Phát triển NNL thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại sở giao dịch ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 35 - 37)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4 Phát triển NNL thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng

1.2.4.1 Mối quan hệ giữa đào tạo và phát triển NNL

Theo Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân thì ỘĐào tạo NNL là các hoạt động học tập nhằm giúp người lao động có thể thực hiện hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động hiệu quả hơnỢ. [6]

Đào tạo NNL và phát triển NNL là một quá trình của quản trị NNL, nó có quan hệ gắn bó với nhau. Đào tạo bổ sung những vấn đề còn thiếu của nhân lực và là cơ sở, nền tảng cho sự phát triển NNL trong tương lai.

Bảng 1.2 Mối quan hệ giữa đào tạo và phát triển NNL [19]

Đào tạo Phát triển

1. Tập trung Công việc hiện tại Công việc hiện tại, tương lai 2. Phạm vi Cá nhân Cá nhân, tổ chức

3. Thời gian Ngắn hạn Dài hạn

4. Mục đắch Khắc phục thiếu hụt về kiếnthức và kỹ năng ở hiện tại Chuẩn bị cho tương lai

Đào tạo cung cấp những kỹ năng cụ thể cho công việc hiện tại, qua đó cung cấp những năng lực cần thiết cho tương lai. Ngược lại, quá trình phát triển cần có sự trải nghiệm theo thời gian và những năng lực cụ thể thông qua đào tạo. Do vậy, có thể nói đào tạo NNL để phục vụ cho việc phát triển NNL.

NNL được đào tạo cơ bản về kiến thức, giáo dục thường xuyên về đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động, việc nâng cao năng suất, chất

lượng, hiệu quả lao động sẽ được duy trì và phát triển. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng, người lao động hiểu được bản chất công việc, thành thạo các kỹ năng nghiệp vụ, làm việc có trách nhiệm, gắn bó với tổ chức và dĩ nhiên hiệu suất lao động tăng, thu nhập của người lao động ổn định, tổ chức sẽ phát triển bền vững, bởi vì NNL chất lượng cao sẽ góp phần quan trọng trong việc duy trì và phát triển của một tổ chức. Vì thế, công tác đào tạo và phát triển NNL có ý nghĩa rất to lớn:

- Qua quá trình đào tạo người lao động không ngừng nắm vững được lý thuyết mà còn tiếp thu được những kỹ năng nghề nghiệp.

- Người lao động tiếp thu, làm quen và có thể sử dụng thành thạo những công nghệ mới (các ứng dụng) trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

1.2.4.2 Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho công chức

Đào tạo NNL là việc trang bị kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống, chuẩn bị cho người đó thắch nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định. Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo... Đối với phạm vi luận này, đào tạo, bồi dưỡng nhằm giúp công chức cập nhật thông tin, tri thức mới, nâng cao trình độ, năng lực.

Đào tạo là việc cử công chức tham gia các khóa học (từ 12 tháng trở lên) nhằm học tập các kỹ năng nghề nghiệp nhằm đảm nhận một công việc, nhiệm vụ nhất định.

Bồi dưỡng là việc cử công chức tham gia các lớp học ngắn hạn (thường là dưới 12 tháng) nhằm bổ sung, trau dồi, nâng cao thêm cho trình độ, kỹ năng được đào tạo.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức trong giai đoạn hiện nay được tập trung theo bốn hướng:

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về trình độ lý luận chắnh trị, bao gồm những đường lối, chủ trương của Đảng, chắnh sách pháp luật của Nhà nước.

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực đang công tác.

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước theo chuẩn ngạch công chức (chuyên viên cao cấp, chuyên viên chắnh, chuyên viên và cán sự).

- Đào tạo kiến thức về ngoại ngữ, tin học, khoa học quản lý hiện đại, hiểu biết về pháp luật, thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại sở giao dịch ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w