Phát triển NNL về mặt chất lượng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại sở giao dịch ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 27 - 30)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Phát triển NNL về mặt chất lượng

Được đánh giá thông qua năng lực thực hiện, thể hiện ở hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và phẩm chất lao động. Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý đã thống nhất rằng chất lượng NNL được tổng hợp từ nhiều yếu tố bộ phận khác nhau như: kiến thức, kỹ năng, thái độ cũng như sức khỏe và tắnh chuyên nghiệp của người lao động.

1.2.2.1 Phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là tổng số kiến thức và kỹ năng đã tiếp thu được trong quá trình học tập rèn luyện trong một chuyên ngành, một nghề nghiệp nhất định và được thể hiện bằng kết quả tham gia hoạt động thực tế trong ngành nghề đó. Năng suất, chất lượng và hiệu quả trong lao động là thước đo trình độ chuyên môn của mỗi người, chứ không chỉ có kiến thức và kỹ năng tiềm ẩn trong một người. Bởi vì trình độ chuyên môn cao nếu không có động cơ và mục đắch trong sáng thúc đẩy và hướng dẫn thì khó đạt được kết quả như mong muốn. [16]

Chuyên môn nghiệp vụlà kiến thức tổng hợp, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức đặc thù cần thiết để đảm đương các chức vụ trong quản lý, thực hiện nhiệm vụ được giao và các hoạt động khác. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của NNL chỉ có được thông qua đào tạo, bao gồm: kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức xã hội, hội nhập, pháp luật, kiến thức về quản lý, điều hành, môi trườngẦĐây là phần mà người lao động được đào tạo chủ yếu trong quá trình học tập trong nhà trường. Kiến thức được xem là yếu tố nền tảng cơ bản nhất ngoài các yếu tố khác mà người lao động cần phải trang bị. Kiến thức rất cần thiết cho nhu cầu tuyển dụng, thế nhưng việc người lao động biết vận dụng kiến thức đã được trang bị từ nhà trường, từ bản thân

vào công việc thực tế là điều hết sức quan trọng để hình thành nên chất lượng nhân lực cho tổ chức. Hơn nữa, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ yêu cầu người lao động phải có trình độ học vấn cơ bản, trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động tốt, để có khả năng tiếp thu và áp dụng công nghệ mới vào công việc.

Trong các tổ chức việc nâng cao trình độ kiến thức cho người lao động có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp cho người lao động có đủ năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Do đó, để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, các tổ chức cần thực hiện các kế hoạch, chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn nhằm bồi dưỡng nâng cao và cập nhật kiến thức cho đối tượng nhân viên và các nhà quản lý.

1.2.2.2 Phát triển về kỹ năng nghề nghiệp

Kỹ năng là năng lực cần thiết để thực hiện công việc, là kết quả đào tạo và kinh nghiệm của từng cá nhân. Kỹ năng phụ thuộc vào kiến thức bởi vì trước khi thực hiện các công việc cụ thể thì cá nhân đó phải biết mình cần phải làm gì và làm như thế nào, thời gian bao lâu, điều kiện làm việc như thế nào. Kỹ năng là việc thực hiện các công việc ở mức độ thuần thục trên nền tảng kiến thức có được, khác hẳn với sự hiểu biết về công việc phải làm. [17]

Kỹ năng nghề nghiệp là sự thành thạo, tinh thông về các thao tác, động tác, nghiệp vụ trong quá trình hoàn thành một công việc cụ thể nào đó. Những kỹ năng sẽ giúp cho người lao động hoàn thành tốt công việc của mình, quy định tắnh hiệu quả của công việc. [16]

Kỹ năng nghề nghiệp là sự thành thạo, tinh thông về các thao tác, động tác, nghiệp vụ trong quá trình hoàn thành một công việc cụ thể. Sự rèn luyện, tắch lũy kinh nghiệm thực tiễn sẽ giúp con người nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp. Phát triển kỹ năng nghề nghiệp là nội dung căn bản trong phát triển NNL tại tổ chức, quyết định hiệu quả sử dụng NNL. Trong thực tế công việc, trang bị kiến thức tốt về nghề nghiệp chuyên môn và những kiến thức

liên quan là điều kiện cần nhưng chưa đủ ở người lao động. Ngoài việc nắm bắt tốt kiến thức chuyên môn đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng về công việc mình đang đảm nhiệm.

