Xây dựng và phát triển các loại hình KKT thật sự cần thiết đối với từng quốc gia, khu vực và phạm vi toàn thế giới, chính vì những đóng góp to lớn của KKT mang lại với nhiều lợi ích thiết thực trong việc đẩy nhanh quá trình tích lũy vốn và công nghệ, góp phần CNH nền kinh tế đất nước, tăng cường các hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc gia; thực hiện vai trò làm đầu tàu kéo theo sự liên kết phát triển của các vùng khác và cả nước; có vai trò tích cực trong việc giải quyết các vấn đề xã hội.
Ý nghĩa thực tiễn của việc xây dựng và phát triển KKT đối với sự phát triển KT-XH của một quốc gia được thể hiện qua các khía cạnh, KKT là nơi:
(1) Áp dụng các thể chế, cơ chế, chính sách mới, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi và bình đẳng, phù hợp với thông lệ quốc tế cho các loại hình đầu tư, kinh doanh của các NĐT trong nước và ngoài nước; (2) Áp dụng các mô hình, động lực mới cho phát triển kinh tế nhằm khắc phục những vướng mắc trong chính sách và cơ chế quản lý kinh tế hiện hành trong khi chưa có điều kiện thực hiện trên phạm vi rộng hơn; (3) Phát triển sản xuất, tạo ra những sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng ra thị trường thế giới; (4) Tạo việc làm, thúc đẩy việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (5) Khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, kinh tế và chính trị trong giao thương, dịch vụ quốc tế và trong nước để thúc đẩy phát triển KT-XH cho toàn bộ khu vực và cả nước, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa khu vực này với các vùng khác.
Mục tiêu xây dựng và phát triển các KKT rất khác nhau giữa các quốc gia, đặc biệt giữa các nước phát triển và ĐPT. Đối với các nước ĐPT, những KKT được thành lập nhằm thúc đẩy khả năng cạnh tranh đầu tư và giảm các chi phí đầu vào và chi phí vận hành cho doanh nghiệp. KKT đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc rút ngắn thời gian và chi phí để xâm nhập vào thị
trường thế giới, nhất là những thị trường lớn. Nguyên nhân chính là do hệ thống các chính sách ưu đãi đặc biệt về kinh tế được áp dụng trong KKT. Những chính sách này tạo điều kiện thuận lợi cho các NĐT nước ngoài khi đầu tư vốn vào KKT, đồng thời cũng tạo môi trường thông thoáng cho hàng hóa từ KKT đi ra nước ngoài. Những hàng hóa của KKT được khuyến khích xuất khẩu bằng cách không phải nộp thuế xuất khẩu, hoặc nếu có thì chỉ là một vài loại thuế với mức rất thấp. Bên cạnh đó là chi phí thuê nhân công thấp, chi phí về nguyên vật liệu tại chỗ rẻ,… Tất cả những thuận lợi này đã giúp cho hàng xuất khẩu của KKT giảm được chi phí sản xuất và xuất khẩu, giảm giá thành và giá bán hàng hóa, tạo ra khả năng cạnh tranh cao, từ đó dễ dàng xâm nhập thị trường thế giới.
Về vấn đề này, Madani, D. (1999) và Cling, Letilly (2001) đã đưa ra bốn lý do chính sách để phát triển KKT tại các nước ĐPT:
- Thứ nhất, Hỗ trợ chiến lược cải cách kinh tế rộng hơn. Ở khía cạnh
này, KKT được xem là một công cụ đơn giản cho phép một quốc gia có thể phát triển và đa dạng hóa xuất khẩu.
- Thứ hai, Giảm bớt nạn thất nghiệp. Một ví dụ rõ nét, các KCX được
phát triển ở Tunisia và Cộng hòa Dominica là công cụ quan trọng để tạo việc làm, giải quyết vấn đề lao động.
- Thứ ba, Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hầu hết các KKT mới được
thành lập nhằm để thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt ở các nước Trung Đông.
