Lý luận về vấn đề giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và thái độ về giới tính của học sinh lớp 9, tỉnh bạc liêu (Trang 42)

1.3.1. Khái niệm Giới tính

“Theo từ điển tâm lý học của tác giả Vũ Dũng (2008), nhìn từ góc độ sinh học, giới tính là tập hợp những dấu hiệu gen tương phản của những cá thể một loài. Từ góc độ xã hội, giới tính là tổ hợp những đặc điểm cơ thể, di truyền, văn hóa – xã hội, hành vi đảm bảo vị thế cá nhân, xã hội và pháp lý của từng người nam giới và phụ nữ. Thuyết sinh học chủ yếu nhấn mạnh hằng số sinh lý di truyền và đặc điểm tổng hợp. Tuy nhiên, mức độ phân biệt giới tính thay đổi không chỉ từ một dạng sinh vật này sang một dạng khác, mà dường như nó không giống nhau ở những tiểu hệ thống và những lĩnh vực hoạt động sống khác nhau của cùng một cơ thể (hệ thống sinh sản, phân biệt cấu tạo của não theo giới tính, các dạng hành vi khác nhau, cấu tạo cơ thể).

Theo từ điển Bách khoa toàn thư, giới tính của con người có nguồn gốc sinh học và nguồn gốc xã hội. Những đặc điểm giải phẫu sinh lý của cơ thể là tiền đề và cơ sở vật chất tạo nên sự khác biệt của giới tính. Tình cảm và ý thức về giới tính chỉ được hình thành thông qua hoạt động và giao tiếp với người khác, dưới ảnh hưởng của giáo dục và các điều kiện xã hội. Chính xã hội quy định và đánh gái giới tính của con người về mặt xã hội, quy định sự phân công lao động giữa nam và nữ, đòi hỏi mỗi giới phải có tiêu chuẩn đạo đức, cách cư xử, tác phong, đặc điểm khác nhau.

Thuộc tính giới tính của cá nhân con người – hệ thống nhiều cấp độ, các thành phần của nó được hình thành ở nhiều giai đoạn phát triển khác nhau của cá thể. Mắt xích đầu tiên của quá trình tiến hóa đó – sự lựa chọn gen, xác định giới tính được tạo ran gay từ thời điểm thụ thai và quyết định chương trình gen sau này của cơ thể, trong đó có sự phân biệt các tuyến sinh dục. Sau khi sinh ra đứa trẻ, những yếu tố sinh học của sự khác biệt giới tính được bổ sung bởi các yêu tố xã hội. Trên nền tảng bề ngoài của đứa trẻ sơ sinh, giới tính công dân (quốc tịch, nơi sinh) của nó được xác định, tương ứng với điều đó, đứa trẻ được giáo dục (giới tính giáo dục). Dưới ảnh hưởng của quan hệ với xung quanh, ở đứa trẻ hình thành sự tự nhận thức về giới, nhận thức về bản sắc giới tính của mình và hệ thống tự đánh giá và sở thích tương ứng. Trong giai đoạn trưởng thành về sinh dục, một mặt nhờ các quá trình hóc môn tương ứng, mặt khác, do ảnh hưởng của những người xung quanh, bản sắc giới tính được bổ sung bởi những định hướng và sở thích. Như vậy, sự tồn tại của quá trình nhiều cấp độ và nhiều phương diện, mỗi mắt xích của nó dựa trên tất cả các mắt xích trước đó và hiện tại độc lập với nó. Điều đó tất yếu sinh ra nhiều phương án và sự kết hợp của những mắt xích đó – những mắt xích khong thể có sự giống nhau chỉ từ những đặc điểm di truyền, hoặc từ những nguyên tắc giáo dục.” (Vũ Dũng, Từ điển Tâm lý học, Nxb Từ điển bách khoa Hà Nội, 2008).

Giới tính là những sự khác biệt về cơ thể giữa hai giới (con trai có dương vật, con gái có âm đạo..), về chức năng sinh lý như phụ nữ có thể sinh con, nuôi con bằng sữa trong khi đó đàn ông có tinh trùng và cả nam và nữ đều có hệ hocmon riêng. Các đặc điểm giới tinh được quy định từ trong bào thai không thể thay đổi trừ phi phẫu thuật. Nói đến giới tính là đề cập đến tổng thể những đặc điểm tâm lý, tính cách, hành vi của từng giới; là toàn bộ những biểu hiện có thể quan sát được như cách ứng xử, nói năng, ăn mặc, sở thích. Giới tính chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường sống, hoàn cảnh xã hội, nền văn hóa của môi trường đó, nó không bất biến mà thay đổi theo thời gian, theo sự phát triển của xã hội. Mỗi thời đại, mỗi xã hội có những chuẩn mực riêng về giới tính, đòi hỏi mỗi con người phải có những phẩm chất nhất định về hành vi ứng xử, đạo đức...

