Khu kinh tế tự do Incheon Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Phát triển khu kinh tế một số nước châu Á và kinh nghiệm cho khu kinh tế Nam Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 108 - 119)

Khu kinh tế tự do Incheon có tổng diện tích khoảng 209,38 km2, nằm ở giữa bán đảo Hàn Quốc, trung tâm của biển Tây (Hoàng Hải), gần với nhiều thành phố quan trọng của Trung Quốc, như Bắc Kinh, Thượng Hải.

3.2.2.1. Bối cảnh hình thành Khu kinh tế tự do Incheon

Vào những năm 1960, chính quyền của ông Park Chung - Hee đã đưa ra và thực thi những kế hoạch phát triển kinh tế theo mô hình Tư bản Chủ nghĩa, nhưng nhà nước có vai trò chỉ đạo. Chỉ trong vài thập niên thực thi chiến lược CNH theo định hướng xuất khẩu, Hàn Quốc đã trở thành một con hổ kinh tế ở châu Á, quốc gia này đã chuyển đổi kỳ diệu từ một quốc

gia “nghèo khổ” thành “cơ sở công nghiệp chế tạo hùng mạnh”. Chỉ hơn

sau 3 thập niên, Hàn Quốc đã đạt được thành tựu phát triển thần kỳ mà các quốc gia khác phải mất khoảng 100 đến 200 năm mới có được.

Những thành công kinh tế rất ấn tượng của Hàn Quốc kéo dài cho đến khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bùng nổ. Sự sụp đổ tài chính vào năm 1997 - 1998 của Hàn Quốc đã buộc chính phủ nước này phải thừa nhận những “khuyết tật” ngay trong mô hình vốn từng mang lại nhiều thành công. Một sai lầm cơ bản được thừa nhận là “Nền KTTT được xây dựng trong môi trường thiếu minh bạch và bỏ qua giá trị dân chủ đích thực”.

Hơn nữa, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cũng đã làm bộc lộ những khiếm khuyết do thực thi chủ nghĩa độc đoán phát triển tạo ra. Sau thời kỳ việc điều hành vĩ mô độc đoán phát huy hết tính tích cực, đến lúc cần phải được thay thế bằng phương pháp điều hành dân chủ, công khai, minh bạch thông qua việc tái cấu trúc nền kinh tế bằng cải cách thể chế kinh tế trên nền tảng một tư duy phát triển mới, vẫn theo đuổi song song dân chủ và KTTT.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Chính phủ Hàn Quốc đã xác định việc xây dựng và phát triển các KKTTD thế hệ mới như một động lực cho tăng trưởng mới của nền kinh tế. Các KKTTD của Hàn Quốc là các khu vực được quy hoạch đặc biệt, có những ưu đãi về quy định và khuyến khích đầu tư, nhằm tạo ra một môi trường quản lý và sinh sống thuận lợi cho các doanh nghiệp và các NĐT nước ngoài [80].

Bên cạnh đó, khu vực Đông Bắc Á được coi là một trong những khối kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Ba nước trong khu vực là Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản là động lực tăng trưởng và phát triển của thế giới. Đặc biệt, Trung Quốc hiện nay được biết đến như “một

công xưởng của thế giới”. Tuy nhiên Hàn Quốc nằm ở trung tâm của các

thị trường rộng lớn giữa Trung Quốc và Nhật Bản, và đã tiếp cận hoàn hảo với các nguồn lực dồi dào từ vùng Viễn Đông của Nga.

Vì vậy, chiến lược tối ưu đối với sự sống còn của Hàn Quốc là phải tận dụng tối đa vị trí kinh tế và địa chính trị của Hàn Quốc giữa Trung Quốc và Nhật Bản, và làm tròn vai trò của người điều phối hay trung gian nối Trung Quốc với Nhật Bản thành một “Trung tâm kinh tế ở Đông Bắc Á” [18].

Chính những lý do trên, năm 2003 Chính phủ Hàn Quốc đứng đầu là Tổng thống Roh Moo - Hyun đã tuyên bố Chương trình quốc gia trung tâm kinh tế Đông Bắc Á. Với ý nghĩa là đương đầu với bối cảnh toàn cầu đang thay đổi, Chính phủ Hàn Quốc đã làm cho Incheon từ năm 2003 trở thành KKTTD đầu tiên của đất nước Hàn Quốc [27].

Hình 3.3. Khu kinh tế tự do Incheon - Hàn Quốc

Nguồn: Chung Jin Kim (2007) [60].

