Thực tiễn xây dựng và phát triển các khu kinh tế trên thế giới

Một phần của tài liệu Phát triển khu kinh tế một số nước châu Á và kinh nghiệm cho khu kinh tế Nam Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 79 - 89)

2.2.2.1. Sự phát triển khu kinh tế về số lượng và quy mô.

Trước đây, các chuyên gia kinh tế cho rằng, một khi thương mại được tự do hóa hoàn toàn trên toàn thế giới, thì các loại hình KKT sẽ dần biến mất. Đặc biệt, vào năm 1995 khi WTO được thành lập, người ta hy vọng, việc dỡ bỏ hết các hàng rào thương mại sẽ mở ra một kỷ nguyên vàng cho TCH. Nhưng thực tế đã chứng minh điều ngược lại, KKT không những không biến mất, mà còn phát triển nhanh chóng và lan rộng ra khắp các nước, các khu vực và trên phạm vi toàn thế giới.

Số lượng các loại hình KKT khác nhau trên thế giới liên tục gia tăng. Nếu như năm 1975, mới chỉ có 79 KKT tại 29 quốc gia thì đến năm 2018 đã có khoảng 5.400 KKT (gấp 68,4 lần) được xây dựng tại 147 nền kinh tế (gấp 5,1 lần). Đặc biệt, nếu 5 năm trước (năm 2013) mới có khoảng 4.000 KKT, thì sau 5 năm (năm 2018), số KKT toàn cầu đã tăng gấp 1,35 lần, đó là chưa kể hơn 500 KKT mới khác đang được xây dựng [108].

Hình 2.1. Xu hƣớng tăng lên về số lƣợng các khu kinh tế trên thế giới

Theo một thống kê khác, nếu như năm 1900 mới chỉ có 11 cảng tự do được xây dựng tại vài nước châu Âu và châu Á, thì đến năm 1975, chỉ riêng 25 nước kém phát triển, đã có tới 79 KCX, và hơn 10 năm sau (năm 1986), các con số tương ứng đã là 176 KCX ở 47 quốc gia (tức gấp gần 2 lần) [95].

Nếu năm 1997, theo Hiệp hội các Khu chế xuất Thế giới (WEPZA), ở 102 quốc gia và vùng lãnh thổ mới có khoảng hơn 1.000 KKT các loại, thì đến tháng 3/2007, tức 10 năm sau, theo báo cáo của ILO, con số này đã tăng gấp 3,5 lần, lên 3.500 khu nằm rải rác ở 130 nước [82].

Sự bùng nổ xây dựng các KKT là kết quả của làn sóng chính sách công nghiệp mới, cũng như của sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa các quốc gia nhằm thu hút đầu tư quốc tế.

Chính sách phát triển KKT được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nền kinh tế, cả phát triển lẫn ĐPT, như một công cụ tạo động lực tăng trưởng kinh tế. Ở trong những KKT này, các chính phủ tạo điều kiện cho hoạt động công nghiệp và xuất khẩu thông qua các biện pháp cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, khuyến khích tài chính và tiền tệ, những ưu đãi đầu tư (như miễn giảm thuế TNDN và thuế quan, cho thuê đất,…) hay hỗ trợ xây dựng CSHT thiết yếu ban đầu.

Trong khi trước đây các cảng tự do chỉ gồm những vùng nhỏ liền kề nhau, thì ngày nay, các KKT xuất hiện ở mọi nơi, từ các hải cảng ở vùng ven biển đến khu vực sâu trong nội địa và cả khu vực biên giới và chúng liên tục được mở rộng về không gian. Chẳng hạn, hiện nay, một số ĐKKT ở Trung Quốc và Nga trải rộng trên một diện tích hàng trăm, thậm chí hàng ngàn km2.

2.2.2.2. Sự phát triển khu kinh tế về hình thái

Guang - wen, Meng (2005), qua tổng hợp từ nhiều nghiên cứu trước và đã chia quá trình phát triển các KKT thành 5 giai đoạn: (1) Thời kỳ trước những năm 1500 là các thành phố tự do, cảng tự do và các KKT dựa trên thương mại; (2) Từ những năm 1960, xuất hiện các KKT dựa trên chế tạo như

KCX, , các KKT dựa trên dịch vụ như khu tài chính tự do; (3) Từ những năm 1980, các KKT tổng hợp như ĐKKT, các KKT dựa trên khoa học như KCN dựa vào khoa học và các cực công nghệ; (4) Từ những năm 1990, xuất hiện các KKT xuyên biên giới như khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới, tam giác tăng trưởng xuyên biên giới; (5) Thời kỳ của liên kết kinh tế khu vực xuyên quốc gia từ khi thành lập liên minh tiền tệ và kinh tế của Hà Lan, Bỉ và Luxamburg trong những năm 1930 và được phát triển lên nhờ sự hình thành của Liên minh châu Âu (EU). Các KKT truyền thống thực chất vẫn tồn tại, nhưng theo thời gian, do điều kiện kinh tế, chính trị và tác động của cuộc cách mạng KHCN, một số bộ phận, một số chức năng, hay một số ngành nghề có những biến đổi và mang những sắc thái mới, trở thành đặc trưng mới khiến các KKT có những tên gọi mới [74].

