Việc hình thành KKT tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt các quốc gia ĐPT thường nhằm vào những mục tiêu chủ yếu sau:
Thứ nhất, là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển KHCN.
Thu hút FDI với công nghệ mới, hiện đại là một trong những mục tiêu chính của bất kỳ một địa phương hay một quốc gia nào. KKT là nơi phát huy rất tốt mục tiêu này.
Thứ hai, phát triển CSHT cứng và mềm. “Phần cứng” của các KKT
hay được hiểu là CSHT với đầy đủ dịch vụ, được xây dựng nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ, đồng thời, KKT cũng nhằm hiện thực hóa những lợi ích của việc qui tụ các ngành công nghiệp tập trung trong một khu vực địa lý. Những lợi ích này bao gồm CSHT chất lượng cao và đồng bộ, hiệu quả giám sát của nhà nước đối với doanh nghiệp, quản lý môi trường, tương tác giữa các công ty thượng và hạ nguồn,… Đầu tư phát triển CSHT là một trong những lý do quan trọng nhất để thúc đẩy việc xây dựng các KKT ở những nước ĐPT với hệ thống hạ tầng kỹ thuật còn thiếu thốn.
Thứ ba, thúc đẩy thương mại trong điều kiện chịu những ràng buộc
chưa thể cải cách. KKT là một công cụ cho phép một quốc gia có thể phát
khẩu (đối với các doanh nghiệp trong KKT), trong khi vẫn cho phép duy trì các hàng rào ngoại thương (đối với các doanh nghiệp ở ngoài KKT).
Thứ tư, giải tỏa một phần áp lực của tăng dân số và nhu cầu việc làm. Với khả năng thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước, đặc biệt là thu hút FDI, các KKT được kỳ vọng sẽ tạo ra một số lượng lớn việc làm, đặc biệt là trong những ngành thuộc nhóm ưu tiên đầu tư.
Thứ năm, là “phòng thí nghiệm” cho các chính sách và cách tiếp
cận mới. Các ĐKKT của Trung Quốc là những ví dụ điển hình cho mục
tiêu này. Các chính sách đột phá về tài chính, pháp lý, lao động và giá cả,… đã được sử dụng thử nghiệm đầu tiên ở các ĐKKT trước khi được mở rộng cho phần còn lại của nền kinh tế [12].
Thứ sáu, KKT trở thành cực/trung tâm hay động lực tăng trưởng của
quốc gia/hay khu vực. Cực tăng trưởng có thể là một ngành công nghiệp
nào đó hoặc một nhóm doanh nghiệp thuộc một ngành công nghiệp nào đó chứ không nhất thiết phải là một khu vực địa lý nhất định [98]. Mặc dù vậy, khía cạnh địa lý vẫn được nhấn mạnh của “cực tăng trưởng” như các
“trung tâm tăng trưởng” nằm trong một hệ thống tổng thể khu vực phát
triển.
Theo các nhà kinh tế học nội dung cơ bản của lý thuyết “Cực tăng
trưởng” là trong một thời điểm nhất định cần tập trung những nguồn lực
(khan hiếm) cho một số lĩnh vực cụ thể. “Cực tăng trưởng” là các KKTTD có tác dụng “thẩm thấu” đối với các vùng lân cận [77]. Các quốc gia đang trong quá trình CNH, ở trình độ phát triển trung bình của thế giới, thì việc hình thành các KKT là tạo ra “các cực tăng trưởng mới” phục vụ trực tiếp cho quá trình bắt kịp sự phát triển của các quốc gia khác trên toàn cầu.
Các mục tiêu từ Một đến Bốn mang tính trực tiếp và mục tiêu thứ Năm, thứ Sáu mang một ý nghĩa rộng lớn hơn.
Nhìn chung, việc phát triển KKT tại các nước trên thế giới thường nhắm vào các mục tiêu như: Thu hút hút đầu tư; Phát triển CSHT; Thúc đẩy thương mại phát triển; Giải quyết vấn đề lao động và việc làm;… Đặc biệt KKT còn bao hàm một ý nghĩa to lớn hơn đó chính là “phòng thí
nghiệm” cho những chính sách mới, là trung tâm/cực để tạo động lực tăng
trưởng của một quốc gia, một khu vực.