Bài học xác định các điều kiện tạo thành công của khu kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển khu kinh tế một số nước châu Á và kinh nghiệm cho khu kinh tế Nam Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 130 - 134)

Thứ nhất, tầm nhìn, mục tiêu. Xây dựng tầm nhìn, xác định mục tiêu

của KKT phải thống nhất với các chính sách phát triển kinh tế tổng thể của đất nước.

Thứ hai,xác định qui mô. Quy mô của một KKT phải đảm bảo mức độ

tự cung tự cấp và mức độ liên kết trong nội khu. Do đó, để đảm bảo hỗ trợ tốt nhất cho các hoạt động kinh tế trong một KKT thì diện tích đòi hỏi thường là rất lớn. Với một khu có diện tích nhỏ, CSHT thiết yếu và các dịch vụ không thể cung cấp đầy đủ, cũng như không thể đủ không gian để phát triển các hoạt động kinh tế đa ngành. Phát triển KKT phải có diện tích đủ lớn, hội tụ đủ lợi thế

về vị trí địa lý, giao thông, có các điều kiện thuận lợi để mở cửa, hội nhập nhanh với thế giới, dễ dàng thu hút vốn đầu tư và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thứ ba, xác định địa điểm và tính liên kết. Xác định vị trí chiến lược,

có sự kết nối đa mô hình với các trung tâm thương mại lớn là một điều kiện quyết định cho sự thành công của KKT. Các KKT thường bám theo một mục tiêu chiến lược, tạo điều kiện cho các NĐT/các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với thương mại quốc tế. Các liên kết là yếu tố ảnh hưởng đối với việc lan truyền các ảnh hưởng từ KKT đến các vùng khác của đất nước.

Thứ tư, tập trung ngành nghề. Ngay trước khi thành lập KKT cần có

chiến lược thu hút đầu tư vào những ngành được coi là quan trọng cần thiết. Sự thu hút đầu tư đa dạng về ngành nghề hoạt động trong KKT tạo nên sự cân bằng tương đối, hạn chế những ảnh hưởng có tính chu kỳ trong hoạt động của từng ngành một cách hiệu quả. Tập trung nhiều doanh nghiệp thuộc một ngành trong môi trường đa ngành của KKT là cơ hội chuyên môn hóa sâu.

Thứ năm, Xây dựng CSHT cứng và mềm. Sự hỗ trợ ban đầu của chính

phủ cho phát triển CSHT đóng vai trò quan trọng trong thành công của KKT. Đầu tư đồng bộ giữa CSHT cứng như: Công trình giao thông, nhà xưởng, kho bãi,…với CSHT mềm như: Sự dồi dào về lao động kỹ năng và lao động rẻ và các lợi ích về nguồn lực như nguyên liệu thô và các sản phẩm đầu vào khác được xem là những lợi thế then chốt tạo nên thành công của KKT.

Thứ sáu, khung khổ chính sách. Thiết kế sẵn một khung khổ chính sách

hấp dẫn bao gồm các vấn đề như: Ưu đãi tài chính, đầu tư và chuyển vốn nước ngoài linh hoạt, các thủ tục hành chính đơn giản, chính sách lao động hấp dẫn,… Sự cam kết mạnh mẽ từ chính phủ và chính quyền địa phương là yếu tố quan trọng hàng đầu để xây dựng niềm tin đối với NĐT.

3.3.2. Bài học về các nội dung xây dựng và phát triển khu kinh tế

Qua tổng hợp, nghiên cứu 3 KKT của các quốc gia Trung Quốc, Hàn Quốc, và Malaysia. Luận án đúc kết được một số kinh nghiệm quan trọng để phát triển một KKT thành công như sau:

Thứ nhất, lựa chọn vị trí chiến lược phù hợp, có thể tiếp cận thuận lợi

với các trung tâm kinh tế lớn của khu vực, khả năng khai thác tốt hạ tầng hiện đại kết nối bên ngoài.

Thứ hai, quyết định thời điểm đầu tư thích hợp là một yếu tố góp phần

tạo nên thành công vượt bậc của KKT, nắm lấy cơ hội thu hút các công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới.

