Sự cần thiết xây dựng và phát triển Khu kinh tế phía Nam

Một phần của tài liệu Phát triển khu kinh tế một số nước châu Á và kinh nghiệm cho khu kinh tế Nam Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 134 - 137)

4.1. Sự cần thiết, quan điểm, định hƣớng xây dựng và phát triển Khu kinh tế phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh kinh tế phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh

4.1.1. Sự cần thiết xây dựng và phát triển Khu kinh tế phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt, có vị trí và vai trò quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN), vùng Đồng bằng sông Cữu Long (ĐBSCL) và cả nước. Trong những năm qua, TP.HCM đóng góp khoảng 1/3 ngân sách cả nước, tăng trưởng kinh tế đóng góp trên 20% trong tăng trưởng chung và luôn đạt trên 1,5 lần trung bình của cả nước. Chính kết quả đóng góp về mặt kinh tế với tỉ trọng lớn đã góp phần thúc đẩy phát triển chung của đất nước. Việc khai thác tốt tiềm năng phát triển của Thành phố sẽ tạo động lực mạnh hơn để thúc đẩy phát triển KT-XH cho cả vùng KTTĐPN, vùng ĐBSCL và cả nước.

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn về kinh tế, đầu mối giao lưu hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực có sự thu hút và lan tỏa lớn của vùng KTTĐPN. Dù đạt nhiều thành tựu to lớn trong phát triển, nhưng nhìn chung tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với vị trí, vai trò, tiềm năng của thành phố này, chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh chưa cao, tỉ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ có giá trị gia tăng cao còn thấp.

Một trong những nguyên nhân đó là, những năm qua quá trình phát triển của Thành phố đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức lớn, nhất là việc tăng dân số cơ học, biến đổi khí hậu, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ,… Mặt khác, tình hình KT-XH của Thành phố từ đầu năm 2020 đến nay còn chịu tác động mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 và căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa các nước lớn. Tăng trưởng hầu hết ở các ngành đều chậm lại,

thu hút đầu tư nước ngoài giảm. Nguồn thu ngân sách hết sức khó khăn, chính quyền phải cắt giảm gần 10% chi ngân sách địa phương đồng thời thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, giãn thuế, giảm thuế cho doanh nghiệp để vượt qua khó khăn do đại dịch Covid -19 [38].

Nhưng nguyên nhân chủ yếu là đa phần xuất phát từ việc Thành phố ít có những đột phá mạnh mẽ về thể chế trong những năm gần đây. Trên bình diện cả nước, các chính sách đổi mới giúp tạo ra những đột phá về thể chế, tạo ra những động lực cho phát triển kinh tế trước đây cơ bản không còn dư địa để tiếp tục đổi mới. Tuy thời gian qua có rất nhiều luật và qui định ban hành trong nổ lực hoàn thiện thể chế KTTT theo định hướng XHCN nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, còn nhiều sức ỳ về tư duy quản lý kiểu cũ, chưa thực sự khuyến khích đột phá từ các địa phương. Cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng cần đến những đột phá thật sự đủ sức tiếp bước những thành công trong quá khứ, đủ sức tạo động lực vượt qua các rào cản và định hình các khuôn khổ hướng tới những thành công. Xây dựng và phát triển một KKT để hướng đến những đột phá này.

Các loại hình KKT, ĐKKT, KKTTD, KCX, KCN,…dù có nhiều tên gọi khác nhau nhưng cùng chung một nguyên lý là tạo ra một không gian riêng biệt để áp dụng các chính sách chuyên biệt nhằm thúc đẩy phát triển. Các mục tiêu xây dựng và phát triển một KKT nhìn chung đều nhằm: (1) Thu hút đầu tư nước ngoài; (2) Tạo công ăn việc làm cho địa phương; (3) Hỗ trợ cho chiến lược cải cách kinh tế; (4) Thử nghiệm các chính sách và cách tiếp cận mới.

Tuy nhiên, KKT ở đây không phải là cách hiểu như vài năm trước, là nơi thâm dụng đất, biệt lập với đất liền mà bây giờ phải là KKTTD kỹ thuật số. Tại đó, thiết lập quy tắc, pháp lý chuẩn mực quốc tế về các dịch vụ đẳng cấp, về mức độ tự do chu chuyển vốn [36]. Khác với mô hình KCN, KCX vốn được định hình và thu hút đầu tư nước ngoài tạo công ăn việc làm trên cơ sở

hướng đến các ngành thâm dụng lao động. Mô hình ĐKKT hướng tới tạo bước chuyển về mặt cấu trúc, từ những ngành gia công thâm dụng lao động chuyển sang các ngành có giá trị gia tăng cao, từ khai thác các lợi thế tĩnh như nhân công giá rẽ, thị trường rộng lớn, vị trí chiến lược sang khai thác những lợi thế động như chiến lược, môi trường kinh doanh, từ thu hút dựa trên các chính sách ưu đãi đầu tư sang cung ứng các dịch vụ và tiện ích. Mô hình KKT theo kiểu ĐKKT được xem là bước phát triển tiếp theo khi các mô hình KCX, KCN truyền thống đã không còn phát huy tác dụng, cần đến một thay đổi về căn bản về cách tiếp cận. Thành phố Hồ Chí Minh vốn là địa phương đầu tiên của cả nước phát triển loại hình KCX ngay từ những năm đầu đổi mới, trải nghiệm đầy đủ những thành công của mô hình này và đòi hỏi bức thiết phải có sự phát triển với cấp độ mới. Việc xây dựng và phát triển một KKT theo mô hình một ĐKKT trên địa bàn TP.HCM phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với nhu cầu phát triển năng động của Thành phố và phù hợp với xu hướng phát triển KKT trên thế giới.

Khu vực phía Nam TP.HCM dự kiến xây dựng và phát triển KKT nằm ở vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế, có ý nghĩa quan trọng trong phát huy vai trò trung tâm logistics của Thành phố, là điểm nhấn để TP.HCM phát huy và tận dụng hết lợi thế của mình tạo động lực phát triển chung cho vùng KTTĐPN, vùng ĐBSCL và cả nước. Với ý nghĩa đó, việc hình thành KKT ở phía Nam TP.HCM như một bước đột phá mới để tạo tiền đề cho những hướng phát triển trong tương lai của Thành phố, là một trong những điều kiện cần thiết để huy động và phát huy mọi tiềm lực cho phát triển. Khu vực này cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hướng phát triển ra biển, trong khẳng định vai trò của ngõ quốc tế và đầu mối kết nối của Thành phố.

Tóm lại, quyết định lựa chọn xây dựng và phát triển một KKT tại khu

vực phía Nam TP.HCM đưa Thành phố tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, đi đầu trong thực hiện mô hình tăng trưởng mới, góp phần xây

dựng TP.HCM từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, KHCN của đất nước và khu vực Đông Nam Á.

Một phần của tài liệu Phát triển khu kinh tế một số nước châu Á và kinh nghiệm cho khu kinh tế Nam Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 134 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)