Các mặt nhận thức về giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và thái độ về giới tính của học sinh lớp 9, tỉnh bạc liêu (Trang 57 - 61)

1.5. Lý luận nhận thức và thái độ về giới tính của học sinh lớp 9

1.5.2. Các mặt nhận thức về giới tính

Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh thiếu niên ngày nay có độ tuổi dậy thì sớm hơn rất nhiều. Các em nữ xuất hiện hiện tượng hành kinh vào cuối cấp tiểu học, các em nam xuất hiện hiện tượng mộng tinh vào đầu cấp THCS là hiện

tượng không hiếm. Cuộc điều tra về vị thành niên và thanh niên (SAVY) năm 2003 là cuộc điều tra lớn và toàn diện nhất về thanh thiếu niên ở Việt Nam đã cho thấy rằng, tuổi trung bình có kinh nguyệt lần đầu tiên ở các em nữ là 14.5 tuổi và mộng tinh ở nam là 15.6 tuổi.

- Hiểu biết về sức khỏe sinh sản

Ngoài những chương trình học thông thường được lồng ghép vào các bộ môn sinh học và giáo dục công dân các em cần có nguồn thông tin rõ ràng và dễ hiểu về sự phát triển giới tính, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình, những vấn đề về giới tính và bình đẳng giới, về những bệnh lây qua quan hệ tình dục, HIV/AIDS càng sớm càng tốt.

Các em cần có những kỹ năng sống để biết cách xử lý đúng trước áp lực từ xã hội và bạn bè, trước những mâu thuẫn trong tư tưởng, học cách ra quyết định và tự bảo vệ mình trong vấn đề sinh sản.

Các em cần được giúp đỡ trong việc phát triển các kỹ năng để có được những hành vi có trách nhiệm, bình đẳng giới, khả năng suy đoán phân tích, lập kế hoạch, ra quyết định, học cách giao tiếp và chia sẽ với người khác. Tuổi các em có thể có được những kỹ năng này trong và ngoài trường học, cũng như những nơi làm việc thông qua thầy giáo, cha mẹ, bạn bè, cộng đồng và các phương tiện truyền thông. Theo Trần Quốc Thành, Nguyễn Thị Mùi, Lê Thị Hồng An (2009), Giáo trình giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản dùng cho sinh viên khoa tâm lý - giáo dục trong các trường Đại học sư phạm, Bộ Giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

Đối với các em trong tuổi dậy thì, cần cung cấp thêm những thông tin về các biện pháp tránh thai và cách tránh các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục. Ở lứa tuổi này các em thường thích trao đổi những vấn đề thầm kín với bạn bè cùng lứa. Do đó người lớn cần chủ động gần gũi với các em, cung cấp những thông tin chính xác, những chỉ dẫn rõ ràng. Đồng thời có thể đưa ra những thông tin đó vào chương trình giáo dục chính khóa ở nhà trường. Do vậy, trường học cần có trách nhiệm cung cấp cho các em những thông tin cần thiết, có hệ thống về những vấn đề trên. Cần thực hiện giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, cung cấp các dịch vụ tư vấn về sức khỏe và các biện pháp tránh thai. Cần cung cấp thông tin và giáo dục về sức

khỏe sinh sản để giúp đỡ các em tự khám phá về tính cách, các tiêu chuẩn và những lựa chọn của riêng mình, đồng thời cũng nâng cao kiến thức và hiểu biết của các em về các vấn đề sức khỏe sinh sản.

- Các kỹ năng sống

Theo Trần Quốc Thành, Nguyễn Thị Mùi, Lê Thị Hồng An (2009), Giáo trình giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản dùng cho sinh viên khoa tâm lý - giáo dục trong các trường Đại học sư phạm, Bộ Giáo dục và đào tạo, Hà Nội. Kỹ năng sống được hiểu như là khả năng tâm lý xã hội của mỗi cá nhân có thể có được trong việc giải quyết và ứng phó một cách tích cực với thử thách của cuộc sống thường ngày. Hay nói cách khác, đó còn là khả năng của mỗi cá nhân để duy trì một trạng thái tinh thần khỏe mạnh, thể hiện trong hành vi thích ứng và tích cực của cuộc sống thường nhật.

Đối với vị thành niên, cần hướng dẫn cho các em các kỹ năng sống cơ bản: +Tự nhận thức: Quyền và trách nhiệm cá nhân, các giá trị, tự kiểm soát… + Kỹ năng giao tiếp: Hình thành các mối quan hệ tích cực với các bạn đồng trang lứa, người lớn.

+ Kỹ năng từ chối, ra quyết định.

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề: Tạo ra các lựa chọn và giải pháp.

+ Kỹ năng định hướng: Biết xác định mục tiêu để phấn đấu trong học tập, lao động và cuộc sống.

- Hiểu biết về tình bạn, tình yêu, tình dục

Theo Trần Quốc Thành, Nguyễn Thị Mùi, Lê Thị Hồng An (2009), Giáo trình giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản dùng cho sinh viên khoa tâm lý - giáo dục trong các trường Đại học sư phạm. Các em cần hiểu biết được tình bạn, tình yêu và vai trò của tình bạn tình yêu. Các em biết được những dấu hiệu của tình bạn tốt, tình yêu lành mạnh phù hợp ở lứa tuổi, những vấn đề tình dục và mối quan hệ giữa tình yêu và tình dục mà các em cần được quan tâm hướng dẫn. Từ đó, các em biết định hướng cho mình hướng tới một tình bạn, tình yêu trong sáng, lành mạnh. Các em hiểu rõ và không quan hệ tình dục ở tuổi học sinh Trung học cơ sở và tránh bị lạm dụng tình dục.

Tình bạn là loại tình cảm gắn bó hai hay nhiều người với nhau trên cơ sở hợp nhau về tính tình, giống nhau về sở thích, có sự phù hợp về xu hướng và một số nét nhân cách khác nhau mà qua đó mỗi người đều tìm thấy ở bạn mình một cái “tôi” thứ hai ít nhiều có tính chất lý tưởng.

Bạn bè có vai trò quan trọng đối với tuổi trẻ trong giai đoạn vươn lên làm người lớn, khi cuộc sống mở ra trước mắt họ bao nhiêu điều mới mẻ. Bạn bè có thể giúp đỡ nhau, cùng nhau chia sẻ ngọt bùi hoặc giúp nhau tự tin hơn.

Tuy nhiên, ở tuổi các em tình bạn có thể trở nên cuốn hút tới mức có thể làm cho các em sao nhãng việc học hành. Các em có những quan điểm khác nhau về tình bạn. Có em thích chơi với nhóm bạn nhiều người, nhưng có em chỉ thích kết bạn với vài người thân thiết. Do đặc điểm phát triển tâm sinh lý của các em, cho nên trong giai đoạn này nhu cầu tình bạn của các em trở nên mạnh mẽ.

Cơ sở hình thành tình bạn ở tuổi các em dựa trên những yếu tố: Hợp nhau về tính tình, sở thích, sống cùng địa dư, học cùng lớp, cùng trường…Tình bạn của các em trong sáng, chân thành. Khi kết bạn các em bị chi phối bởi nhiều yếu tố cảm tính, sự can thiệp của lý tính khi chọn bạn chưa cao.

Tình bạn của các em thường mạnh mẽ và có lúc thiên về cảm xúc. Tình bạn có thể giữa những người cùng giới và những người khác giới. Nhưng tình bạn khác giới của học sinh Trung học cơ sở mang nặng màu sắc cảm tính nên không bền vững.

Tình yêu là tình cảm có tính chất riêng tư, thầm kín giữa hai người khác giới nhưng lại có sự liên hệ mật thiết sâu sa với tình người cùng với các nhu cầu đặc trưng của nó ở các giai đoạn lịch sử. Khi cá nhân đã hình thành nhu cầu với người khác thì đó là nền tảng thật sự của tình yêu đôi lứa.

Tuổi các em do cơ thể phát triển đột biến, những đặc điểm sinh lý thay đổi, đặc biệt là sự bài tiết của hormone sinh dục nên đã ảnh hưởng tới hoạt động tâm lý. Các em có những rung cảm “đầu đời” trước người bạn khác giới. Do sự giao tiếp trong bạn bè được mở rộng và phát triển nên giữa các em khác giới có những điều kiện tiếp xúc gần gũi, điều đó đã tạo cơ hội cho các em bộc lộ tình cảm.

Tình dục là nhu cầu sinh lý tự nhiên, lành mạnh của con người, là sự tự nguyện, sự hòa hợp về tâm hồn và thể xác giữa hai người. Đây cũng là nhu cầu cần thiết cho sự tồn tại của giống nòi và hạnh phúc cho mỗi cá nhân.

Ở tuổi các em do cơ thể đã đạt được sự trưởng thành về mặt sinh dục nên từ tuổi dậy thì con người có sự ham muốn về tình dục và các em có thể bắt đầu có quan hệ tình dục. Tuy nhiên đối với các em, khi chưa hiểu biết đầy đủ về sức khỏe sinh sản mà có quan hệ tình dục thì dễ dẫn đến những hậu quả ngoài mong muốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và thái độ về giới tính của học sinh lớp 9, tỉnh bạc liêu (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)