Khái niệm khu kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển khu kinh tế một số nước châu Á và kinh nghiệm cho khu kinh tế Nam Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 40 - 44)

Cho đến nay, một khái niệm KKT có nội dung bao quát nhất đã được thể hiện trong nghiên cứu của Grube H, G. (1984), “KKT là một khu vực địa lý xác định mà các hoạt động kinh tế trong đó không phải áp dụng những quy định điều tiết và thuế của chính phủ như đang áp dụng chung

cho toàn nền kinh tế quốc dân” [71].

Theo quan điểm của Madani, D. (1999), KKT là một khu vực có ranh giới rõ ràng, khép kín, như là một khu vực thuế quan, có các lợi thế về địa lý, có các hệ thống CSHT phù hợp cho các hoạt động thương mại và công nghiệp và có các nguyên tắc về thuế khóa đặc thù [92].

Còn theo quan điểm của Aggarwal, Aradhna (2007), KKT được giới hạn là vùng công nghiệp được hưởng một số chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm “sản xuất hướng ra xuất khẩu” [46].

Tương tự các quan điểm trên, trong báo cáo của WB năm 2008 cũng cho rằng: KKT là KCN khép kín, chuyên sản xuất để xuất khẩu và tạo cho các công ty ở đây những điều kiện về tự do thương mại và môi trường pháp lý tự do [110].

Nhìn KKT với góc độ có sự khác biệt thì Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) xác định KKT là KCN có những ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, các nguyên vật liệu nhập khẩu vào KKT được qua một số công đoạn chế biến trước khi được tái xuất khẩu [83].

Trong một nghiên cứu của mình, Guang-wen, Meng (2003) đã tổng kết cho đến nay có không ít hơn 60 thuật ngữ được dùng để chỉ khái niệm

KKT, bởi lý do các KKT ở những giai đoạn phát triển khác nhau, có những nền tảng chính trị và kinh tế khác nhau nên các KKT có rất nhiều tên gọi như: Khu tự do, Khu phi thuế quan, Khu thương mại tự do (KTMTD), KCX, KKTĐB, KKTM, hay đơn giản chỉ là KKT [74].

Các thuật ngữ cũng thay đổi theo các giai đoạn phát triển của KKT. Một lần nữa, Guang-wen, Meng (2005) đã cho rằng: Đầu tiên các KKTTD phát triển từ các thành phố tự do, cảng tự do, và KTMTD. Sau đó, chúng sinh ra các KCX, ĐKKT và các dạng KKTTD khác [75].

Người ta phân loại các KKT theo nhiều cách như: Theo phạm vi địa lý, hành chính, theo chức năng kinh tế, theo các thế hệ, hay theo mức độ tự do hóa. Tuy nhiên, cho dù được phân loại theo cách nào, giữa các cách đều có liên quan nhất định với nhau. Thí dụ, Ho Kwon Ping (1979) đã phân chia các KKT thành hai thế hệ. Ông cho rằng các KCX cuối thập niên 60 là thế hệ thứ nhất và các ĐKKT của Trung Quốc ở cuối thập niên 80 là thế hệ thứ hai của KKT [79]. Còn theo Wong Kwan -Yiu và David Chu (1984), các ông đã phân chia KKT thành 5 thế hệ khác nhau theo kích thước và các lĩnh vực kinh tế của chúng, bao gồm: KCX, ĐKKT, KTMTD tổng hợp, cảng tự do, và kho bảo thuế [113]. Các nghiên cứu trên luôn lấy lĩnh vực kinh tế là một trong những tiêu chí quan trọng để phân loại các KKT.

Nhìn dưới góc độ chính quyền thì KKT được phân chia hành 4 dạng, cụ thể là: “khu kinh tế địa phương”, “cấp tỉnh (vùng)”, “quốc gia”, và “liên biên giới”. Phân chia KKT theo địa bàn thì nó có thể ở vùng ven biển hay trong đất liền, ở thành thị hay rải rác ở các nông thôn, hoặc ở một vùng cửa khẩu giữa hai hay nhiều quốc gia. Đặc biệt, KKT cũng có thể là các cảng biển hay các thành phố. Các KKT có thể phát triển từ KKT trong nước đến KKT xuyên biên giới và đạt đến liên kết kinh tế khu vực xuyên quốc gia [5].

