Các nhân tố bên trong tổ chức

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại sở giao dịch ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 38 - 42)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Các nhân tố bên trong tổ chức

Sứ mệnh lịch sử: Sứ mệnh lịch sử, các giá trị cốt lõi là kim chỉ nam hoạt

động của mỗi tổ chức. Vì thế sứ mệnh lịch sử ảnh hưởng đến tất cả mọi hoạt động của tổ chức, trong đó có hoạt động phát triển nguồn nhân lực.

Mục tiêu tổ chức: Bất kỳ tổ chức nào muốn thành công cũng phải

lược, kế hoạch tác nghiệp và chương trình hành động. Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cũng được xây dựng trên cơ sở các loại kế hoạch hoạt động đó của tổ chức nhằm thực hiện tốt mục tiêu của tổ chức.

Ngân sách phát triển NNL: Ngân sách là nhân tố quan trọng quyết định

sự thành công kế hoạch phát triển nguồn nhân lực. Nếu nguồn tài chắnh của tổ chức eo hẹp thì kinh phắ cấp cho phát triển nguồn nhân lực gặp khó khăn, nhất là công tác đào tạo của tổ chức bị hạn chế thể hiện việc cử người lao động tham gia các lớp đào tạo từ bên ngoài có thời gian đào tạo dài bị hạn chế mà chỉ tập trung đào tạo bên trong tổ chức bổ sung những thiếu hụt về kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm việc đáp ứng cho công việc hiện tại, trong khi đó việc nâng cao trình độ, đổi mới tư duy làm việc cho tương lai thì lại phụ thuộc rất lớn vào các lớp đào tạo dài hạn. Đồng thời, chắnh sách tạo động lực làm việc cũng phải thực hiện tiết kiệm để đảm bảo kinh phắ hoạt động của tổ chức dẫn đến đời sống vật chất của người lao động ắt được cải thiện, là nguyên nhân của động cơ làm việc thấp và ngược lại. Như vậy, khả năng tài chắnh là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho việc thực thi các hoạt động phát triển NNL trong tổ chức. Thật vậy, cho dù tổ chức đã xây dựng được những kế hoạch đào tạo, chế độ đãi ngộẦthật hấp dẫn, thuyết phục nhưng thiếu nguồn lực tài chắnh thì chúng vẫn dừng lại trong ý tưởng mà thôi. Chắnh vì vậy, phát triển NNL trong tổ chức cần phải được xem xét phù hợp với năng lực tài chắnh của tổ chức ấy.

Quan điểm và tầm nhìn của lãnh đạo: nhà lãnh đạo trong tổ chức quan

tâm công tác phát triển NNL như: giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, chỉ đạo sát sao thực hiện tổ chức các chương trình đào tạo, quyết sách đổi mới các chắnh sách tạo động lực, thực hiện kiểm tra, giám sát và đánh giá quá trình đào tạo một cách chặt chẽ gây sức ép người lao động học tập, nghiên cứu nghiêm túcẦthì công tác phát triển NNL mới thực hiện hiệu quả. Ngoài ra, tầm nhìn của lãnh đạo: có thể hiểu như một hành động hay một sức mạnh mà người lãnh đạo phán đoán được rằng nó sẽ xảy ra trong tương lai. Như vậy, người lãnh đạo có tầm nhìn sẽ dự đoán, dự báo được những thay đổi trong tương lai là cơ hội hay thách thức đối với hoạt động của tổ chức, họ sẽ có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực vượt ra khỏi công việc hiện tại của tổ chức.

Chắnh sách thu hút và tuyển dụng nhân lực của tổ chức: Chắnh sách

thu hút NNL thể hiện quan điểm về mục đắch, yêu cầu, đối tượng và cách thức tuyển chọn lao động của tổ chức nhằm đảm bảo cho tổ chức có đủ số lượng và chất lượng NNL với cơ cấu phù hợp để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của mình trong giai đoạn hiện tại hay tương lai.