Mỗi cá thể khi được kết nạp vào cộng đồng đều đã thuộc một giới nào đó, được cấu thành một giới tính tương ứng do xã hội và nền văn hóa của xã hội đó nhào nặn, có vai trò, vị trí, giá trị nhất định để thừa nhận.

Giới tính là một đặc điểm nền tảng có tính chất sinh học - xã hội của con người ý thức rằng mình thuộc giới nào ở mỗi cá nhân là kết quả của quá trình sinh học - xã hội phức tạp, liên kết thống nhất cả ba mặt: sự phát triển thể chất, sự xã hội hóa, giới tính ngày càng sâu sắc và sự phát triển tự nhận thức của con người.

Giới tính tâm lý là đặc điểm của cá nhân theo tiêu chuẩn tương thích hành vi với vai trò giới tính nam hay nữ. Để đánh giá mức độ tương thích của cá nhân với vai trò giới tính có thể sử dụng những bảng hỏi chuyên biệt. (Vũ Dũng, Từ điển Tâm lý học, Nxb Từ điển bách khoa Hà Nội, 2008)

Như vậy, giới tính là những đặc điểm riêng biệt về mặt giải phẫu sinh lý cơ thể, những đặc điểm riêng biệt về mặt tâm lý (hứng thú, xúc cảm, tính cách, năng lực) tạo nên sự khác biệt giữa nam và nữ. Những đặc điểm khác biệt về giới tính không phải tự dưng có được mà xuất phát từ hai nguồn gốc đó là sinh học và xã hội.

Chúng tôi chọn định nghĩa về giới tính như sau:

“Giới tính là toàn bộ những đặc điểm ở con người tạo nên sự khác biệt giữa nam và nữ”.

1.3.2. Nguồn gốc giới tính

1.3.2.1. Nguồn gốc sinh học:

Giới tính của con người trước hết do các tế bào sinh sản quyết định. Trong tế bào sinh sản của nam (tinh trùng) có chứa hai loại nhiễm sắc thể quy định giới tính: nhiễm sắc thể X quy định giới nữ và nhiễm sắc thể Y quy định giới nam. Ở tế bào sinh dục nữ (trứng) chỉ chứa một loại nhiễm sắc thể giới tính X. Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể X thụ tinh với trứng thì đứa trẻ sinh ra sẽ là nữ, còn nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y thụ tinh với trứng thì đứa trẻ sinh ra sẽ là nam. Các nhiễm sắc thể X và Y quy định các tính trạng nam và nữ, làm cho thai nhi có cấu tạo đặc trưng của cơ thể nam hay cơ thể nữ trong quá trình phát triển của nó.

Do cấu tạo khác nhau nên hoạt động sinh lý mỗi giới có những đặc điểm khác nhau. Các tuyến sinh dục và hoocmon tiết ra từ các tuyến này sẽ quy định

những đặc điểm sinh lý cơ thể riêng biệt và góp phần tạo nên những nét tính cách đặc trưng cho mỗi giới. Sự trưởng thành về mặt sinh lý cơ thể tạo nên đặc điểm giới tính nhất định. Đến một độ tuổi nhất định, tuyến sinh dục sẽ hoạt động và cường độ hoạt động càng lúc càng mạnh cho đến khi vào thời kỳ trưởng thành (chín muồi) sẽ tạo nên những chức năng sinh lý đặc biệt của cơ thể: hoạt ộng tình dục, sinh sản... Dù rằng tuyến sinh dục ở người hình thành từ tuần thứ ba trong đời sống ở tử cung nhưng mãi đến tuổi dậy thì (khoảng 13, 14 tuổi ở nữ và 15, 16 tuổi ở nam) mới hoạt động tích cực thực sự. Và như thế, chính các tuyến sinh dục như buồng trứng hay tinh hoàn lại tạo nên "giới tính đích thực" bởi vì phản ánh khả năng của tuyến sinh dục sản sinh ra tinh trùng hay trứng hay sản sinh ra hoocmon giới tính nam hay nữ đặc thù và chính các hoocmon này ảnh hưởng quyết định đến cấu trúc về sự phát triển của các cơ quan sinh dục bên trong và bên ngoài cùng với những đặc điểm giới tính phụ khác. Thế nhưng, nguồn gốc sinh học vẫn chưa thật sự đủ để hình thành giới tính một cách rõ nét.

