Đặc khu kinh tế Thâm Quyế n Trung Quốc

Một phần của tài liệu Phát triển khu kinh tế một số nước châu Á và kinh nghiệm cho khu kinh tế Nam Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 96 - 108)

Một trong những ĐKKT thành công nhất thế giới hiện nay là Đặc khu kinh tế Thâm Quyến của Trung Quốc. Thâm Quyến được hình thành đầu những năm 1980, từ một làng chài nhỏ ven biển với hơn 30.000 dân. Ngày nay, ĐKKT Thâm Quyến đã trở thành một trung tâm công nghệ, tài chính tầm cỡ thế giới.

3.2.1.1. Bối cảnh hình thành Đặc khu kinh tế Thâm Quyến

Cuộc cách mạng KHCN bùng nổ mạnh mẽ vào cuối những năm 1970, làm thay đổi diện mạo thế giới, trong khi các nước phương Tây đã đạt được nhiều thành tựu phát triển to lớn, thì Trung Quốc vừa thoát khỏi một thời gian dài với những biến động trong nước, đặc biệt là 10 năm “Cách mạng Văn hóa” làm cho kinh tế đình trệ, xã hội lạc hậu, đời sống nhân dân khó khăn. Trước tình hình đó, bắt buộc Trung Quốc phải có một quyết định lịch sử “Cải

cách và mở cửa”.

Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là mở cửa như thế nào? Việc mở cửa ồ ạt sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt là đối với những chính sách kinh tế mới, chưa được

thử nghiệm trên thực tiễn. Để giải quyết vấn đề này, tháng 4/1979, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quyết định thành lập một số ĐKKT trong đó có Thâm Quyến với sứ mệnh làm “phòng thí nghiệm” để thử nghiệm các chính sách mới và tạo động lực thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển tại các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc thù.

Đến ngày 26/8/1980, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã phê chuẩn Quyết định thành lập ĐKKT Thâm Quyến; Ban hành “Điều lệ đặc khu

kinh tế tỉnh Quảng Đông”, từ đó ĐKKT Thâm Quyến ra đời.

Hình 3.2. Đặc khu kinh tế Thâm Quyến - Trung Quốc

Nguồn: Pei-Hua Cao (2014) [97].

3.2.1.2. Quá trình xây dựng và phát triển Đặc khu kinh tế Thâm Quyến - Định hình một khung khổ pháp lý

Tháng 3 năm 1979, huyện Bảo An, tỉnh Quảng Đông được đổi tên thành Thành phố Thâm Quyến và từ đó Thâm Quyến trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Đông. Tháng 8 năm 1980, ĐKKT Thâm Quyến chính thức được thành lập với tổng diện tích trên 327 km² với dân số trên 30 ngàn người.

Nhằm khuyến khích, đẩy mạnh thu hút đầu tư, Chính quyền Nhân dân thành phố Thâm Quyến đã ban hành “Quy định tạm thời về việc khuyến khích nhân viên khoa học kỹ thuật lập doanh nghiệp khoa học kỹ thuật dân doanh”

vào năm 1987.

Theo tinh thần chỉ thị mở cửa hơn nữa cho đặc khu của Trung ương, năm 1988 Chính quyền Thành phố Thâm Quyến đã quyết định xây dựng Khu bảo thuế Phúc Điền, nhằm tạo ra môi trường đầu tư có thể gắn bó chặt chẽ với thị trường quốc tế, nhằm thu hút tốt hơn nữa vốn và kỹ thuật nước ngoài, và được vận hành theo thông lệ quốc tế. Sự kiện này đã làm chấn động trong và ngoài nước, số doanh nhân nước ngoài đến tìm hiểu và đầu tư tăng vọt lên hơn 58 lần so với trước đó, với hơn 1.000 lượt người.

Ngày 01/7/1992 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, với sự kiện Quốc hội Trung Quốc đã thông qua Quyết định Phân quyền lập pháp cho ĐKKT Thâm Quyến. Đây là quyết sách mạnh mẽ trong việc trao quyền cho Chính quyền đặc khu. Theo đó, Chính quyền Thâm Quyến được chủ động đưa ra các cơ chế, chính sách, các quy định phù hợp với thực tiễn của địa phương (ngoại trừ những quy định thuộc các lĩnh vực: An ninh, quốc phòng, ngoại giao, dân tộc, tôn giáo, và biên giới,…); Được quyền ban hành những quy phạm pháp luật không trái với nguyên tắc của pháp luật chung hoặc pháp luật chung còn chưa quy định, và các quy định này có thể cao hơn những quy định chung.