Sự phát triển về số lượng của các KKT theo thời gian cũng được lý giải như trên. Nếu căn cứ vào các ngành chủ lực bên trong KKT, thì có thể thấy các KKT đã phát triển trình tự từ thế hệ KKT dựa trên thương mại, KKT dựa trên chế tạo, KKT dựa trên dịch vụ, KKT dựa trên khoa học, KKT tổng hợp, và KKT xuyên biên giới, thậm chí trở thành liên kết kinh tế khu vực xuyên quốc gia.

Như vậy, rõ ràng rằng bên cạnh các KKT truyền thống, sự phát triển và

sự kết hợp các yếu tố bên ngoài sẽ làm thay đổi các yếu tố bên trong, điều đó dẫn đến trường hợp các KKT hiện có sẽ biến mất hoặc được chuyển đổi thành một dạng thức mới. Theo lý thuyết sự tiến triển của các loại hình KKT đồng thuận với quá trình liên kết kinh tế khu vực, quốc gia và quốc tế. Điều đó có thể nói rằng, sự phát triển của các loại hình KKT là sự thu nhỏ của tiến trình liên kết khu vực, quốc gia và quốc tế.

Những hình thái chủ yếu của KKT dựa theo ngành lĩnh vực như:

- Khu kinh tế dựa trên thương mại

Các KKT dựa trên thương mại là hình thái xuất hiện lâu đời nhất và được biết đến nhiều nhất. Vào đầu thế kỷ 16, thương mại quốc tế trở nên phát

triển mạnh mẽ bởi sự khuyến khích của các ngành thủ công tư bản chủ nghĩa và hàng hải. Các thành phố tự do và các cảng tự do xuất hiện đầu tiên ở bờ biển Địa Trung Hải, được sử dụng như một công cụ để thúc đẩy “thương mại

tự do” bên trong các nước Địa Trung Hải và giữa vùng Địa Trung Hải với các

châu lục khác. Các nước Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha và Pháp bắt đầu mở rộng thuộc địa của họ để tìm kiếm các thị trường mới và tìm các nguyên liệu thô và bán thành phẩm cho nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa của họ. Các thành phố tự do và cảng tự do điển hình vào thế kỷ 17 là Naples, Venice, và Trieste ở Italia, Porto ở Bồ Đào Nha, Dunkerque ở Pháp [64], Copenhagen ở Đan Mạch, Hamburg, Bremen, Luebeck và Rootstock, Gdansk (Danzig) và Koenigsberg ở Đức thời đó [84]. Những cảng tự do và KTMTD tập trung vào các hoạt động thương mại như vận chuyển tàu, kho bãi, đóng gói và tái xuất khẩu. Các KKT dựa trên thương mại được hưởng hầu hết tự do về xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, chỉ một số hàng hóa bị cấm như: Thuốc lá, rượu, vũ khí, đạn dược, và thuốc phiện,…

- Khu kinh tế dựa trên chế tạo và dịch vụ

Sau Chiến tranh thế giới lần Thứ II đã có những thay đổi lớn trong nền chính trị và kinh tế thế giới, sự phát triển của khoa học và công nghệ thế giới đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các KKT. Nhiều nước bắt đầu xây dựng lại các cảng tự do và KTMTD với các hình thái mới. Chẳng hạn, Genoa, Hamburg, Rotterdam, Singapore, và Hồng Kông được xây dựng lại và trở thành các trung tâm trung chuyển tàu và trung tâm thương mại quốc tế. Từ giữa những năm 1950, bên cạnh thương mại và dịch vụ, Hồng Kông cũng bắt đầu phát triển một nền công nghiệp chế tạo và gia công [93]. Còn ở châu Âu, Shannon (Ireland) được thành lập như một cảng hàng không tự do thuế quan đầu tiên trên thế giới vào năm 1947 [101]. Năm 1959 khi chính sách tự do hóa của Ireland có sự thay đổi từ thay thế nhập khẩu sang mở rộng xuất khẩu, sân bay Shannon trở thành KCX đầu tiên được thành lập để chủ yếu gia công các

mặt hàng nhập khẩu thành những sản phẩm có khả năng xuất khẩu. Sân bay Shannon và KCX trở thành trung tâm hoạt động công nghiệp và dịch vụ để trước tiên phục vụ thị trường châu Âu [93]. Loại hình KKT này là phổ biến nhất tại các quốc gia kém phát triển, những quốc gia có các địa điểm thuận lợi, các cơ sở công nghiệp phát triển tốt, với chi phí lao động rẻ.