1.3.2.2. Nguồn gốc xã hội

Thực thế, những đặc điểm về giới tính sinh học của cơ thể chỉ là tiền đề, là cơ sở vật chất tạo nên sự khác biệt giới tính mà thôi. Giới tính thực sự còn do các mối quan hệ xã hội chi phối. Xã hội ảnh hưởng đến con người rất phong phú và đa dạng ở nhiều mặt:

- Xã hội quy định, đánh giá con người theo những phẩm chất đạo đức, tư thế tác phong riêng phù hợp với giới tính. Điều này thể hiện ở phong tục tập quán, đạo đức xã hội.

- Xã hội quy định sự phân công lao động giữa nam và nữ khác nhau.

- Xã hội chi phối sự đánh giá những yếu tố có nguồn gốc sinh học. Ngay cả bản năng tình dục cũng được xã hội thừa nhận theo những tiêu chuẩn đạo đức, văn hóa nhất định.

- Sự giáo dục của xã hội, của người lớn, của nền giáo dục ảnh hưởng đến đặc điểm giới tính của con người.

1.3.3. Sự khác biệt giới tính

Chính những nguồn gốc sinh học và xã hội sẽ tạo nên sự khác biệt giới tính. Về giới tính có hai giới cơ bản: giới nam và giới nữ.

1.3.3.1. Sự khác biệt về mặt giải phẫu

- Tầm vóc nữ giới thường nhỏ, thấp hơn nam giới vì bộ xương của nữ nhỏ hơn, xương chậu rộng và thấp, xương tứ chi ngắn hơn.

- Bề dày lớp mỡ dưới da của nữ bao giờ cũng lớn hơn nam ở mọi lứa tuổi, sự khác biệt lớn nhất ở giữa tuổi 15 đến 20. Da của nữ mỏng và mịn hơn da của nam giới.

- Tim của nam dễ bị vỡ động mạch vành gấp hai lần nữ. Mạch máu ở nữ mềm mại hơn, dẻo dai hơn và nữ thường sống lâu hơn nam từ 3 đến 5 tuổi.

- Hầu hết kích thước của mặt (khoảng cách giữa hai đầu mắt, chiều dài của mũi...) ở nữ thường nhỏ hơn nam.

- Sức cơ bắp của nam giới mạnh hơn nữ giới, về già tế bào não ở nam chết nhanh hơn nữ.

- Cấu tạo và chức năng của hệ sinh dục nam giới hoàn toàn khác với nữ giới, nguồn gốc là do nhiễm sắc thể khác nhau trong sự cấu thành của tế bào sinh sản ; hoạt động tình dục của mỗi giới cũng khác nhau. Các hoocmon sinh dục nam và nữ sẽ quy định tính cách đặc trưng của giới nam và giới nữ, đây là đặc điểm quan trọng nhất quy định sự tồn tại riêng của mỗi giới. Dựa vào cơ quan sinh dục khi trẻ mới sinh ra sẽ được xác định giới tính của mình là công dân nam hay nữ.

1.3.3.2. Sự khác biệt về tâm lý

Để tìm hiểu sự khác biệt về tâm lý chúng tôi xin đưa ra những đặc điểm khác biệt chủ yếu ở lứa tuổi dậy thì trở đi tức là lúc hoocmon sinh dục hoạt động mãnh liệt thực sự:

- Ở tuổi dậy thì, khuynh hướng vươn lên làm người lớn ở các em trai và các em gái có sự khác biệt nhất định: Các em gái thường tự khẳng định bằng cách trang điểm, làm dáng, kín đáo, e ngại, thẹn thùng... trong khi các em trai thường hướng tới sự tự khẳng định bằng sức mạnh, sự dũng cảm, không sợ nguy hiểm, sức dẻo dai chịu đựng, sự tự kiềm chế cảm xúc.

- Bản chất của nam giới thường muốn tỏ ra dũng cảm, cường tráng, muốn tỏ rõ năng lực của mình so với người khác. Vì thế con trai, đàn ông thường thích dấn thân vào chỗ nguy hiểm để tìm lấy sự thích thú của việc thành công khi vượt qua những cuộc phiêu lưu nguy hiểm hay những khó khăn gian khổ.

- Ngược lại với nam giới, nữ giới thường muốn sự yên bình, tránh xa những nơi nguy hiểm và không muốn những người thân của mình bước vào những hiểm nguy.

- Hứng thú ở nam và nữ không giống nhau. Các em nam thường thích thú với các hoạt động mang tính cụ thể và thực tế so với các em nữ. Hoạt động trong thời gian nhàn rỗi của các em nữ ít hơn nhưng lại có tổ chức hơn. Các em nữ thích thú chơi nhóm và quan tâm tới nhau rất nhiều, các trò chơi các em tham gia sinh hoạt không quá mãnh liệt và ồn ào như các em nam.

- Nữ dễ xúc động, đa cảm và ít tự kiềm chế xúc động so với nam.

- Hoạt động của người đàn ông ít bị chi phối bởi những yếu tố gia đình. Khi cần thiết người đàn ông có thể tập trung năng lực để giải quyết công việc mà không bị chi phối về những việc xảy ra trong cuộc sống đời thường.

- Về tính cách, nữ giới thường cần cù chăm chỉ, kiên nhẫn, phụ nữ chịu cô đơn và làm công việc tỉ mỉ tốt hơn nam nhưng kém hơn ở tính quả quyết, chủ động, phong cách sống của người đàn bà đượm màu sắc tình cảm thường gắn liền với chức năng làm mẹ, làm vợ. Trong cuộc sống nhiều khi gặp những cơ hội thăng tiến nhưng người phụ nữ thường bỏ lỡ hay chịu hy sinh để quan tâm và lo lắng cho gia đình.

- Về năng lực giữa nam và nữ cũng có sự khác biệt: nữ thích hợp hơn với những hoạt động đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và cẩn thận. Khả năng biểu hiện tư duy ngôn ngữ của nữ tốt hơn nam trong khi khả năng nhận định không gian hai chiều của nam giới lại tốt hơn nữ giới. Thể lực, độ nhanh của các phản ứng và sự phối hợp các vận động của nữ kém hơn nam, phụ nữ lĩnh hội khó khăn hơn nam giới về các loại tri thức và kỹ xảo cơ giới.

- Nhu cầu tình dục ở nữ giới mang tính toàn vẹn hơn nam ở nhiều mặt: trí tuệ, phẩm chất, sự hấp dẫn của thân thể ...

Thế nhưng, sự khác biệt này chỉ mang tính chất tương đối dù là có cơ sở thực tế vì sự biểu hiện những đặc điểm ấy cũng không hoàn toàn chân thực và toàn diện. Những đặc điểm đặc trưng của giới tính là điều vô cùng cần thiết ở mỗi con người, tuy nhiên, muốn có được những đặc điểm đặc trưng ấy không phải là dễ dàng mà đòi hỏi bản thân mỗi người phải trải qua những yêu cầu nhất định, trong đó việc tiếp thu những nội dung giáo dục giới tính là điều hết sức cần thiết.

1.4. Đặc điểm tâm lý tuổi thiếu niên 1.4.1. Khái niệm tuổi thiếu niên 1.4.1. Khái niệm tuổi thiếu niên

Ở những quốc gia khác nhau lại có quan niệm về tuổi thiếu niên khác nhau. Với các nước phương Tây thì đây là giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên, còn với các nước Liên Xô thì gọi là tuổi thiếu niên hoặc tuổi học sinh THCS, và tại Việt Nam chuẩn giới hạn tuổi mang tính chất tương đối.

“Tuổi thiếu niên là một giai đoạn phát triển tâm lý đầy biến động của một đời người. Ngay từ cuối thế kỉ XIX khi ngành Tâm lý học phát triển mới sơ khai, nhiều nhà Tâm lý học đã nhấn mạnh đến vị trí và ý nghĩa đặc biệt của nó. Tuy nhiên tên gọi và giới hạn độ tuổi vẫn chưa được xác lập một cách rõ ràng, chuẩn xác.

Về thể chất, dấu hiệu cơ bản để nhận biết một trẻ em đã bước sang tuổi thiếu niên là hiện tượng dậy thì. Về độ tuổi, đa số thiếu niên trong độ tuổi 11,12 tuổi đến 14,15 tuổi. Ở Việt Nam lứa tuổi này gần trùng với thời điểm trẻ học ở bậc trung học cơ sở, vì vậy tuổi thiếu niên còn được gọi là tuổi học sinh trung học cơ sở. Có nhiều trẻ bắt đầu dậy thì vào đầu cấp học, bên cạnh đó cũng có nhiều trẻ dậy thì sớm hơn hoặc muộn hơn. Quan niệm về độ tuổi thiếu niên, vị thành niên và học sinh THCS tuy không đồng nhất với nhau, nhưng nhìn từ góc độ giáo dục cũng không có sự khác biệt lớn.

Về thời điểm kết thúc tuổi thiếu niên, các chỉ số thường gắn liền với sự trưởng thành về mặt cơ thể và sinh dục, còn về phương diện xã hội thì không rõ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và thái độ về giới tính của học sinh lớp 9, tỉnh bạc liêu (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)