Nhiệm vụ tuyển mộ là xúc tiến các hoạt động nhằm thu hút ứng viên thắch hợp cho tổ chức. Các yêu cầu công bằng, dân chủ trong tuyển chọn các ứng viên cần được coi trọng làm cho quy trình lựa chọn ứng viên ngày càng chặt chẽ, hợp lý. Một tổ chức có chắnh sách thu hút NNL phù hợp và hấp dẫn, xuất phát từ việc hoạch định NNL chắnh xác và khoa học, sẽ thu hút được nhiều người đảm bảo chất lượng hơn, tức là nhân lực có chất lượng ban đầu cao hơn. Điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển NNL tại tổ chức. Bên cạnh đó, nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các yêu cầu và cách thức phát triển NNL của tổ chức.

Văn hóa tổ chức: Văn hóa của tổ chức ảnh hưởng phát triển nguồn nhân

lực. Văn hóa tổ chức là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển tổ chức, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của tổ chức; chi phối tình cảm, suy nghĩ và hành vi của mỗi thành viên trong tổ chức; tạo nên sự khác biệt giữa các tổ chức và được coi là truyền thống riêng của mỗi tổ chức. Chắnh những nhân tố khác biệt và truyền thống riêng của văn hóa tổ chức sẽ là động lực thúc đẩy sự thành công của mỗi tổ chức. Chắnh vì thế, việc tạo lập bầu không khắ cởi mở, thân thiện, không mâu thuẫn, thống nhất theo một mục tiêu sẽ khơi gợi trong họ niềm tự hào đối với tổ chức, tinh thần trách nhiệm trong công việc và nỗ lực phát triển hoàn thiện bản thân mình. Như vậy, văn hóa tắch cực của tổ chức là nhân tố thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực.

Đánh giá công chức:có ảnh hưởng rất lớn đến công tác phát triển NNL.

Đó là tiền đề, căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng, bố trắ, sử dụng, đào tạo đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chắnh sách đối với công chức. Yêu cầu của việc nhận xét, đánh giá quá trình công tác của công chức là phải làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, yếu về phẩm chất chắnh trị, đạo đức, lối sống, năng lực, hiệu quả công tác và chiều hướng phát triển của công chức; bảo đảm tắnh khách quan, toàn diện, tắnh lịch sử, cụ thể; phải trên cơ sở tự phê bình và phê bình; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, kết luận theo đa số và công khai. Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá công chức được quy định: Trước hết là do bản thân công chức tự đánh giá (bằng văn bản); sau đó người đứng đầu cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng công chức, cấp ủy, tổ chức Đảng nơi công chức sinh hoạt, công tác, cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của công chức có thẩm quyền đánh giá. Việc đánh giá công chức được tiến hành hằng năm hoặc khi cần đề bạt, bổ nhiệm.

Thù lao và phúc lợi: đánh giá thực hiện công việc là cơ sở cho chi trả

thù lao. Có hai loại thù lao: trực tiếp và gián tiếp. Thù lao trực tiếp là tiền lương còn thù lao gián tiếp là các lợi ắch khác nhau cho NLĐ. Ý nghĩa của thù lao không chỉ là chi trả cho thành quả của người lao động mà còn là động lực để người lao động nỗ lực, vươn lên khẳng định mình làm tốt công việc.

Môi trường làm việc: Môi trường làm việc là nhân tố quan trọng để tổ

chức có điều kiện thuận lợi hơn trong việc thu hút NNL đáp ứng yêu cầu công việc. Một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, mọi người đều yêu thắch công việc, nhìn thấy sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai thì sẽ gắn bó được nhân viên, là cơ hội rất tốt để nhân viên khẳng định và phát triển tối đa năng lực làm việc, học tập nâng cao trình độ của mình phục vụ thiết thực cho các yêu cầu của tổ chức.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại sở giao dịch ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w