Một cách phân chia phổ biến, quan trọng là phân chia KKT theo lĩnh vực kinh tế, theo cách này thì KKT có 5 dạng chính như KKT dựa trên

thương mại, chế tạo, dịch vụ, khoa học, và rất nhiều dạng phụ khác. Eingereicht von Claus Knoth (2000) đã chia KKT thành 4 loại: (1) các khu miễn thuế và cảng tự do nhằm tạo thuận lợi cho thương mại; (2) các KCX hoặc khu chế nhập, ưu đãi cho sản xuất và chế biến những hàng hóa có thể nhập khẩu hoặc xuất khẩu; (3) các khu doanh nghiệp được thành lập ban đầu ở các nước công nghiệp như một công cụ của chính sách khu vực; (4)

các khu ngân hàng tự do và khu bảo hiểm, vườn công nghệ [63].

Hiện nay tại Việt Nam, một số khái niệm về KKT phổ biến được sử dụng như:

- KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập bởi cấp có thẩm quyền.

- KCX là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập bởi cấp có thẩm quyền.

- Khu phi thuế quan là khu vực địa lý có ranh giới xác định, được thành lập bởi cấp có thẩm quyền, được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào, có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho sự kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan, có cơ quan hải quan giám sát, kiểm tra hàng hóa và phương tiện ra vào khu.

- KKT là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các NĐT, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập bởi cấp có thẩm quyền. KKT có thể được tổ chức thành các khu chức năng gồm: Khu phi thuế quan, khu bảo thuế, KCX, KCN, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng KKT.

- Khu hợp tác kinh tế biên giới (hoặc KKT xuyên biên giới) là mô hình KKT cửa khẩu đặc biệt, liên kết hai quốc gia, tạo ra vùng lãnh thổ đặc thù, hai bên có thể thỏa thuận bằng một hiệp ước, theo đó chỉ ra vùng lãnh

thổ hợp lý, có hàng rào, không có dân cư sinh sống. Khu hợp tác kinh tế biên giới có thể được hiểu là một dạng của KKTTD [6].

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), trong Đề án quy hoạch phát

triển KKT cửa khẩu Việt Nam đến năm 2020, cho rằng: KKT cửa khẩu là một

loại hình KKT, lấy giao lưu kinh tế biên giới qua cửa khẩu (cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính) làm nòng cốt, có ranh giới xác định, được thành lập bởi cấp có thẩm quyền, có cơ chế hoạt động riêng, mô hình quản lý riêng và có quan hệ chặt chẽ với khu vực xung quanh và nội địa phía sau [4].

Mục tiêu của các KKTTD hiện nay so với các KKT truyền thống trước đây khá khác nhau. Để thực hiện mục tiêu này, các KKTTD được thiết kế như những trung tâm phát triển với các điều kiện về CSHT, môi trường kinh doanh, môi trường sống tiên tiến và đồng thời áp dụng những khuyến khích đầu tư và làm việc tại khu vực này.

Do đó, các KKTTD ngày nay được xem là các KKT thế hệ mới. Nó không còn đơn thuần là khu vực chỉ tập trung cho sản xuất hay thương mại nữa, mà KKTTD ngày nay được hiểu như một khu vực, trong đó những thể chế kinh tế và hành chính đặc biệt được áp dụng nhằm để tạo ra một môi trường kinh doanh, môi trường sống hấp dẫn để thu hút nguồn lực phục vụ cho tăng trưởng. Khái niệm này ngày nay được dùng xuyên suốt để phản ánh thực tiễn sự phát triển của các KKTTD thế hệ mới.

Tóm lại, trong nghiên cứu này, KKT được hiểu là một khu vực kinh

tế - xã hội (KT-XH), được phân định ranh giới địa lý rõ ràng, cách biệt, thuộc phạm vi chủ quyền của một quốc gia; Có quyền tự do, tự chủ cao; và Có cơ chế quản lý hành chính và kinh tế đặc thù nhằm tạo ra những ưu đãi vượt trội so với bên ngoài.

Tại các quốc gia được nghiên cứu như: Trung Quốc, Malaysia thì gọi tên các KKT ngày nay là “khu kinh tế đặc biệt” hay “đặc khu kinh tế”, còn ở Hàn Quốc thì các KKT dạng này được gọi là “khu kinh tế tự do”.

Một phần của tài liệu Phát triển khu kinh tế một số nước châu Á và kinh nghiệm cho khu kinh tế Nam Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)