- Thứ tư, là “Phần cứng” của KKT. CSHT thiết yếu được dịch vụ hóa
như các hạng mục, nhà xưởng có thể bán lại hoặc cho thuê được xem là
“Phần cứng” của KKT, nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp
dịch vụ nâng cao khả năng cạnh tranh. Điều này cũng nhằm để đạt các lợi ích tổng gộp từ tập trung các ngành chủ yếu vào một khu vực địa lý nhất định. Phát triển CSHT thiết yếu còn tạo những động lực chủ yếu cho các nước ĐPT có CSHT còn yếu kém [92]; [61].
Mặt khác, mục tiêu và kỳ vọng lợi ích mang lại từ KKT của các nước phát triển còn đa dạng hơn nhiều. Điểm qua một vài ví dụ tại các quốc gia như: Chương trình KKT mới ở Hàn Quốc với quan niệm phải phát triển rộng lớn hơn; Chương trình 22 KKT ở Nhật Bản chỉ để dành riêng thúc đẩy đầu tư nước ngoài; hay Khu kinh tế Shannon ở Ireland nhằm tạo ra một “cực tăng
trưởng” để vực dậy một miền Nam nghèo nàn; Việc hồi sinh các vùng thành
thị và nông thôn nghèo là động lực phía sau của các chương trình Khu doanh nghiệp ở Anh, Pháp và Mỹ,…
Ngày nay, trước xu hướng TCH, HNKTQT sâu rộng và sự tiến bộ không ngừng của KHCN thì vai trò của KKT vẫn còn đặc biệt quan trọng, thật sự cần thiết đối với phát triển KT-XH các quốc gia trên thế giới.
Theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới, hội nhập kinh tế (HNKT) là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau [58]. HNKT được hiểu theo một cách mang tính chặt chẽ hơn, chính là việc gắn kết giữa các nền kinh tế lại với nhau mang tính thể chế. Khái niệm này được Balassa, B. (1961) đề xuất từ thập niên 1960 và được chấp nhận chủ yếu trong giới học thuật và làm chính sách [56]. Hay nói một cách rõ hơn, HNKT chính là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: Một là, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thị trường thế giới thông qua việc thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế; và hai là, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu [33].
Hội nhập và liên kết kinh tế quốc tế cho đến nay thường được định nghĩa là: Xóa bỏ hoàn toàn các hàng rào cản nhân tạo để thúc đẩy sự dịch chuyển tự do các nguồn lực cơ bản như vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ và lao động cũng như hàng hóa và dịch vụ giữa tất cả các quốc gia [55], [105] và bình ổn giá của các yếu tố đó trên toàn thế giới [88], [117].
Cuộc khủng hoảng tài chính, tín dụng năm 2008 và tình trạng trì trệ của nền kinh tế thế giới những năm tiếp theo dường như đã làm chậm lại xu
hướng TCH mà trước đó tưởng như không gì có thể cản nổi. Quan niệm cho rằng tất cả mọi quốc gia đều thu lợi từ một thị trường chung, duy nhất đã bị lung lay. Cuộc khủng hoảng đã đánh một đòn mạnh vào các lĩnh vực chế tạo xuất khẩu, đặc biệt là ở các nước ĐPT phụ thuộc quá lớn vào xuất khẩu và dòng vốn đầu tư từ bên ngoài.
Trong bối cảnh khủng hoảng, chủ nghĩa bảo hộ trong thương mại và đầu tư có khuynh hướng lan rộng, xu thế hướng ngoại bắt đầu giảm tác dụng và xu thế hướng nội dường như đã lên ngôi. WTO đã liên tục cảnh báo về xu hướng gia tăng mức thuế nhập khẩu, hàng rào phi thuế quan cũng như các hoạt động chống bán phá giá, đặc biệt ở các nền kinh tế ĐPT và các nền kinh tế mới nổi như Brasil, Ấn Độ, Nga, Indonesia,… Thêm vào đó, rất nhiều nước thực hiện các gói kích thích kinh tế bằng biện pháp trợ cấp cho các nhà xuất khẩu và kích thích tiêu thụ hàng nội địa. Những phân biệt đối xử với lao động ngoại quốc cũng có dấu hiệu lan rộng.