Từ khi được phân quyền lập pháp, Thâm Quyến đã tận dụng đầy đủ những lợi thế khi có nguồn lực này để thúc đẩy cải cách và phát triển Đặc khu. ĐKKT Thâm Quyến vừa là “cửa sổ”, vừa là “phòng thí nghiệm” của cải cách thể chế kinh tế, đồng thời cũng có tác dụng “phòng thí nghiệm” của nền pháp trị. Sự trao quyền lập pháp này không những làm cho Thâm Quyến càng phát huy tốt hơn tác dụng “vườn thí nghiệm”, “lính tiên phong” trong cải

cách mở cửa và đổi mới thể chế, mà còn thúc đẩy kinh tế Thâm Quyến phát triển với tốc độ cao và xã hội tiến bộ một cách toàn diện.

Tháng 4 năm 1996, Chính quyền Trung Quốc đã đưa ra một số thay đổi trong chính sách ưu đãi nhằm tạo ra một “sân chơi” công bằng hơn, hạn chế những tác động tiêu cực của chính sách phát triển vùng ưu tiên, điều chỉnh chính sách ưu đãi thuế thái quá đã làm giảm nguồn thu ngân sách, cụ thể: (1)

Bãi bỏ chính sách giữ lại 100% thu nhập đối với các ĐKKT; (2) Bãi bỏ cơ chế miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu và thiết bị; (3) Giảm việc hoàn thuế GTGT từ 17% trước đó xuống còn 9%.

Đến tháng 7 năm 2010, Chính quyền Trung Quốc đã phê duyệt quyết định biến Thâm Quyến trở thành “Khu thí điểm cải cách tổng hợp quốc gia”, Thâm Quyến trở thành một ĐKKT có một nền hành chính hiện đại và phạm vi không gian Đặc khu được mở rộng ra toàn thành phố với diện tích hơn 1.950 km².

- Lộ trình phát triển và những bước đi cải cách

Về lộ trình phát triển, quá trình cải cách ở Thâm Quyến được tiến hành một cách thận trọng theo phương thức tiệm tiến và phương châm “dò đá qua

sông, tiến một bước, chắc một bước”, có tính kế thừa qua các giai đoạn:

+ Giai đoạn thử nghiệm thể chế KTTT từ năm 1978 đến năm 1990. Nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn này nhằm phá bỏ khung thể chế cũ và xây dựng một khung thể chế mới với các yếu tố của thị trường, Thâm Quyến bắt đầu tiến hành những bước cải cách đầu tiên, đột phá vào những vấn đề nổi cộm của nền kinh tế kế hoạch hóa, sau đó thực hiện một loạt các cải cách nhằm bước đầu xây dựng thể chế KTTT như: Thực thi chính sách đấu thầu công khai để thi công công trình CSHT, lĩnh vực đất đai được thị trường hóa, xóa bỏ cơ chế quản lý giá cả, cải cách chế độ tài chính, tiền tệ và đầu tư, đổi mới chính sách lao động theo hướng thị trường,…

+ Giai đoạn hình thành khung thể chế thị trường từ năm 1991 đến năm 2000. Nhiệm vụ của giai đoạn này là từng bước hình thành khung thể chế KTTT, Thâm Quyến đã thực hiện các cải cách đối với chế độ quản lý doanh nghiệp, thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, hoàn thiện hệ thống các thị trường, thay đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật,… Thực hiện “5 Tự do” đối với doanh nghiệp gồm: Kinh doanh tự do, giá cả tự do, tuyển dụng tự do, chế độ lương tự do, và chính sách tự do. Thâm Quyến đã tiến hành cải cách doanh nghiệp nhà nước, thực hiện vai trò bình đẳng giữa các loại hình kinh tế. Một ví dụ cụ thể, trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, họ đã chuyển từ chế độ cấp phép trước đây sang chế độ thẩm định.

+ Giai đoạn hoàn thiện thể chế KTTT từ năm 2000 đến nay. Trong giai đoạn này, khi những kinh nghiệm đúc kết từ Thâm Quyến được áp dụng vào trong nội địa, nền kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, đến năm 2009, khi Thâm Quyến được Quốc Vụ viện Trung Quốc phê chuẩn trở thành ĐKKT mới, Thâm Quyến tiếp tục bước vào giai đoạn thử nghiệm mới để hoàn thiện thể chế KTTT, ở giai đoạn này nổi lên các nội dung cải cách sau:

Thứ nhất, đi sâu cải cách thể chế, xây dựng mô hình “Chính phủ phục

vụ”. Nếu như trong giai đoạn trước đây, nội dung cải cách chủ yếu trong các lĩnh vực quản lý kinh tế và hành chính gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì giai đoạn này tập trung vào xây dựng mô hình chính phủ phục vụ trong mọi lĩnh vực nhằm tạo ra thể chế thông thoáng và quản lý xã hội hiệu quả nhất, chính phủ điện tử, minh bạch, hiệu quả, tăng cường sự giám sát và đánh giá chất lượng của xã hội, chuyển đổi chức năng chính phủ

từ “Chính phủ quản trị” sang “Chính phủ phục vụ”, thực hiện mô hình

“Chính phủ nhỏ, xã hội lớn”.

