phố Hồ Chí Minh
4.1.2.1. Mục tiêu phát triển chung của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thành phố Hồ Chí Minh có lịch sử phát triển trên 300 năm, được coi là trung tâm của vùng KTTĐPN, vùng Nam Bộ và ĐBSCL. Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, KHCN, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước; là đầu mối giao lưu quốc tế [42].
Thành phố còn có một vai trò rất quan trọng là cửa ngõ, kết nối với ĐBSCL và vùng sông Mê Kông mở rộng nơi phát triển chủ yếu về công nghiệp chế biến, nông, thủy sản, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp cảng biển;…Từ đó, Thành phố cần phải phát huy vai trò đặc biệt của mình trong mối quan hệ vùng KTTĐPN với cả nước và quốc tế” [41].
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020 - 2025 khẳng định. Thành phố cần phải huy động và khai thác mạnh mẽ tiềm năng các nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển. Đề xuất cơ chế điều phối, hợp tác vùng hiệu quả. Phát huy vai trò nòng cốt của Thành phố trong thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Nam Bộ và vùng KTTĐPN. “Vì cả nước, cùng cả nước, vì hạnh phúc của Nhân dân. Thành phố là một trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào
tạo và KHCN có sức lan tỏa cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á” [35].
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố cũng đề ra những mục tiêu phát triển TP.HCM cụ thể như sau:
- Đến năm 2025, TP.HCM cơ bản trở thành thành phố công nghiệp - dịch vụ hiện đại, phát triển nhanh và bền vững, là đầu tàu kinh tế, động lực
tăng trưởng của vùng KTTĐPN và cả nước. Là thành phố năng động, đi đầu trong đổi mới sáng tạo, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, KHCN của đất nước và khu vực Đông Nam Á.
- Đến năm 2030, TP.HCM trở thành thành phố công nghiệp - dịch vụ hiện đại hoàn chỉnh, đô thị thông minh, duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, là thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
- Đến năm 2045, TP.HCM trở thành trung tâm kinh tế của khu vực châu Á; có mức thu nhập cao, kinh tế phát triển bền vững và là điểm đến hấp dẫn toàn cầu [35].
4.1.2.2. Quan điểm đề xuất phát triển Khu kinh tế Nam Thành phố Hồ Chí Minh
Với vị trí địa lý thuận lợi cộng với một quyết tâm chính trị cao của Chính quyền Thành phố, khu vực phía Nam TP.HCM hội tụ đủ điều kiện và có cơ hội rất lớn để trở thành một KKT hàng đầu của Việt Nam và khu vực. Nghiên cứu này cho rằng, việc xây dựng và phát triển KKT tại khu vực phía Nam Thành phố cần dựa trên những quan điểm phát triển sau:
- Phát triển khu vực phía Nam TP.HCM theo mô hình một “Đặc khu
kinh tế”. Khu kinh tế Nam TP.HCM trở thành một đơn vị hành chính cấp
thành phố trực thuộc TP.HCM.
- Khu kinh tế Nam TP.HCM là một mô hình có tính thực tiễn cao, có tính đột phá mạnh để đẩy nhanh quá trình phát triển KT-XH của TP.HCM và cả nước. Khu kinh tế Nam TP phải được từng bước áp dụng thể chế kinh tế - hành chính (KT-HC), cơ chế chính sách mới có tính đặc thù, có tính đột phá, có tính hiện đại và quốc tế, góp phần thúc đẩy tiến trình mở cửa, đẩy mạnh cải cách và hội nhập quốc tế (HNQT) sâu rộng của đất nước.
- Khu kinh tế Nam TP phải được tạo điều kiện tối đa để có thể thu hút các nguồn lực trong, ngoài nước đồng thời khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển bền vững của TP.HCM.
- Phát triển KT-XH gắn liền với đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững độc lập chủ quyền của đất nước, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững, hiện đại, theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế và có sức lan tỏa.
- Khu kinh tế Nam TP.HCM là tâm điểm hướng phát triển TP.HCM về phía Nam, đưa không gian phát triển của Thành phố hướng ra biển Đông, phù hợp với xu hướng vươn ra biển của các đô thị hiện đại trên thế giới.
4.1.2.3. Mục tiêu đề xuất phát triển Khu kinh tế Nam Thành phố Hồ Chí Minh
Nghiên cứu này cho rằng, KKT cần được xây dựng và phát triển tại khu vực phía Nam TP.HCM với những mục tiêu chủ yếu sau:
- Khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí trong việc kết nối kinh tế, thương mại, dịch vụ với các địa bàn lân cận, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các địa phương trong khu vực; Kết hợp chặt chẽ giữa thu hút đầu tư, phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo tồn, phát huy giá trị hệ sinh thái biển, di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn Thành phố.
- Xây dựng và phát triển Khu kinh tế phía Nam TP.HCM trở thành trung tâm tài chính, ngân hàng, tiếp vận, và dịch vụ du lịch. Tập trung phát triển dịch vụ logistics, xuất khẩu, thu hút các NĐT lớn, kết hợp phát triển đô thị, dịch vụ, du lịch phù hợp với tiềm năng và nhu cầu của khu vực.
- Khu kinh tế Nam TP là nơi tạo ra việc làm, góp phần đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho người lao động của TP.HCM và cả nước.
- Khu kinh tế Nam TP trở thành “Phòng thí nghiệm” cho những chính sách cải cách, mở cửa tạo đột phá mới của Thành phố và cả nước.