Các KKT trên thế giới được hình thành và tiến hóa theo thời gian. Đã có nhiều mô hình KKT ra đời với mục tiêu thị trường và hoạt động khác biệt nhau. Ban đầu KKT được hiểu là vùng công nghiệp được hưởng một số chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm “sản xuất hướng ra xuất khẩu”; hay KKT là KCN có những ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, các nguyên vật liệu nhập khẩu vào KKT được qua một số công đoạn chế biến trước khi được tái xuất khẩu.
Các loại mô hình KKT đầu tiên có dạng các khu miễn thuế trong các cảng biển và chỉ cung cấp một phần ít các tiện ích kho bãi và thương mại. Qua thời gian, một vài khu cảng tự do phát triển thành các khu vực tự do mậu dịch. Tiếp đến là sự phát triển của KCX, khuyến khích các hoạt động sản xuất phức tạp hơn với mục đích xuất khẩu. Sau đó, ĐKKT và khu chuyên dụng được mở ra. Đặc điểm của từng mô hình KKT như sau:
- Khu mậu dịch tự do (Free Trade Zones - FTZ): Là những khu vực
nhỏ được rào chắn hay cách ly và miễn thuế. Chúng thường cung cấp các tiện ích vận tải, kho bãi và phân phối cho các hoạt động thương mại và tái xuất khẩu, dạng này thường nằm tại các cửa khẩu.
- Khu chế xuất (Export Processing Zones - EPZ): Là KCN cung cấp
các ưu đãi và tiện ích đặc biệt cho sản xuất và các hoạt động liên quan nhằm mục tiêu chủ yếu là thị trường xuất khẩu và thường có hai dạng. Ở mô hình KCX truyền thống, chỉ có một khu vực cho các doanh nghiệp định hướng xuất khẩu được cấp phép bởi các ban quản lý KCX. Ngược lại, mô hình KCX lại thường được chia nhỏ ra làm hai khu vực: Một khu vực chung mở cho tất cả các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu và một KCX riêng biệt phục vụ cho các doanh nghiệp định hướng xuất khẩu và đã đăng ký vào KCX.
- Đặc khu kinh tế (Special Economic Zone - SEZ): Là một dạng KKT có khái niệm rộng lớn hơn nhiều và thường bao phủ một khu vực rất rộng lớn và có thể được xem như là một thành phố. ĐKKT bao hàm nhiều loại hoạt động kinh doanh, trong đó bao gồm cả du lịch và bán lẻ, hướng đến cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu. ĐKKT cho phép người dân sinh sống trong khu vực và cung cấp các chính sách khuyến khích và ưu đãi rộng lớn hơn từ thuế quan cho đến việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính.
- Khu chuyên dụng (Specialized Zones - SZ): Là khu chỉ hướng đến
các lĩnh vực hay hoạt động kinh tế nhất định. Ví dụ như các khu khoa học/công nghệ, khu hóa dầu, khu hậu cần,… Ở các khu này chỉ giới hạn sự tham gia của những công ty hoạt động trong lĩnh vực được ưu tiên và CSHT ở đây chủ yếu phục vụ cho các lĩnh vực được ưu tiên.
- Khu đơn xưởng (Single Factory - SF): Là khu chuyên cung cấp các
khuyến khích và ưu đãi cho từng doanh nghiệp chứ không quan tâm đến địa điểm. Các doanh nghiệp không cần phải đặt trong một khu được thiết kế sẵn để có thể nhận được các khuyến khích và ưu đãi.
Các quốc gia đi đầu trong việc áp dụng mô hình khu đơn xưởng như: Mauritius, Madagascar, Mexico và Fiji, còn Costa Rica và Sri Lanka đã tiến hành tích hợp khu đơn xưởng vào KCN [110].
- Khu doanh nghiệp (Enterprise Zones - EZ): Là một khu vực được
hình thành nhằm mục đích tái cơ cấu một thành phố, hay một vùng nông thôn thông qua các chính sách ưu đãi thuế và hỗ trợ tài chính. Hầu hết các khu này đóng tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Pháp, Anh,…như một công cụ của chính sách khu vực.
Các khu doanh nghiệp xuất hiện nhiều tại Mỹ vào những năm 1970, nhằm đưa các doanh nghiệp và dân cư từ khu vực trung tâm thành phố ra các vùng ngoại ô, và tiêu biểu cho loại hình khu doanh nghiệp này là Empowerment Zone - Chicago (Mỹ).
Như vậy, ngoại trừ khu đơn xưởng không phụ thuộc vào một địa điểm, một khu vực được thiết kế sẵn, hầu hết các mô hình trên đều có những đặc điểm chung của KKT, như: là một khu vực tập trung, có áp dụng những chính sách khác biệt so với bên ngoài. Các khu mậu dịch tự do, KCX, ĐKKT, khu chuyên dụng, khu đơn xưởng xuất hiện phổ biến ở các quốc gia ĐPT, trong khi khu doanh nghiệp thường xuất hiện nhiều hơn ở các nước phát triển nhằm vực dậy một khu vực kinh tế kém phát triển hơn [12].