Trong bối cảnh các vòng đàm phán của WTO về tự do hóa thương mại đa phương chậm tiến triển, thế giới tiếp tục chứng kiến sự ra đời của hàng loạt thỏa thuận thương mại tự do song phương và khu vực. Xu hướng này vẫn tiếp tục gia tăng trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Hầu hết các nước thành viên WTO hiện nay đều đã tham gia ít nhất một FTA. Đặc biệt, trong những năm gần đây các FTA thế hệ mới đã xuất hiện, không chỉ giới hạn phạm vi trong lĩnh vực tự do hóa thương mại, đầu tư và dịch vụ mà còn bao gồm cả những vấn đề như môi trường, lao động và cải cách nhiều lĩnh vực thể chế khác ít liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh tế.
Sự tiến bộ của KHCN mà kết quả chính là quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức hiện nay đang làm thay đổi các lợi thế so sánh của các quốc gia trong thương mại quốc tế theo hướng giảm dần các lợi thế truyền thống như đất đai, nhân công rẻ và tăng vai trò, trị giá của các yếu tố tri thức. Quốc gia nào khai thác, phát triển tốt nguồn tri thức sẽ có
cơ hội phát triển và ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế. Quá trình này đang và có thể sẽ làm gia tăng sự phân cực về trình độ phát triển và khoảng cách giàu nghèo giữa các nước trên thế giới. Tuy nhiên, nó cũng không tác động hoàn toàn tiêu cực đến các nước ĐPT mà trái lại còn có thể mở ra nhiều cơ hội để các nước này “đi tắt đón đầu”, thu hẹp dần khoảng cách với các nước đi trước.
Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là CSHT cần thiết của nền kinh tế toàn cầu. Ở hầu hết các nước ĐPT tri thức và công nghệ được thâm nhập từ nước ngoài vào thông qua FDI. Các nguồn tri thức và công nghệ từ nước ngoài rất quan trọng khi nền kinh tế còn chưa phát triển. Để phát triển nhanh, những nước có thu nhập thấp nên tập trung đầu tiên vào hạ tầng ICT căn bản trước khi thúc đẩy và ứng dụng công nghệ hiện đại. Các KKT có thể giúp hình thành một hệ thống phát minh sáng chế hiệu quả tại một khu vực địa lý bao gồm các công ty, các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, các nhà tư vấn và các tổ chức khác bắt kịp với tri thức và công nghệ mới, thâm nhập được vào kho tri thức đang ngày càng tăng lên của nhân loại và vận dụng vào nhu cầu của đất nước.
Tốc độ phát triển nhanh chóng của KHCN đặt ra các vấn đề về mô hình phát triển, phương thức phát triển, và con đường “đi tắt đón đầu” của các quốc gia đi sau. Xu thế đổi mới công nghệ diễn ra với tốc độ rất nhanh đồng thời điều này cũng tạo ra sự cạnh tranh, đào thải khốc liệt trong lĩnh vực KHCN. Trước đây, xu hướng phát triển các ngành công nghiệp dựa vào lợi thế cạnh tranh là sức lao động giá rẻ là chiến lược phù hợp với các nền kinh tế ĐPT. Tuy vậy, mô hình phát triển này đang không còn phù hợp nữa mà thay vào đó, tiềm lực KHCN và tri thức đang trở thành lực lượng sản xuất nòng cốt của xã hội.
