Các đề tài, công trình nghiên cứu về KKT trong và ngoài nước trước đây có những góc độ tiếp cận khác nhau. Các nghiên cứu này còn những vấn đề chưa được giải quyết hay khoảng trống trong nghiên cứu như sau: (1)
Chưa có một công trình nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về xây dựng và phát triển một KKT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
(2) Những nghiên cứu xây dựng và phát triển KKT trước đây phần nhiều mang tính ứng dụng thực tiễn hơn là tổng kết thực tiễn để xây dựng thành một khung lý thuyết hoặc thiết kế mô hình. (3) Chưa có nghiên cứu mô hình xây dựng và phát triển KKT cho một tỉnh/thành như TP.HCM.
Nhìn chung, các nghiên cứu về KKT và phát triển KKT ở Việt Nam
hiện nay rất phong phú, đa dạng. Các nghiên cứu tổng thể, đi sâu về lý luận và đánh giá kinh nghiệm quốc tế thì ít gắn với việc áp dụng cụ thể vào Việt Nam, trong đó có Khu kinh tế Nam TP.HCM. Ngược lại, một số nghiên cứu đánh giá thực trạng các KKT ở Việt Nam thì có các kiến nghị chính sách thì ít căn cứ vào cơ sở lý luận và tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Những nghiên cứu gần đây chưa đề cập sâu về kinh nghiệm các quốc gia châu Á khi phát triển các KKT cụ thể: Quyết định thời điểm, loại hình KKT tương ứng với giai đoạn phát triển của quốc gia; Vị trí, qui mô, ngành nghề thu hút đầu tư vào KKT phù hợp với từng mô hình; Kinh nghiệm quản lý, vận hành một KKT với xây dựng chính sách, thể chế đặc thù,…có thể khái quát cho việc hình thành, xây dựng và phát triển một KKT cụ thể ở Việt Nam.
Từ đó, những vấn đề cần đặt ra để tập trung tiếp tục giải quyết: (1) Hệ
thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển KKT trong điều kiện, tình hình hiện nay. (2) Phân tích và đánh giá thực trạng khả năng phát triển một KKT trên địa bàn phía Nam TP.HCM. (3) Đề xuất định hướng, mô hình, phương thức, và giải pháp xây dựng và phát triển Khu kinh tế Nam TP.HCM trong tình hình hiện nay.