Thứ ba, xây dựng thể chế đặc thù đủ mạnh. KKT phải được phân quyền

mạnh, được chủ động đưa ra các cơ chế, chính sách, các quy định phù hợp với thực tế.

Thứ tư, hoạch định chiến lược phát triển ngành nghề mũi nhọn, phù

hợp, theo hướng bền vững trên cả 3 lĩnh vực: Kinh tế, xã hội và môi trường. Hoạch định chiến lược ngành nghề phải được điều chỉnh, phát triển qua các giai đoạn: Từ phát triển tự do theo nhu cầu thị trường đến phát triển có tổ chức, có định hướng; Từ trình độ thấp đến trình độ cao; Từ chiều rộng sang chiều sâu; Từ những ngành nghề đơn giản đến những ngành nghề phức tạp đòi hỏi tính sáng tạo cao; Từ những ngành nghề ở phân đoạn thấp đến những ngành ở phân đoạn cao.

Thứ năm, thiết kế các chính sách ưu đãi hấp dẫn trong các lĩnh vực

như: Thu hút đầu tư, tài chính, đất đai, hỗ trợ doanh nghiệp, an sinh xã hội và phát triển nguồn nhân lực.

Thứ sáu, thực hiện chương trình tiếp thị hiệu quả với chiến lược thu hút

các NĐT chiến lược nước ngoài có ảnh hưởng và sức mạnh tài chính, công nghệ,…như “chim đầu đàn”, xây dựng thương hiệu địa phương mạnh.

Tiểu kết Chƣơng 3

Phát triển KKT tại châu Á trong thời gian gần đây nỗi lên như một làn sóng mạnh mẽ, thực sự đó chính là những cuộc chạy đua, cạnh tranh gây gắt giữa các quốc gia trong khu vực trong việc thu hút đầu tư. Các quốc gia thường dành những khu vực có vị trí chiến lược để phát triển các KKT. Các KKT được phát triển rất đa dạng về quy mô, loại hình, và nguồn vốn đầu tư,...những đặc điểm này còn tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh phát triển từng quốc gia.

Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển các KKT tiêu biểu tại các quốc gia châu Á có điều kiện, mục tiêu phát triển tương đồng với Việt Nam, và qui mô gần giống khu vực mà Luận án nghiên cứu như: ĐKKT Thâm Quyến (Trung Quốc), KKTTD Incheon (Hàn Quốc), và ĐKKT Iskandar (Malaysia). Nghiên cứu cho thấy, mặc dù hoàn cảnh, thời điểm ra đời của từng KKT khác nhau. Song, sự xuất hiện của các KKT đều mang những nhiệm vụ rất quan trọng đối với từng đất nước trong thử nghiệm, thực thi chính sách mới, tiên phong trong thực hiện chính sách mở cửa hội nhập, hay tạo động lực phát triển lan tỏa cho khu vực hay toàn bộ đất nước,...

Kinh nghiệm được đúc kết qua nghiên cứu 3 KKT cho thấy, những yếu tố góp phần làm nên thành công của KKT trên chính là: Lựa chọn vị trí chiến lược phù hợp; Quyết định thời điểm đầu tư thích hợp; Xây dựng thể chế đặc thù đủ mạnh; Hoạch định chiến lược phát triển ngành nghề mũi nhọn, phù hợp, theo hướng bền vững; Thiết kế các chính sách ưu đãi hấp dẫn trong các lĩnh vực như: Thu hút đầu tư, tài chính, đất đai, hỗ trợ doanh nghiệp, an sinh xã hội và phát triển nguồn nhân lực,...; và Thực hiện chương trình tiếp thị hiệu quả, xây dựng thương hiệu địa phương mạnh. Hơn nữa, những điều kiện ban đầu quan trọng quyết định sự thành công của KKT chính là sự quyết tâm chính trị, sự cam kết mạnh mẽ từ chính phủ và chính quyền địa phương, và những hỗ trợ ban đầu của chính phủ trong phát triển hạ tầng thiết yếu.

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Phát triển khu kinh tế một số nước châu Á và kinh nghiệm cho khu kinh tế Nam Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 130 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)