Nâng cao động cơ thúc đẩy nguồnnhân lực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại sở giao dịch ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 30 - 35)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3 Nâng cao động cơ thúc đẩy nguồnnhân lực

Động cơ là động lực tâm lý nội sinh gây ra và duy trì hoạt động của cá nhân và khiến cho hoạt động ấy diễn ra theo mục tiêu và phương hướng nhất định. Động cơ là những gì thôi thúc con người có những ứng xử nhất định một cách vô thức hay hữu ý và thường gắn với nhu cầu. Động lực là cái thúc đẩy làm cho biến đổi, phát triển.

Như vậy, có thể hiểu động cơ thúc đẩy là các yếu tố nhằm thôi thúc, thúc đẩy người lao động làm thay đổi hành động theo hướng phát triển. Động cơ thúc đẩy đúng đắn dẫn đến hành động đúng đắn, hoàn thiện nhân cách góp phần phát triển nguồn nhân lực của tổ chức.

Các nhà khoa học chỉ ra rằng, nhu cầu của con người không chỉ giới hạn ở hình thái vật chất mà còn là những nhu cầu về mặt tinh thần; nhu cầu của con người ngày càng phong phú về số lượng cũng như về chất lượng; đó chắnh là động cơ, là nguyên nhân thúc đẩy các cá nhân tham gia vào các hoạt động sản xuất xã hội. Để nâng cao động cơ thúc đẩy người lao động thì tổ chức phải có hoặc tạo ra những yếu tố động lực thúc đấy, các yếu tố đó bao gồm:

Yếu tố vật chất là tiền lương, thưởng, các khoản phụ cấp, các khoản phúc lợi xã hộiẦ Đây là những yếu tố con người cần phải có và dùng nó để thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu của mình. Chắnh vì vậy yếu tố vật chất được sử dụng như một đòn bẩy dể kắch thắch tắnh tắch cực của người lao động [18].

Yếu tố tinh thần là những yếu tố thuộc về tâm lý con người và không thể định lượng được như: khen, tuyên dương, ý thức thành đạt, sự kiểm soát của cá nhân đối với công việc và cảm giác công việc của mình được đánh giá cao, củng cố lại cách hành xử của các cấp quản lý đối với người lao động và phát động phong trào văn thể mỹ trong tập thể cán bộ, nhân viênẦCác yếu tố này đem lại sự thỏa mãn về tinh thần cho người lao động, sẽ tạo ra tâm lý tin tưởng, yên tâm, cảm giác an toàn cho người lao động. Nhờ vậy, họ sẽ làm việc bằng niềm hăng say và tất cả sức sáng tạo của mình [18].

Theo Abraham Maslow, nhu cầu của con người có sự phân cấp từ nhu cầu thấp đến nhu cầu cao nhất. Khi một nhóm nhu cầu được thỏa mãn thì loại nhu cầu này không còn là động cơ thúc đẩy nữa.

Hình 1.1. Tháp mô tả thuyết nhu cầu của Maslow trong cơ quan, tổ chức

Thuyết nhu cầu Maslow sắp xếp nhu cầu con người từ thấp lên cao. Khi con người thỏa mãn tương đối nhu cầu ở mức thấp thì có xu hướng phát sinh nhu cầu ở mức cao hơn, nó trở thành động lực khuyến khắch hành vi của con người để được thỏa mãn, từ đó thúc đẩy sự phát triển của bản thân mỗi người.

Bảng 1.1. Bảng mô tả thuyết nhu cầu của Maslow trong cơ quan, tổ chức

Mức nhu

Nhu cầu sinh học (cơ bản)

Nhu cầu về lương và các khoản phúc lợi khác như tiền thưởng theo danh hiệu thi đua, thưởng các chuyến tham quan du lịch, thưởng sáng kiếnẦ

Nhu cầu an toàn Mong muốn làm việc trong môi trường điều kiện làm việcthuận lợi, bảo đảm công việc được duy trì ổn định và đối xử công bằng với nhân viên.

Nhu cầu xã hội Người lao động cần được tạo điều kiện làm việc theo nhóm,được tạo cơ hội để mở rộng giao lưu giữa các bộ phận, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trắẦ

Nhu cầu được tôn trọng

Người lao động cần được tôn trọng về giá trị của con người. Người lao động cũng cần được cung cấp thông tin phản hồi, đề bạt vào những vị trắ công việc cao hơn.

