Để “Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế
của cả nước, đi đầu trong thực hiện mô hình tăng trưởng mới. Phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở nghiên cứu và ứng dụng mạnh mẽ KHCN…”
theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Chính quyền Thành phố luôn nổ lực kiến nghị, tìm kiếm những giải pháp đột phá tạo động lực phát triểtie61ptp tục khẳng định vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước.
Một kiến nghị quan trọng của Thành phố đã được Trung ương chấp thuận. Ngày 24/10/2017 Bộ Chính trị đã có Kết luận số 21-KL/TW và Nghị quyết số 54/2017 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM thực sự đã mở ra bệ phóng cho những đột
phá mang tầm chiến lược về phát triển kinh tế, với mục tiêu xây dựng thành phố trở thành một đô thị thông minh, hiện đại và là đầu tàu kinh tế của cả nước.
Mặt khác, khu vực phía Nam TP.HCM với điểm nhấn nổi bật là Khu đô thị kiểu mẫu Phú Mỹ Hưng đã từng là một đột phá về thể chế rất thành công của Thành phố. Tác động lan tỏa tích cực của khu Nam cùng với kinh nghiệm, các mối quan hệ với NĐT quốc tế, các doanh nghiệp phát triển hạ tầng rất thuận lợi khi hình thành nên KKT. Sự thành công của KKT còn tùy thuộc vào vai trò của các doanh nghiệp dẫn đầu, đủ khả năng, tâm huyết với vai trò “người mở đường”, họ gắn kết chặt chẽ với các cấp chính quyền, là người kết nối giữa khu vực công và khu vực tư trong tìm kiếm các cơ hội tạo đột phá về thể chế, chính sách.
Tuy nhiên, các cơ chế chính sách đột phá để xây dựng và phát triển một KKT của Thành phố không phải dễ dàng để đạt được sự đồng thuận từ cấp Trung ương. Hầu hết các chính sách đột phá, theo đề xuất của Thành phố đều phải cần có sự chấp thuận từ cấp Trung ương và sự đồng thuận của các bộ/ngành. Trước hiện trạng phát ồ ạt các KCN của các địa phương, hiệu quả đầu tư chưa cao của các KKT ven biển trong thời gian qua và khuynh hướng nhiều địa phương cùng tranh thủ các cơ chế đặc thù như hiện nay,…thì TP.HCM cũng không có nhiều cơ hội để thuyết phục được sự đồng thuận của những bên liên quan cho việc hình thành một KKT như mong muốn của Chính quyền Thành phố.
Nhìn chung, với kết quả phân tích trên, khu vực phía Nam Thành phố -
nơi đề xuất hình thành Khu kinh tế Nam TP.HCM đáp ứng khá đầy đủ các điều kiện và khả năng để KKT thành công, đó là: Vị trí và qui mô, nguồn nhân lực, CSHT, khả năng tập trung ngành nghề và phạm vi cạnh tranh, khả năng gắn kết với nền kinh tế, khả năng ứng phó với thách thức của môi trường quốc tế, và quyết tâm chính trị của Chính quyền Thành phố.
Vấn đề cần tháo gỡ hiện nay là cần được sự ủng hộ mạnh mẽ của trung ương và sự hợp tác của các địa phương có liên quan trên cả nước. Mặt khác, khu vực Nam Thành phố xuất phát điểm từ vùng đất thấp, đầm lầy, nhiễm mặn, với hệ thống kênh rạch chằng chịt, đòi hỏi cần có những giải pháp qui hoạch, thiết kế phù hợp trong triển khai xây dựng KKT.