chặt tay nắm, hai chân đứng vững, nâng mông thu hậu môn, có thể giúp chúng ta rèn luyện đôi chân và đôi tay; hay ví dụ leo cầu thang khi đi làm. Rất nhiều người già quen với việc buổi sáng ra công viên tập thể dục, nhưng đối với người trẻ tuổi bận rộn thì buổi sáng cho dù ngủ thêm mười phút cũng là cái phúc, vì thế hãy thử coi việc leo cầu thang là tập thể dục buổi sáng, giúp cho công việc một ngày của chúng ta có sự khởi đầu tràn đầy sức sống; buổi sáng trước khi ngủ dậy hãy làm một vài động tác co duỗi. Thực ra sau khi chuông báo thức reo, việc chúng ta vội vàng bò dậy không hề có lợi cho sức khỏe, vậy thì vì sao chúng ta lợi dụng thời gian ngủ nướng để co duỗi tay chân, khởi động trước khi dậy? Bạn có biết uống nước cũng có thể trở thành một môn vận động không? Nước ở đây là chỉ nước lọc hoặc nước khoáng chứ không phải các loại đồ uống có ga hay được pha chế sẵn. Mỗi ngày uống ít nhất hai lít nước, sau khi ngủ dậy và trước khi ăn cũng cần nhớ uống nước. Việc bổ sung nước cho cơ thể một cách có ý thức có thể giúp kích thích trao đổi chất, giảm nhẹ gánh nặng cơ thể, như thế tâm trạng sẽ tốt hơn rất nhiều. Ngoài ra, việc dọn vệ sinh thực chất cũng là một phương thức vận động, vừa có thể quét dọn phòng sạch sẽ, lại có thể cho mình một cơ hội luyện tập, thật đúng là một công đôi việc.

Bước vào phòng tập thể thao, thay đổi môi trường, thay đổi tâm trạng

Một cuộc điều tra của trường Đại học Harvard cho thấy, những người mắc chứng trần cảm sau mười tuần rèn luyện sức khỏe, các triệu chứng trầm cảm đều giảm nhẹ, hiệu quả còn tốt hơn tư vấn tâm lí. Đó là bởi vì trong quá trình vận động, bộ não của con người sẽ tiết ra nhiều hidroxy tryptamine và edorphin. Hai vật chất này thuộc chất dẫn truyền thần kinh, hidroxy tryptamine có công dụng cải thiện cảm xúc của con người, edorphin có thể đạt hiệu quả trấn tĩnh, vì thế cũng được coi là “chất dẫn truyền vui vẻ”, khiến nội tâm con người yên tĩnh, tinh thần vui vẻ.

nhiễu tinh thần thì việc tới phòng tập thể thao rèn luyện sức khỏe là một lựa chọn rất hay. Vừa được thay đổi môi trường, thay đổi tâm trạng, đồng thời còn có thể làm quen với những người có cùng sở thích, tự nhiên có thể khiến cơ thể của chúng ta càng khỏe mạnh và giàu sức sống.

Dĩ nhiên, lựa chọn phòng tập thể thao cũng cần lưu ý một số điểm.

Thứ nhất, phải lưu ý tới thiết kế và thiết bị của phòng tập, nhất định không được để bị mê hoặc bởi những lời quảng cáo nghe rất bùi tai. Có nhiều phòng tập xây dưới hầm, thiết bị thông gió không hoàn thiện, như thế sẽ có ảnh hưởng tiêu cực rất lớn tới hiệu quả rèn luyện sức khỏe. Một phòng tập tốt, không khí lưu thông là vô cùng quan trọng. Đồng thời còn phải kiểm tra thật kĩ máy móc tập luyện. Thông thường máy móc tập luyện trong phòng tập phân theo hai chức năng chính là Aerobic và rèn luyện tim mạch (Cardio) tạo thành, ngoài việc cần kiểm tra chủng loại và mức độ cũ mới của máy móc, có phòng tập còn kết hợp với bể bơi, phòng massage, thậm chí làm đẹp da. Những điều này đều có thể căn cứ vào nhu cầu của bản thân để chọn lựa.

Thứ hai, việc lựa chọn huấn luyện viên cần phải cẩn thận. Một huấn luyện viên tốt có thể đề ra một kế hoạch luyện tập thích hợp với tình hình cụ thể của bạn, giúp bạn bớt đi rất nhiều đường vòng. Hiện nay có một số phòng tập quảng cáo nói quá về cấp bậc và năng lực của huấn luyện viên, để đạt mục đích tăng lượng người đến tập. Vì thế, lựa chọn một huấn luyện viên yêu nghề, có năng lực và giỏi giao tiếp sẽ tốt hơn nhiều so với việc huấn luyện viên có bằng cấp cao nhưng không đúng thực tế.

Thứ ba, phải chú ý tới giá cả. Thông thường, mùa hoạt động chính của các phòng tập thể thao là thời kì xuân hạ, mùa đông là mùa ảm đạm, rất nhiều phòng tập sẽ đưa ra các hoạt động ưu đãi trong thời kì này. Ngoài ra, đối với những người bình thường thì không cần lựa chọn câu lạc bộ cao cấp đắt tiền, chỉ cần chú ý tới thông tin ưu đãi, lựa chọn phòng tập hợp với nhu cầu của mình là được.

Tham gia vào phong trào “vận động nhẹ”

Ngoài mấy phương thức vận động đã nhắc tới ở trên, bạn đã từng nghe nói tới khái niệm “vận động nhẹ” chưa? “Vận động nhẹ” còn được gọi là “thể dục nhẹ nhàng” ngày càng được nhiều người yêu thích. Đó là bởi vì phương thức vận động của nó linh hoạt đa dạng, cường độ vận động khá nhỏ, có thể giải phóng edorphin trong cơ thể một cách hữu hiệu, từ đó giúp chúng ta làm giảm áp lực tâm lí, tăng thêm niềm vui sống. Hơn nữa không yêu cầu quá cao đối với tố chất cơ thể, chỉ cần bạn muốn thì bất cứ lúc nào cũng có thể luyện tập được. Đồng thời, “vận động nhẹ” chi phí phải bỏ ra khá thấp, không cần mất quá nhiều tiền, vì vậy hình thức này được rất nhiều người chào đón.

Vậy thì hình thức vận động như thế nào có thể coi là “vận động nhẹ”? Do vận động nhẹ không câu nệ hình thức quá nhiều, cũng không có yêu cầu nghiêm ngặt về thời gian dài ngắn, chủ yếu là nhằm thư giãn cơ thể, làm cho tâm trạng vui vẻ, vì thế đi dạo, leo cầu thang, chạy chậm, leo núi, yoga, khiêu vũ, khí công, thái cực quyền.. đều có thể coi là một trong những hình thức rèn luyện của “vận động nhẹ”.

Thực ra, trọng tâm của “vận động nhẹ” nằm ở chỗ bồi dưỡng tâm lí, để bản thân thông qua hình thức vận động đơn giản này đạt được hiệu quả cơ thể thoải mái, nội tâm yên bình, vui vẻ. Do vận động nhẹ không câu nệ hình thức, tự do tự tại nên đã nhận được sự yêu mến của nhiều người. Hãy thử “vận động nhẹ”, tin rằng nhất định bạn có thể cảm nhận được điều kì diệu ẩn chứa trong đó!

Một phần của tài liệu Ebook Sức mạnh của tĩnh tâm: Phần 2 (Trang 76 - 79)