Kỹ năng nghề nghiệp là một bộ phận cấu thành chất lượng nguồn nhân lực, phát triển kỹ năng nghề nghiệp tức là góp phần làm gia tăng đáng kể về chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức. Kỹ năng nghề nghiệp không chỉ hiểu đơn thuần theo nghĩa hẹp của kỹ năng chuyên môn, nó bao hàm cả các nhóm kỹ năng mềm như:

+ Nhóm kỹ năng liên quan đến đề xuất, ban hành, thực hiện và kiểm tra các chắnh sách, các quyết định quản lý như kỹ năng thu thập, tổng hợp, phân tắch và đánh giá thông tin; kỹ năng triển khai quyết định quản lý; kỹ năng phối hợp; kỹ năng đánh giá dư luận.

+ Nhóm kỹ năng quan hệ, giao tiếp như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết phục.

+ Nhóm kỹ năng tác nghiệp cá nhân như kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng bố trắ lịch công tác, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết trình.

Kỹ năng nghề nghiệp còn thể qua ý thức kỷ luật, đạo đức, tinh thần trách nhiệm của cá nhân, tác phong công nghiệp, tinh thần hợp tác, năng động, sáng tạo và thắch ứng cao trong công việc.

Phát triển kỹ năng của người lao động là gia tăng sự khéo léo, sự thuần thục và sự nhuần nhuyễn. Để nâng cao kỹ năng của người lao động thì phải huấn luyện, đào tạo, phải thường xuyên tiếp xúc, làm quen với công việc để tắch lũy kinh nghiệm, một trong những cách đó là thông qua thời gian làm việc. Phát triển kỹ năng có thể thông qua việc đào tạo tại chỗ, người đi trước hướng dẫn người đi sau, tuy nhiên để đạt kết quả tốt thì phải xuất phát từ tắnh tự giác và nỗ lực của chắnh bản thân người lao động.

Sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể chất cũng như tinh thần của con người. Để phản ánh điều đó có nhiều chỉ tiêu biểu hiện như: Tiêu chuẩn đo lường về chiều cao, cân nặng, các giác quan nội khoa, ngoại khoa, thần kinh, tâm thần, tai, mũi, họngẦBên cạnh việc nâng cao trình độ văn hoá và chuyên môn thì nâng cao thể lực cho người lao động là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng cho việc phát triển trắ lực, tâm lực của NNL. Đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược và lâu dài. Vì vậy, cần phải đảm bảo mức dinh dưỡng cần thiết cho người lao động, khuyến khắch đẩy mạnh phong trào rèn luyện thể dục thể thaoẦĐẩy mạnh các chương trình khám chữa bệnh miễn phắ, phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh có khả năng lây lan nhanh.

Sức khỏe là cơ sở nền tảng để phát triển trắ tuệ, là phương tiện để truyền tải tri thức, trắ tuệ của con người vào hoạt động thực tiễn. Người lao động phải có sức khoẻ, dù làm công việc gì, ở đâu. Như vậy, sức khoẻ là nền tảng quan trọng cho mọi hoạt động. Chất lượng nhân lực biểu hiện ở thể lực, trắ lực, tinh thần, thái độ, động cơ và ý thức lao động.

Sức khoẻ của người lao động là một tiêu chắ quan trọng đánh giá chất lượng. Sức khoẻ là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, là tổng hoà nhiều yếu tố tạo nên. Hiện nay, theo quyết định số: 2136/QĐ-BYT ngày 15/6/2005 Bộ Y tế về việc ban hành ỘBản tiêu chuẩn phân loại sức khỏe cán bộỢ, quy định phân sức khoẻ của cán bộ, công chức cụ thể: Loại A: Rất khỏe, Loại B1: Khỏe, Loại B2: Trung bình, Loại C: Yếu, Loại D: Rất yếu là yếu.

Yêu cầu về sức khoẻ của người lao động không chỉ là tiêu chuẩn bắt buộc khi tuyển dụng mà còn là yêu cầu được duy trì trong cả cuộc đời. Người lao động phải đảm bảo sức khoẻ mới có thể duy trì việc thực hiện công việc liên tục với áp lực cao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại sở giao dịch ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w