Các KKT dựa trên dịch vụ điển hình đầu tiên như khu cờ bạc tự do và khu đèn đỏ xuất hiện vào đầu những năm 1930, phát triển mạnh nhất vào những năm 1970 tại các nước như: Hà Lan, Đức, Mỹ và Macao. Các khu này ra đời với mục tiêu là phục hồi sức sống của các trung tâm kinh tế đã cũ hoặc thúc đẩy phát triển một số khu vực kinh tế lạc hậu [81]. Khác với các KKT dựa trên thương mại và chế tạo, các lĩnh vực kinh tế chủ yếu trong các khu này là thương mại, dịch vụ, tài chính (khu ngân hàng tự do Bahrain, Panama, Luxembourg, quần đảo Cayman, và Bahamas), bảo hiểm (khu bảo hiểm tự do New York và London), du lịch (khu du lịch tự do Ma Cao, Monaco, Amsterdam, Hamburg, Nevada, và Atlantic City) và các dịch vụ đặc biệt khác (khu đèn đỏ, khu cờ bạc, khu spa,…).

- Khu kinh tế dựa trên khoa học

Từ những năm 1950, các ngành công nghiệp của các nước phát triển đã dần dần chuyển từ các lĩnh vực thâm dụng lao động sang lĩnh vực thâm dụng vốn và công nghệ. Các nước phát triển đưa ra những kế hoạch phát triển công nghệ cao nhằm duy trì sức mạnh cạnh tranh công nghệ của họ. Nhằm thúc CNH công nghệ cao và thương mại hóa và để thực hiện phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế nhanh chóng, một số vùng được lựa chọn trong trung tâm thành phố hay ngoại vi thành thị với nhiều viện nghiên cứu và trường đại học hơn, môi trường sống phù hợp và phương tiện liên lạc thuận tiện. Khu này là một tổng thể nơi mà tri thức, công nghệ, nhân lực chất lượng cao và vốn được tập trung cao độ [87]. Công nghiệp công nghệ cao có đặc trưng là lợi nhuận cao, đầu tư cao, cạnh tranh cao và rủi ro cao, bao gồm: CNTT, công

nghệ sinh học, công nghệ vật liệu và năng lượng mới, công nghệ vũ trụ và ngành khai thác đại dương [104]. Sau khi “Công viên nghiên cứu Stanford”

ra đời tại bang California vào năm 1951 và “thành phố khoa học” đầu tiên xuất hiện ở Siberia vào năm 1957, Mỹ đã thành lập hơn 70 KCN dựa vào khoa học (tính đến cuối năm 1990), Nhật Bản đưa ra khái niệm “cực công

nghệ” vào thực tế cuối những năm 1960 nhằm truyền bá công nghiệp sáng tạo

trên khắp đất nước. “Đảo silicon Kyushu”“Thành phố khoa học Tsukuba”

được thành lập vào năm 1965 và năm 1968 [91], và 14 KCN dựa vào khoa học được thành lập từ năm 1983 đến năm 1984 [116]. Các KKTTD dựa trên khoa học cũng được khuyến khích ở châu Âu. Pháp đã thành lập thành phố khoa học Sophia-Antipolice ở Nice vào năm 1969 [53]. Anh đã lập ra Công viên khoa học Cambridge ở Cambridge Shire County giữa những năm 1970. Đức đã thành lập Công viên khoa học Ulm Daimler-Benz vào những năm 1980 [70]. Mô hình các KCX, KCN dựa vào khoa học cũng đã xuất hiện ở các nước ĐPT trong thời kỳ này như KCN dựa vào khoa học Hsinchu ở Đài Loan, hay các KCN dựa vào khoa học của Singapore và trong Đại Lục Trung Quốc.

- Khu kinh tế tổng hợp

Dạng thức KKT này được phát triển từ KKT dựa trên thương mại, chế tạo, dịch vụ và khoa học. Các khu này về địa lý là những vùng được xác định rộng hơn, được hưởng chính sách ưu đãi tổng hợp, có đa mục tiêu (thu hút đầu tư, vốn và công nghệ nước ngoài, tạo việc làm, ngoại tệ, thực hiện chiến lược phát triển khu vực và CNH, khôi phục sức sống của trung tâm kinh tế cũ, phát triển các vùng lạc hậu về kinh tế và cụ thể hóa chính sách cải cách kinh tế và chính trị), đa chức năng (có thể gồm các hình thái khác của KKT như KTMTD, cảng tự do, KCX, KCN công nghệ cao) và tổng hợp (thương mại, kinh doanh, sản xuất, giáo dục, nghiên cứu và sinh hoạt) [76]. Đầu ra của các KKT này có thể sử dụng để xuất khẩu hoặc phục vụ thị trường nội địa. Những ví dụ điển hình là: Khu Thương mại tự do Manaus ở Brasil, các cảng tổng hợp

của Hồng Kông, Singapore, và Bahamas, các ĐKKT của Trung Quốc và khu cửa khẩu tự do lớn Tijuana và Moxicali ở Mexico.