Thứ hai, chuyển đổi một số chức năng cho thị trường. Chính phủ đã

thực hiện chuyển đổi một số chức năng cho thị trường, chỉ đảm nhận vai trò trong một số lĩnh vực công cộng và những lĩnh vực mà thị trường không làm.

Những lĩnh vực mà thị trường tự điều chỉnh được, đều được chính phủ giao dần cho thị trường và xã hội.

- Chiến lược phát triển ngành nghề phù hợp.

Chiến lược ngành nghề của ĐKKT Thâm Quyến được điều chỉnh, phát triển qua các giai đoạn: Từ phát triển tự do theo nhu cầu thị trường đến phát triển có tổ chức, có định hướng; Từ trình độ thấp đến trình độ cao; Từ chiều rộng sang chiều sâu; Từ những ngành nghề đơn giản đến những ngành nghề phức tạp đòi hỏi tính sáng tạo cao; Từ những ngành nghề ở phân đoạn thấp đến những ngành nghề ở phân đoạn cao.

Có thể chia làm 3 giai đoạn của chiến lược phát triển ngành nghề của Thâm Quyến như sau:

+ Giai đoạn từ năm 1979 đến năm 1991: Đây là giai đoạn phát triển theo nhu cầu thị trường. Giai đoạn này nhà nước chưa có định hướng chiến lược ngành nghề mà do thị trường quyết định; chưa có quy hoạch đất đai; chưa có xúc tiến đầu tư. Ngành nghề chủ yếu là nhập nguyên liệu để gia công, lắp ráp hàng hóa xuất khẩu như may mặc, giày dép, hàng thủ công,...nhằm khai thác lợi thế, điều kiện sẵn có tại Thâm Quyến là đất đai rộng, chi phí thấp và nguồn nhân công giá rẻ.

+ Giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2000: Đây là giai đoạn tối đa hóa nguồn lực đầu tư và chuyển đổi cơ cấu ngành nghề. Chuyển từ các ngành gia công, lắp ráp sang các ngành nghề điện tử. Giai đoạn này, về cơ bản, cơ cấu ngành nghề vẫn do thị trường tự điều tiết, nhưng nhà nước có định hướng phát triển thông qua việc quy hoạch, chính sách ưu đãi ngành nghề, thuế, hải quan,...

+ Giai đoạn từ năm 2000 đến nay: Đây là giai đoạn tối ưu hóa các ngành nghề. Chính quyền Thâm Quyến thông qua quy hoạch các phân khu chức năng để định hướng phát triển các ngành nghề. Thâm Quyến được tập trung phát triển những ngành nghề sử dụng công nghệ cao, công nghệ mới,

công nghệ sinh học với nguồn nhân lực chất lượng cao. Đặc khu kinh tế Thâm Quyến còn thành lập Trung tâm Giao dịch Công nghệ và Khoa học quốc tế để các doanh nghiệp có thể đến giao dịch và chuyển giao công nghệ, tìm hiểu cơ hội đầu tư.

Đến tháng 9 năm 2013, Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê duyệt cho Thâm Quyến là Trung tâm hợp tác khoa học và công nghệ cấp quốc gia. Xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa như là một trong những ngành nghề trụ cột.

- Chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư

Thu hút FDI là một nhiệm vụ trọng tâm của Đặc khu kinh tế Thâm Quyến. Vì vậy Thâm Quyến đã ban hành hàng loạt các chính sách ưu đãi đặc thù nhằm thu hút đầu tư. Thâm Quyến xây dựng trọng tâm xúc tiến đầu tư theo lộ trình phát triển, thành lập Sở Xúc tiến đầu tư, là cơ quan chuyên trách về xúc tiến đầu tư trong nước và quốc tế. Dựa vào mục tiêu và chiến lược phát triển trong từng giai đoạn, Thâm Quyến đã có sự điều chỉnh các chính sách xúc tiến đầu tư phù hợp.

Ví dụ, trong 10 năm đầu khi mới thành lập, chưa đa dạng hóa được NĐT, Thâm Quyến chủ yếu dựa các NĐT đến từ Hồng Kông để lôi kéo các NĐT khác và chủ yếu đầu tư vào các ngành sản xuất gia công. Từ những năm 1990, Thâm Quyến tiến hành xúc tiến đầu tư trực tiếp đến với các doanh nghiệp lớn của thế giới trong những ngành nghề điện tử, CNTT, sinh học, dịch vụ hiện đại, công nghệ mới,...

- Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Để xây dựng và hoàn thiện hệ thống CSHT theo tiêu chuẩn quốc tế, Thâm Quyến đã thông qua nhiều phương thức hợp tác khác nhau như hợp tác công - tư, đổi đất lấy hạ tầng,… Để thuận lợi cho các NĐT, Thâm Quyến xây dựng các phân khu chức năng khác nhau theo từng lĩnh vực cho NĐT. Thâm

Quyến có 11 khu chức năng quy hoạch riêng cho những nhóm ngành nghề khác nhau.

Từ khi mới được thành lập, Thâm Quyến đã đưa ra phương châm:

“Làm tổ cho Phượng Hoàng đến đẻ trứng”, vì vậy thu hút nhân tài và nguồn

nhân lực chất lượng cao là một trong những nội dung trọng tâm trong chính sách của Thâm Quyến. Chính sách thu hút nhân tài của Thâm Quyến được xây dựng trên phương châm 16 chữ: “Tôn trọng trí thức; Tôn trọng nhân tài;

Tôn trọng sáng tạo; Tôn trọng lao động”. Trong đó, trọng tâm thu hút 5 đối

tượng: Quản lý cấp cao, đầu tư lập nghiệp, kỹ thuật tay nghề cao, sinh viên xuất sắc mới tốt nghiệp và lưu học sinh xuất sắc ở nước ngoài. Các chính sách ưu đãi nhằm thu hút nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng cao của Thâm Quyến bao gồm: (1) Thực hiện cơ chế hỗ trợ cho nghiên cứu, sáng chế (Nhà nước hỗ trợ các hiệp hội doanh nghiệp lớn 40-50 triệu NDT/năm cho các hoạt động nghiên cứu, sáng chế, quảng bá, mở rộng thị trường, thu hút nhân tài);

(2) Ban hành các chính sách đãi ngộ về lương bổng, nhà ở, sinh hoạt (sinh viên mới tốt nghiệp được hỗ trợ về nhà ở với giá thuê nhà chỉ bằng 1/10 mức giá chung, thạc sĩ được nhà nước hỗ trợ từ 500 đến 2.000 NDT/tháng trong vòng 10 năm đầu tùy theo ngành nghề; tiến sĩ được nhà nước hỗ trợ 8 vạn NDT; trung tâm đào tạo được hỗ trợ 2 vạn NDT, trường đại học được hỗ trợ 5 vạn NDT). Kết quả là đến nay, số lượng nhân tài nghiên cứu thuộc các lĩnh vực ở Thâm Quyến đã lên đến khoảng 30 vạn người, năng lực và trình độ nghiên cứu, phát minh dẫn đầu Trung Quốc [10].

- Lựa chọn địa điểm.

Trung Quốc chọn Thâm Quyến để phát triển đặc khu bởi vì nó có vị trí địa lý rất thuận lợi, là thành phố duy nhất tiếp giáp với Hồng Kông, là con đường kết nối giữa Hồng Kông và Đại Lục. Khi đó, Hồng Kông không chỉ là một trong những trung tâm tài chính, thương mại và giao thông vận tải quốc tế, mà còn là nơi có thể chế kinh tế tự do bậc nhất thế giới. Do đó, khi Trung

Quốc đang muốn tìm tòi một thể chế KTTT thì vị trí tiếp giáp với Hồng Kông của Thâm Quyến trở thành một ưu thế, phù hợp nhất mà không nơi nào có được.

Mặt khác, mục tiêu chính trị của Trung Quốc khi xây dựng ĐKKT Thâm Quyến là muốn chứng minh họ sẽ xây dựng thành phố này phát triển thịnh vượng như Hồng Kông và trở thành một thành phố đi tiên phong trong phát triển bền vững, để tạo sự lan tỏa trong cả nước. Một mục tiêu sâu xa hơn nữa là thống nhất đất nước, đưa Hồng Kông về với Đại Lục.

Một trong những lý do quan trọng nữa để Thẩm Quyến được chọn phát triển đặc khu bởi vì, người dân Thâm Quyến và người dân Hồng Kông cùng có chung ngôn ngữ đó là tiếng Quảng Đông, có chung văn hóa và dân tộc, nhưng Thâm Quyến có giá nhân công và đất đai rẻ hơn nhiều so với Hồng Kông. Một lợi thế nữa, do gần Hồng Kông nên Thâm Quyến có thể dễ dàng thu hút vốn đầu tư và chuyên gia đến từ Hồng Kông cũng như xuất khẩu hàng hóa sang Hồng Kông và đi các nước. Với ý tưởng trên đã tạo sự thành công rực rỡ cho Thâm Quyến, làm tiền đề cho Trung Quốc đẩy nhanh quá trình cải

Một phần của tài liệu Phát triển khu kinh tế một số nước châu Á và kinh nghiệm cho khu kinh tế Nam Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 96 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)