3.2.2.2. Quá trình xây dựng và phát triển Khu kinh tế tự do Incheon - Định hình một khung khổ pháp lý

Tháng 12 năm 2003, Hàn Quốc đã công bố Đạo luật Khu kinh tế tự do (Free Economic Zone Act) và sau đó đã thành lập Khu kinh tế tự do Incheon. Các KKTTD ở Hàn Quốc là những đặc khu được xây dựng để thúc đẩy môi trường kinh doanh thân thiện bằng cách: Áp dụng các quy định riêng biệt giữa các khu; Khuyến khích ưu đãi cho đầu tư nước ngoài; Cung cấp CSHT hoàn chỉnh; Cho phép thành lập các bệnh viện, các tổ chức y tế và giáo dục, các trạm phát thanh dành cho người nước ngoài (điều này không được phép ở bên ngoài các KKTTD ở Hàn Quốc); Thúc đẩy môi trường tốt hơn cho kinh doanh quốc tế như các thủ tục và các quy định hành chính đơn giản, các dịch vụ ngoại ngữ, dịch vụ một cửa,…

Để tổ chức bộ máy quản lý các KKTTD mới được thành lập, ở cấp trung ương, Chính phủ đã thành lập Ủy ban Phát triển KKT do Thủ tướng trực tiếp lãnh đạo, thành phần bao gồm lãnh đạo một số bộ ngành, đại diện một số nhà nghiên cứu, nhà kinh tế cao cấp và do Bộ trưởng Bộ Kinh tế Tri thức làm Trưởng Ủy ban. Ủy ban này có nhiệm vụ xây dựng chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển các KKTTD, quyết định những vấn đề lớn ngoài thẩm quyền của chính quyền cấp tỉnh. Ở cấp địa phương (các tỉnh có KKTTD), thành lập các ban quản lý KKTTD trực thuộc chính quyền cấp tỉnh. Trưởng ban quản lý KKTTD không nhất thiết phải là công chức nhà nước mà có thể được tuyển chọn từ khu vực tư nhân. Các cơ quan quản lý này thực hiện cơ chế hành chính “một cửa, tại chỗ”, các ban quản lý KKT cấp tỉnh có thẩm quyền rất lớn và được quy định trong một đạo luật riêng về KKTTD. Ban Quản lý KKT được tự xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển, quyết định cấp phép đầu tư, xây dựng KKTTD. Chỉ có những dự án lớn đầu tư vào KKTTD trong những ngành quan trọng, mang tính định hướng cho toàn ngành mới cần xin ý kiến của cấp trung ương [11].

Theo đó, Ban Quản lý KKTTD Incheon được thành lập trực thuộc Chính quyền Thành phố Incheon.

Hình 3.4. Mô hình Ban quản lý Khu kinh tế tự do Incheon

Nguồn: Tác giả tổng hợp

- Thiết kế mô hình chức năng cho Incheon

Dự án phát triển KKTTD Incheon bao gồm 3 quận riêng rẽ trong Thành phố Incheon rộng 51.862 ha bao gồm vùng khai hoang Cheongna, Songdo và Yeongjong bao quanh sân bay quốc tế Incheon.

Thành phố tri thức Songdo là thánh địa công nghệ cao và kinh doanh quốc tế. Thành phố tri thức Songdo cách Sân bay quốc tế Incheon 15 phút ô tô sau khi đi qua Cầu sân bay II, sẽ được xây dựng thành một trung tâm cho các trụ sở văn phòng đa quốc gia tại châu Á - Thái Bình Dương, kinh doanh toàn cầu và tổ hợp công nghiệp có giá trị gia tăng cao dựa trên tri thức và tổ hợp công nghiệp thông tin. Thành phố tri thức Songdo được xây dựng trong 8 năm, trên diện tích 1.364 ha đất bỏ hoang ở bờ sông với chi phí khoảng 12,7 tỷ USD.

Các khu Yeongjong bao quanh Sân bay quốc tế Incheon. Sân bay quốc tế Incheon là sân bay trung chuyển các chuyến bay, hành khách và hàng hóa chính cho cả khu vực Đông Á, là sân bay nhộn nhịp thứ 8 ở châu Á và thứ 15

Trƣởng Ban Ban Kiểm soát Phó Trƣởng ban Trung tâm Kế hoạch và Phối hợp Trung tâm Cơ hội kinh

doanh Trung tâm Phát triển đô thị Trung tâm Quản lý đô thị

trên thế giới. Khu vực xung quanh sân bay quốc tế Incheon đã được thiết kế thành Khu tự do thuế quan vào tháng 10/2003, để khuyến khích các NĐT dịch vụ hậu cần kể cả chuyên chở hàng hóa hỏa tốc.

Vùng Cheongna là trung tâm tài chính quốc tế, tổ hợp dân cư dành cho lao động nước ngoài và các tổ hợp dân cư khác sẽ được xây dựng ở Cheongna. Các khu nhà tổ hợp nhiều tầng, đẹp, sân golf rộng, tổ hợp thể thao, nghỉ dưỡng. Khu Cheongna có các tuyến giao thông kết nối đến sân bay Incheon, làm cho khu vực trở nên rất thuận lợi đối với các doanh nhân quốc tế. Khách đến kinh doanh có thể đi lại thường xuyên bất cứ nơi nào ở khu vực Đông Bắc Á trong vòng chỉ 24 giờ. Khu vực này nằm ở vùng trung tâm thành phố nên có tất cả tiện nghi và dịch vụ cần thiết cho một tổ hợp tài chính và nghỉ dưỡng quốc tế.