Hầu hết các nền kinh tế ĐPT trong thập niên 1980 từng cho rằng CNH sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa lớn hơn, không chỉ đối với tăng trưởng kinh tế mà
cả về khía cạnh xã hội như việc tạo thêm nhiều việc làm trong các ngành chế tạo và nâng cao thu nhập. Quá trình CNH của các nước ĐPT còn được thúc đẩy bởi yếu tố bên ngoài là mô hình “Đàn nhạn bay” ở châu Á. Công nghiệp hóa ở các nền kinh tế châu Á đi sau theo cách tập trung ưu tiên phát triển các ngành chế tạo vẫn luôn có những hạn chế vốn thuộc về bản chất của CNH và điều kiện thực hiện nó là tình trạng suy thoái môi trường và khác xa so với kỳ vọng, phần lớn nền sản xuất công nghiệp của các nước này chỉ có thể tham gia được vào công đoạn thấp của chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu. Trình độ phát triển của một nền kinh tế gắn liền với vị trí của nó trong chuỗi giá trị và mạng sản xuất toàn cầu. Cùng với quá trình TCH và tự do hóa diễn ra mạnh mẽ thông qua các cam kết mở cửa thị trường khiến cho cạnh tranh trong nước cũng gay gắt không kém cạnh tranh ở nước ngoài thì mô hình CNH hướng về xuất khẩu cũng dần thay đổi bản chất. Vì thế, mô hình CNH phù hợp trong giai đoạn hiện nay là CNH cạnh tranh, trong đó các nước phải vừa phát huy các lợi thế so sánh vốn có, vừa xác lập các lợi thế cạnh tranh mới nhằm tạo ra những sản phẩm cạnh tranh toàn cầu để có thể tham gia vào những công đoạn có giá trị gia tăng cao, có lợi nhuận lớn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Tiến bộ nhanh chóng của KHCN buộc các nền kinh tế ĐPT phải nỗ lực bắt kịp với trình độ phát triển chung của nền KHCN thế giới, và KKT có thể là những trung tâm tiếp nhận tốt nhất công nghệ được chuyển giao.
Một trong những xu thế chung là HNKTQT và TCH chính là sự phát triển của mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, mỗi lao động, mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ chức kinh tế hoặc mỗi quốc gia đều có thể có vai trò và vị trí nhất định trong mạng lưới các dòng dịch chuyển của hàng hóa, tài chính và lao động.
Khi xem xét mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong thực tiễn hội nhập hiện nay có thể thấy rằng, mạng sản xuất toàn cầu đang tạo ra sự phối hợp và phân công lao động tối ưu, trong đó mọi lợi thế, dù là nhỏ
nhất, đều được đưa ra sử dụng trên bình diện quốc tế. Mạng sản xuất toàn cầu cho phép bố trí các công đoạn của mạng tại những địa điểm hay những quốc gia khác nhau để đạt được hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Một doanh nghiệp có chỗ đứng trong mạng sản xuất toàn cầu có thể thu lợi gấp nhiều lần so với quá trình tự sản xuất do doanh nghiệp được tiếp nhận các công nghệ và kỹ năng mới từ các TNCs.
Tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu có nghĩa là phải chấp nhận “cuộc chơi” với các TNCs và chiến lược toàn cầu của các công ty này như các hoạt động thuê ngoài và chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài (offshoring). Một trong những lý do khiến một công ty chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài là mở rộng thị trường, khai thác nguồn nhân lực tài năng không sẵn có trong nước hoặc thực hiện những hoạt động cụ thể nào đó bị cấm ở trong nước. Bản chất của các hoạt động này là thực hiện sự phân công lao động trên phạm vi toàn thế giới, dựa trên cơ sở tận dụng lợi thế so sánh của mỗi công ty, mỗi quốc gia, đặc biệt chú trọng vào giá cả và chuyên môn hóa.
Trong xu thế chuyển sản xuất ra nước ngoài, những nước vốn có lợi thế về nguồn nhân công rẻ như Trung Quốc hay những nước có nguồn nhân lực tài năng như Ấn Độ đã biến các KKT của mình trở thành những điểm đến lý tưởng cho cho các TNCs. Chỉ trong một thời gian ngắn, các quốc gia trên đã có những bước nhảy vọt trong việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt thông qua việc khai thác chiến lược tìm kiếm hiệu quả của các TNCs khi đầu tư vào các KKT.
Chính xu hướng TCH, HNKTQT, sự tiến bộ không ngừng của KHCN đặt ra cho các KKT những nhiệm vụ quan trọng là nơi: (1) Tập trung nguồn lực chuyên môn hóa và phát huy lợi thế qui mô; (2) Tạo cực tăng trưởng mới, thúc đẩy kinh tế khu vực; và (3) Thử nghiệm những quan điểm, những chính sách mới.
- KKT là nơi tập trung nguồn lực chuyên môn hóa và phát huy lợi thế
qui mô. Theo Becattini (1990), khác hẳn với các môi trường khác, trong các
KKT, cộng đồng và doanh nghiệp có xu hướng hòa nhập. Cốt lõi của mô hình