- Khu kinh tế xuyên biên giới

KKT xuyên biên giới là khu vực liên biên giới của hai hay nhiều nước hoặc lãnh thổ, được hưởng chính sách kinh tế ưu đãi và hỗ trợ tài chính, CSHT chất lượng cao nhằm thực hiện các mục tiêu hợp tác kinh tế dài hạn [102]. KKT xuyên biên giới còn có nhiều tên gọi khác nhau như: Khu kinh tế tiểu vùng, khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới [96], tam giác tăng trưởng [91] và khu tăng trưởng xuyên biên giới [115]. Các thí dụ tiêu biểu cho loại hình KKT xuyên biên giới là các khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới của Maas - Rhein ở EU, khu tam giác tăng trưởng xuyên biên giới của sông Tumen, sông Mê Kông, và Tam giác kinh tế Trung Quốc [115].

Như vậy, nếu xét về từng thời kỳ và từng loại hình KKT, có thể tưởng

tượng đó là những lát cắt ngang của lịch sử phát triển KKT, trong mỗi loại hình KKT nêu trên đều phản ánh rõ tính kinh tế theo quy mô, hiệu ứng tổng hợp từ sự tập trung các doanh nghiệp cùng nghề vào một vùng lãnh thổ như cảng tự do, kho ngoại quan hay một khu chức năng (thương mại, dịch vụ, chế tạo, KHCN,...), tạo ra các khu thương mại sầm uất, khu chế biến xuất khẩu hay các liên minh đô thị vững mạnh, để tận dụng ưu thế quy mô vùng, ngành, chuyên ngành và phát triển vượt trội hơn, tạo ra những ngành, những khu nổi tiếng. Tất cả được vận hành theo một thể chế đặc biệt, tạo ra sự khác biệt trong một quốc gia hay khu vực, liên khu vực và kết quả là sự đột phá về hiệu quả kinh tế.

Nếu xét theo chiều dài lịch sử thì có thể nhận ra một sợi chỉ xuyên suốt: Đó là sự kết nối, hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành, giữa các doanh nghiệp cùng khu, giữa các khu và giữa các khu với các vùng khác trong nước, giữa các khu của các quốc gia lân cận, tiến đến giữa các quốc gia với nhau. Sự liên kết này diễn ra trong mọi lĩnh vực của hoạt động kinh tế.

Nếu phân tích kỹ đặc điểm của các cảng tự do, thành phố tự do, khu thương mại tự do,…thì khái niệm “tự do” ở đâychính là sự chuyển đổi những quy định, những thể chế giữa các chủ thể khác nhau, từ chỗ bị cấm hoặc bị nhiều hạn chế sang được hưởng các quy định đặc biệt về ưu đãi, ít ràng buộc hơn so với bên ngoài, tiến tới cởi bỏ các rào cản (về thương mại, tài chính tiền tệ,...) trong các quan hệ kinh tế. Đó cũng chính là bước thể chế hóa liên kết kinh tế thế giới.

Như vậy, sự biến đổi không ngừng của nền kinh tế và các quan hệ kinh

tế quốc tế, sự đa dạng của các ngành nghề trong bối cảnh TCH và khu vực hóa đã tạo ra sự biến đổi nhiều chiều của các KKT.

2.2.2.3. Sự phát triển về mục tiêu và vai trò của khu kinh tế

Số lượng và hình thái các KKT ngày càng được gia tăng, vai trò của chúng ngày càng quan trọng trong các nền kinh tế quốc gia, khu vực, và thế giới. Vai trò này đã được chuyển từ nền kinh tế vi mô sang vĩ mô và từ cải cách kinh tế sang cải cách chính trị. Nói chung các KKT đều có những mục tiêu kinh tế vi mô giống nhau, nhưng các mục tiêu vĩ mô thì hầu như là khác nhau.

Các mục tiêu cũng phát triển từ các mục tiêu kinh tế vi mô trực tiếp sang các mục tiêu vĩ mô gián tiếp, hoặc, ngược lại. Các mục tiêu phát triển từ

Một phần của tài liệu Phát triển khu kinh tế một số nước châu Á và kinh nghiệm cho khu kinh tế Nam Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 79 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)