6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.3. Các nhân tố thuộc về bản thân công chức
Sức khỏe: Sức khỏe ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực. Nếu tổ
chức có cơ cấu già, phần lớn người lao động có tình trạng sức khỏe giảm sút do tuổi cao thì phát triển nguồn nhân lực gặp khó khăn vì người lao động không đảm bảo sức khỏe tham gia học tập, khả năng tiếp nhận kiến thức mới chậm. Vì vậy, xây dựng một cơ cấu tổ chức trẻ hóa là nhân tố quan trọng để đầu tư, phát triển nguồn nhân lực bền vững, lâu dài cho tổ chức.
Tinh thần, tình cảm: Người lao động là cá nhân riêng biệt luôn chứa
đựng các yếu tố phức tạp về hoàn cảnh, tinh thần và tình cảm, vì vậy phát triển nguồn nhân lực bị chi phối rất lớn bởi các yếu tố này. Hoàn cảnh gia đình tốt, tinh thần vui vẻ và tình cảm hạnh phúc giúp người lao động tham gia công tác, học tập tắch cực. Ngược lại tinh thần và tình cảm đau khổ, buồn bã dẫn đến tư tưởng bị phân tán làm ảnh hưởng công việc và học tập.
Trình độ chuyên môn: phụ thuộc rất lớn công tác giáo dục Ờ đào tạo
đồng đều thì việc phát triển nguồn nhân lực rất dễ dàng vì không phải phân loại quá nhiều nhóm đối tượng để thực hiện chương trình đào tạo. Vì vậy có thể tiết kiệm chi phắ, thời gian để đào tạo ở mức cao hơn.
Kỹ năng nghề nghiệp: Kỹ năng làm việc được hình thành trong quá
trình công tác, họ phải thực hiện giải quyết, xử lý các tình huống của công việc, hay học tập kinh nghiệm của người khác truyền lại. Vì vậy, phát triển kỹ năng nghề nghiệp phụ thuộc mức độ giao việc và chia sẻ kinh nghiệm. Nếu người lao động đã có vốn kỹ năng nhất định sẽ giúp cho công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thuận lợi, nhanh chóng và nâng lên tầm cao mới.
Phẩm chất, đạo đức: là một nhân tố cần được coi trọng trong phát triển
nguồn nhân lực. Trong một cuộc nói chuyện, Hồ Chủ tịch có nói: ỘNgười có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khóỢ. Theo quan niệm của Người thì tài và đức không phải do bẩm sinh mà có mà do quá trình giáo dục và tự giáo dục trong hoạt động thực tiễn mà thành. Nếu người lao động về cơ bản có phẩm chất, đạo đức tốt thì phát triển nguồn nhân lực sẽ dễ dàng, thuận lợi. Phát triển toàn diện con người tạo ra sự phát triển bền vững của tổ chức.
1.4. MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC