Các giải pháp thiết kế và triển khai xây dựng Khu kinh tế Nam

Một phần của tài liệu Phát triển khu kinh tế một số nước châu Á và kinh nghiệm cho khu kinh tế Nam Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 157 - 159)

Thành phố Hồ Chí Minh

- Thu hút, sử dụng nguồn vốn đầu tư hiệu quả

+ Cần khai thác tốt các chính sách ưu đãi của trung ương theo cơ chế đặc thù (theo Nghị quyết 54), kết hợp triển khai chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn riêng của Thành phố. Khuyến khích sự tham gia hợp tác của khu vực tư nhân và các tập đoàn kinh tế lớn của nước ngoài có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm quản trị. Đơn giản hóa các thủ tục đầu tư nhằm tạo điều kiện khuyến khích các NĐT chiến lược trong, ngoài nước.

+ Đa dạng hóa hình thức đầu tư vốn xây dựng, kết hợp giữa đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách với nguồn vốn của doanh nghiệp; cần ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Thành phố cho xây dựng CSHT ban đầu.

+ Việc đầu tư phát triển hệ thống giao thông, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình bảo vệ môi trường trong KKT được sử dụng các phương thức huy động vốn bao gồm: Vốn đầu tư công, đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), vốn đầu tư từ đấu giá quỹ đất, vốn đầu tư ứng trước của NĐT và các phương thức huy động vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

+ NĐT được phép ứng trước vốn đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng các khu tái định cư và các công trình khác có liên quan ngoài hàng rào dự án đầu tư. Số vốn đầu tư ứng trước của NĐT được hoàn trả theo các phương thức như sau: (1) Được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp; (2) Được Nhà nước thanh toán bằng tiền theo thỏa thuận; và (3)

Được tính vào tổng số vốn đầu tư của dự án.

+ Thành lập Công ty Phát triển hạ tầng thuộc Ban Quản lý KKT Nam Thành phố để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

trong KKT một cách đồng bộ. Khuyến khích Công ty phát triển kết cấu hạ tầng liên doanh, liên kết với NĐT trong nước và nước ngoài có năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các khu chức năng trong KKT.

- Quy hoạch khu kinh tế theo hướng phát triển bền vững

+ Thành phố Hồ Chí Minh cần quy hoạch phát triển KKT phía Nam hướng đến một đô thị thông minh xanh, ứng phó chủ động với biến đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện tài nguyên, đặc điểm KT-XH của vùng. Đặt mục tiêu biến khu vực Cần Giờ trở thành một đô thị xanh thông minh kiểu mẫu không chỉ của Khu kinh tế Nam TP.HCM mà cho cả nước và khu vực (theo mô hình Forest City của Iskandar - Malaysia) [45].

+ Qui hoạch phát triển CSHT nối liền KKT với khu trung tâm TP, với TP Thủ Đức, cửa ngõ kết nối với ĐBSCL và vùng KTTĐPN.

+ Qui hoạch xây dựng hài hòa giữa các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ người lao động.

- Định hướng thu hút các ngành, lĩnh vực chủ yếu

Khu vực Nam Thành phố có Cảng Hiệp Phước và Khu Đô thị Công nghiệp Cảng Hiệp Phước, đặc biệt phù hợp với phát triển kinh tế biển và dịch vụ logistics. Rừng tự nhiên Cần Giờ được thiên nhiên ưu đãi với hệ thống sông, rạch tự nhiên, hệ sinh thái đa dạng, phong phú, khí hậu ôn hòa quanh năm phù hợp phát triển ngành dịch vụ du lịch. Dựa trên những lợi thế trên, định hướng các ngành lĩnh vực chủ yếu trong KKT như:

+ Phát triển kinh tế biển, hàng hải;

+ Phát triển dịch vụ logistics và xuất khẩu có giá trị gia tăng cao; + Phát triển ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng;

+ Phát triển du lịch và dịch vụ giải trí;

+ và Phát triển đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Phát triển KKT Nam Thành phố trở thành trung tâm logistics; Trung tâm tài chính ngân hàng hiện đại nhất cả nước; Trung tâm về nguồn nhân lực chất lượng cao; Phát triển du lịch sinh thái kết hợp dịch vụ y tế khám chữa

bệnh. Mục tiêu biến KKT Nam thành phố trở thành điểm đến lý tưởng của các NĐT lớn trong nước và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Phát triển khu kinh tế một số nước châu Á và kinh nghiệm cho khu kinh tế Nam Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 157 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)