Nhu cầu tự thể hiện

Đó là mong muốn những cơ hội phát triển những thế mạnh cá nhân. Đồng thời, người lao động cần được đào tạo và phát triển, cần được khuyến khắch và tham gia vào các quá trình cải tiến trong tổ chức và được tạo điều kiện để họ tự phát triển nghề nghiệp

CQHCNN cần nghiên cứu và tìm hiểu cụ thể nhu cầu của công chức để có biện pháp hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu và thúc đẩy công chức làm việc hiệu quả. Nhu cầu của mỗi con người không giống nhau, việc lựa chọn phương pháp để thỏa mãn nhu cầu của công chức vừa là chế độ chắnh sách, vừa là nghệ thuật của nhà lãnh đạo.

Việc tuyển dụng và sử dụng công chức vào đúng vị trắ công việc phù hợp với trình độ và nghành nghề được đào tạo, tạo động lực cho họ tự tin, an tâm hơn về sự thắch ứng giữa chuyên môn và công việc đảm nhận, tạo ra tâm lý thoải mái, làm việc với sự tận tâm, nhiệt huyết đem lại hiệu quả công việc. Quy hoạch nhân sự là quá trình xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi các cấp, các ngành phải xây dựng quy hoạch, kế hoạch biên chế đồng bộ với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nhằm chuẩn bị đội ngũ cán bộ, công chức cho từng ngành, từng địa phương trước mắt và lâu dài. Tuy nhiên, cần tiến hành đồng thời quy hoạch tạo nguồn công chức chuyên môn và công chức lãnh đạo,

quản lý; khắc phục cách làm chỉ quy hoạch công chức lãnh đạo, quản lý mà không quan tâm đến đội ngũ công chức chuyên môn. Làm tốt công tác quy hoạch sẽ bảo đảm tắnh chủ động, tắnh kế thừa, liên tục và vững chắc, hơn nữa tạo cho công chức có hướng phấn đấu đạt được mục tiêu nghề nghiệp. Quy hoạch phải gắn liền với đào tạo, bồi dưỡng công chức. Trong đó, nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải toàn diện, thiết thực cả về lý luận và thực tiễn, chú trọng đào tạo chuyên sâu, đào tạo theo mục tiêu để thực hiện nhiệm vụ của cơ quan đơn vị. Quy hoạch có thể ngắn hạn, dài hạn và được điều chỉnh, bổ sung qua việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ công chức được đưa vào quy hoạch và đưa ra khỏi quy hoạch.

Chắnh sách tiền lương, chế độ đãi ngộ, khen thưởng. Hệ thống tiền lương, tiền thưởng được xây dựng trên cơ sở phân loại theo ngành nghề, theo chuyên môn, theo ngạch bậc. Trong điều kiện hiện nay hệ thống tiền lương, tiền thưởng phải mang tắnh mềm dẻo, linh hoạt thắch ứng với tiền công trên thị trường và phải gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc. Mọi người đều mong muốn sự công bằng trong đánh giá năng thực hiện công việc và phần thưởng họ nhận được. Sự công bằng không chỉ thể hiện ở phần thưởng nhận được phù hợp với đóng góp, cống hiến mà còn phù hợp giữa phần thưởng các cá nhân với nhau. Nếu không phần thưởng sẽ không tạo ra động lực, khuyến khắch công chức làm việc tốt hơn mà sẽ triệt tiêu sự hăng hái của họ.

Môi trường làm việc thuận lợi, cơ hội thăng tiến, bao gồm: môi trường tự nhiên, mồi trường tâm lý, văn hóa. Việc tạo điều kiện thăng tiến cho công chức thể hiện sự quan tâm, tin tưởng, tắn nhiệm của lãnh đạo đối với nhân viên. Đó là sự nhìn nhận đúng mực, sự đánh giá cao năng lực của công chức và cũng chắnh nhận thức được vấn đề này công chức sẽ cố gắng phấn đấu hơn nữa. Tạo môi trường làm việc thuận lợi nhằm tạo động lực cho công chức, khi

được làm việc trong môi trường thuận lợi công chức sẽ cảm thấy thoải mái về mặt tinh thần, khả năng phục hồi năng lực làm việc tốt hơn, động lực làm việc tăng lên.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại sở giao dịch ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w