Những khu vực này sẽ trở thành những thành phố tự cung tự cấp với những trung tâm hậu cần và kinh doanh quốc tế, các ngành công nghệ cao dựa trên tri thức, các tổ hợp giải trí và du lịch,…

- Phát triển các ngành nghề, lĩnh vực chủ yếu

Hàn Quốc đã ban hành Luật Đặc biệt về xây dựng và quản lý các KKTTD (Luật số 10272, ban hành ngày 15/4/2010) nhằm điều chỉnh các vấn đề liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực và trọng tâm phát triển trong các KKTTD. Luật này nhằm tận dụng tối đa lợi thế và hạn chế cạnh tranh lẫn nhau giữa các KKTTD. Chính phủ Hàn Quốc cũng đã xác định các lĩnh vực ưu tiên phát triển cho riêng cho từng KKTTD. Theo đó, Khu kinh tế tự do Incheon được ưu tiên phát triển các lĩnh vực như: Logistics, kinh doanh dịch vụ, du lịch giải trí và công nghệ cao của cả vùng Đông Á.

Các hòn đảo nhỏ cách biệt và các khu nghỉ dưỡng gần Sân bay quốc tế Incheon tạo thành một vùng lý tưởng cho kinh doanh du lịch và giải trí. Có khoảng 150 hòn đảo nhỏ nằm rải rác ở bờ biển Tây thu hút được rất nhiều nguồn khách du lịch bởi khung cảnh tuyệt đẹp và các bãi cát trắng.

KKTTD Incheon chỉ cách Sân bay quốc tế Incheon 20 phút lái xe. Sân bay được đánh giá số 1 thế giới về chất lượng dịch vụ. Cảng Incheon với CSHT tiên tiến, thông thương với các cảng quốc tế từ hơn 180 nước trên thế giới.

- Lộ trình phát triển Khu kinh tế tự do Incheon

KKTTD Incheon được xây dựng với tầm nhìn sẽ trở thành một trong 3 KKTTD hàng đầu thế giới vào năm 2020. Incheon được phát triển theo 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (2003 - 2009): Xây dựng nền tảng cho một thành phố quốc tế siêu hiện đại, tập trung chủ yếu cho việc hình thành KKTTD.

+ Giai đoạn 2 (2010 - 2014): Thực hiện tầm nhìn trở thành thành phố cho các công ty khởi nghiệp và thành phố toàn cầu, tiếp tục xây dựng các CSHT quan trọng như hạ tầng cho thành phố điện tử, không gian xanh, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống giao thông vận tải mới, mở rộng các CSHT giáo dục, y tế, giải trí, thu hút các công ty trong và ngoài nước và các viện nghiên cứu - phát triển.

+ Giai đoạn 3 (2015 - 2020): Trở thành 1 trong 3 KKTTD hàng đầu của thế giới [81].

Trong suốt 3 giai đoạn (từ năm 2003 đến năm 2020), Incheon đặt ra chiến lược phát triển tập trung vào một số ngành công nghiệp chiến lược như dịch vụ hậu cần, công nghiệp tự động, cơ khí máy móc và CNTT và truyền thông. Thành phố mới Songdo Inpia dự kiến sẽ được quy hoạch trở thành trung tâm cho nhiều ngành công nghệ cao và những vườn ý tưởng kinh doanh mới trong tương lai [22].

Trong cơ cấu kinh tế của Incheon không phải tập trung cho các ngành công nghiệp nặng mà tập trung cho ngành CNTT và các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao khác. Năm 2005, Khu kinh tế tự do Incheon có 7.623 công ty hoạt động trong 7 ngành công nghiệp phức hợp. Trong đó,

có 1.352 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT, chiếm 6,7% số doanh nghiệp hoạt động trên toàn quốc; Có 34.557 nhân lực làm việc trong lĩnh vực CNTT; Tổng doanh số của ngành CNTT là 6,1 tỷ USD, trong đó doanh số xuất khẩu đạt 1,7 tỷ USD.

- Lựa chọn địa điểm

Incheon được lựa chọn trở thành KKTTD đầu tiên của Hàn Quốc vì điều kiện vị trí thuận lợi, nằm giữa bán đảo Hàn Quốc, trung tâm của biển Tây (Hoàng Hải), gần với nhiều thành phố quan trọng của Trung Quốc, như Bắc Kinh, Thượng Hải, là điều kiện thuận lợi để hình thành mạng lưới vận tải biển, hàng không và hậu cần.

Ngoài ra, Incheon còn tiếp giáp với khu vực Thủ đô Seoul và các vùng lân cận thuộc tỉnh Gyeonggi. Từ Khu kinh tế tự do Incheon có thể đi đến 61 thành phố lớn với thời gian trung bình chỉ khoảng 3,5 giờ bay. Từ Thành phố Incheon có thể đi đến Sân bay quốc tế Incheon trong khoảng 20 phút lái xe và đến Thủ đô Seoul trong khoảng 1 giờ lái xe. Tại KKTTD Incheon có thể tiến hành quan hệ kinh doanh với 1/3 dân số của thế giới [80].

3.2.2.3. Bài học kinh nghiệm từ những yếu tố quyết định thành công của Khu kinh tế tự do Incheon

Thứ nhất, tầm nhìn, mục tiêu. Mang một sứ mạng quan trọng là tạo

động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế Hàn Quốc, bằng những lợi thế sẵn có, Incheon đã được quy hoạch khá rõ ràng, mục tiêu cụ thể, với tư duy toàn cầu, hướng tới hiện đại nhằm thu hút FDI, đó là những nét đặc trưng của thương hiệu KKTTD ven biển Incheon.

KKTTD Incheon được thiết kế với những tiêu chuẩn hiện đại nhất thế giới nhằm mục tiêu thu hút FDI là một sự đột phá về chính sách của Hàn Quốc, tư duy mới chỉ xuất hiện trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính châu Á hồi năm 1997 - 1998.

Thứ hai, yếu tố qui mô. Chính phủ Hàn Quốc đã chỉ định 3 khu vực Songdo, Yeongjong và Cheongna trở thành KKTTD đầu tiên tại nước này vào ngày 05/8/2003, dựa trên ý tưởng về việc xây dựng “Thành phố trung

tâm giao thương quốc tế”. Từ đó KKTTD Incheon được phát triển lên đến

diện tích 209,38 km2.

Thứ ba, địa điểm và tính liên kết. Incheon được chọn trở thành địa

điểm để phát triển KKTTD bởi vì điều kiện vị trí rất thuận lợi: nằm ở giữa bán đảo Hàn Quốc, trung tâm của biển Tây (Hoàng Hải), gần với nhiều thành phố quan trọng của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải,…là điều kiện thuận lợi để hình thành mạng lưới vận tải biển, hàng không và hậu cần. Ngoài ra, Incheon còn tiếp giáp với khu vực thủ đô Seoul và các vùng lân cận thuộc tỉnh Gyeonggi.

Hơn thế nữa, Incheon “sở hữu” những ưu thế nổi trội, như chỉ cách Sân bay quốc tế Incheon 20 phút lái xe - sân bay liên tục được đánh giá là số 1 thế giới về dịch vụ; Cảng Incheon với CSHT tiên tiến, thông thương với các cảng quốc tế từ hơn 180 nước trên thế giới,...

Thứ tư, tập trung ngành nghề. Chính phủ Hàn Quốc xây dựng

Incheon trở thành “Trung tâm giao thương quốc tế” nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, biến nơi đây thành trung tâm logistics, kinh doanh, nghỉ dưỡng và du lịch của cả vùng Đông Bắc Á.

Thành phố tri thức Songdo là thánh địa công nghệ cao và kinh doanh quốc tế. Songdo sẽ được xây dựng trở thành một trung tâm cho các trụ sở văn phòng của các công ty đa quốc gia tại châu Á - Thái Bình Dương, kinh doanh toàn cầu với tổ hợp công nghiệp có giá trị gia tăng cao dựa trên tri thức và tổ hợp công nghiệp thông tin.

Các khu Yeongjong bao quanh Sân bay quốc tế Incheon được thiết kế thành những khu tự do thuế quan, khuyến khích các NĐT dịch vụ logistics, các cơ sở hậu cần hàng không có giá trị gia tăng cao.

Vùng Cheongna là trung tâm tài chính quốc tế, tổ hợp dân cư dành cho lao động nước ngoài, và các tổ hợp dân cư khác. Các khu nhà tổ hợp cao tầng, sân golf, tổ hợp thể thao, nghỉ dưỡng,…cũng được xây dựng nơi đây.

Thứ năm, cơ sở hạ tầng cứng và mềm. KKTTD Incheon được rất nhiều

ưu đãi từ chính phủ qua chính sách hỗ trợ ban đầu cho phát triển CSHT. Chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ 50% vốn đầu tư hạ tầng cơ bản cho KKTTD Incheon, phần còn lại sẽ do ngân sách của địa phương thực hiện hoặc qua lựa

Một phần của tài liệu Phát triển khu kinh tế một số nước châu Á và kinh nghiệm cho khu kinh tế Nam Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 108 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)