1.2.1 Nhận thức
1.2.1.1. Định nghĩa
Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người. Nhận thức là tiền đề của tình cảm và hành động ý chí nhưng đồng thời lại có quan hệ mật thiết với chúng. Hoạt động nhận thức là một hoạt động rất đặc trưng của con người nói chung và của mỗi nguời nói riêng. Nhận thức - đó là một lĩnh vực hết sức phức tạp, khi tìm hiểu vấn đề này cần xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhận thức là hoạt động của chủ thể nhằm khám phá thế giới xung quanh, dĩ nhiên kết quả của hoạt động này là nhằm tìm ra chân lý hay sự thực về những thuộc tính và quy luật khách quan của một sự vật cụ thể. Do yêu cầu của lao động, của cuộc sống, con người thường xuyên tiếp xúc với các sự vật hiện tượng xung quanh, qua đó con người nhận thức được các nét cơ bản của sự vật hiện tượng. Cứ như vậy, nhận thức của con người ngày càng được mở rộng.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhận thức, trong chương trình tâm lý học đại cương của nhiều tác giả, khái niệm nhận thức đã được đề cập rất cụ thể với nhiều phương diện khác nhau.
Vậy nhận thức được hiểu như thế nào?
Theo từ điển Tiếng việt (1999), Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy; quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan hoặc kết quả của quá trình đó. Có nhận thức đúng và cũng có những nhận thức sai lầm. Nhận thức có nghĩa là nhận ra và biết được, hiểu được. Nhận thức được vấn đề tức là biết được vấn đề đó là gì và hiểu được nó như thế nào, nguồn gốc của vấn đề ra sao…
Theo từ điển Tâm lý học của tác giả Vũ Dũng (2008), nhận thức là hiểu được một điều gì đó, tiếp thu được những kiến thức về điều nào đó, hiểu biết những quy luật về những hiện tượng, quá trình nào đó.
Theo từ điển Giáo dục học, nhận thức là quá trình hay là kết quả phản ánh và tái tạo hiện thức vào trong tư duy của con người. Như vậy, nhận thức được hiểu là một quá trình, là kết quả phản ánh. Nhận thức là quá trình con người nhận biết về thế giới, hay là kết quả của quá trình nhận thức đó (nhận biết là mức độ thấp, hiểu biết là mức độ cao hơn, hiểu được các thuộc tính bản chất).
Theo Giáo trình tâm lý học đại cương của tác giả Trần Tuấn Lộ (2003), nhận thức (congnition) là hoạt động tâm lý nhằm mục đích biết được một sự vật hay một hiện tượng nào đó là gì, là như thế nào bằng các giác quan (để có những cảm giác và tri giác hoặc tư duy tưởng tượng)”.
Tác giả Stephen Worchel - Wayne Shebilsue trong tác phẩm Tâm lý học - Nguyên lý và ứng dụng thì cho rằng: “Nhận thức là quá trình diễn dịch thông tin mà chúng ta thu nhận được từ môi trường thông qua quá trình cảm giác. Quá trình cảm giác và nhận thức đan xen lẫn nhau”. Theo chúng tôi với cách đặt vấn đề như trên thì khái niệm nhận thức dừng lại ở mức độ hiểu biết rõ ràng hơn về sự vật, hiện tượng.
Theo từ điển tâm lý năm 2011 do tác giả Nguyễn Khắc Viện chủ biên, nhận thức (tiếng Pháp: Connaisance) là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy, nhận biết là hiểu biết thế giới khách quan. Quá trình ấy đi từ cảm giác đến tri giác, từ tri giác đến tri thức, diễn ra ở các mức độ:
- Kinh nghiệm hàng này về các đồ vật và người khác, mang tính tự phát, thường hỗn hợp với tình cảm, thành kiến, thiếu hệ thống.
- Khoa học, các khái niệm được kiến tạo một cách chặt chẽ, có hệ thống với ý thức về phương pháp và những bước đi của tư duy để chứng nghiệm đúng – sai.
Trong quá trình nhận thức này, những cái sai sẽ dần dần được loại bỏ để con người có nhận thức đúng đắn về thế giới khách quan.
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn cho rằng “Nhận thức là một hoạt động chủ thể hướng vào đối tượng nhằm mục đích biết và hiểu đối tượng cũng như biết và hiểu chính mình” (tự nhận thức). Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (nhận thức, tình cảm và hành động) nó là tiền đề của hai mặt kia và đồng thời có quan hệ chặt chẽ với nhau và với các hiện tượng tâm lý khác. Nhận
thức (perception) tức là tiến trình chọn lọc, diễn dịch, phân tích và hợp nhất các kích thích gây ra phản ứng ở các giác quan của chúng ta.
Theo Roberts Feldman, nhận thức là tiến trình nhờ đó cảm giác được phân tích, diễn dịch và hợp nhất với các thông tin cảm giác khác.
Theo V.I. Lênin, nhận thức là một quá trình phản ảnh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan. (Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia).
Nhận thức chỉ có ở con người, bao gồm 5 tính chất: tính năng động, tính tích cực, tính chủ động, tính sáng tạo và tính cơ sở thực tiễn.
Nhà Tâm lý học người Đức cho rằng, nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan trong ý thức của con người, nhận thức bao gồm; Nhận thức cảm tính và Nhận thức lý tính, và chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau và cơ sở, mục đích và tiêu chuẩn của Nhận thức là thực tiễn xã hội.
Những quan điểm trên đều có những điểm tương đồng khi định nghĩa về nhận thức. Cụ thể đều xem nhận thức là một quá trình phản ánh hiện thực khách quan thông qua sự nhận biết và các bước của tư duy. Sản phẩm của quá trình nhận thức có thể là nhận thức đúng đắn và sai lầm nhưng thông qua sự tích cực và tự giác con người sẽ dần dần loại bỏ cái sai và có nhận thức đúng đắn để cải thiện hiện thực khách quan làm cho nó ngày càng phục vụ cuộc sống con người ngày một tốt hơn.
Ngày nay, đa số cho rằng nhận thức là một quá trình tiếp cận và tiến gần đến chân lý nhưng không ngừng ở mức độ nào, vì còn nhiều điều mà chúng ta chưa hiểu hết được, phải dần loại bỏ cái sai, không khớp với hiện thực và liên tục đi từ bước này sang bước khác để hoàn thiện hơn.
Có thể nói nhận thức là hoạt động tích cực của chủ thể phản ánh hiện thực khách quan để thích ứng với nó hoặc cải tạo nó. Hoạt động nhận thức đi từ chưa biết đến biết, từ thuộc tính bề ngoài: cảm tính, trực quan, riêng lẽ đến đối tượng trọn vẹn, ổn định, có ý nghĩa trong các quan hệ của nó, sau đến các thuộc tính bên trong, có tính quy luật ngày càng đi sâu vào bản chất của cả một lớp đối tượng, hiện tượng... và cuối cùng từ đó trở về thực tiễn, thông qua các quá trình tâm lí như cảm
giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ. Ở những giai đoạn phát triển nhất định thì học tập là hoạt động nhận thức chủ yếu.
Qua các định nghĩa đã được nêu ra, chúng tôi đồng ý với định nghĩa nhận thức sau đây:
“Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy; quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan hoặc kết quả của quá trình đó”.
1.2.1.2. Các mức độ của nhận thức:
Sống và hoạt động trong thế giới khách quan, con người phải nhận thức và thể hiện thái độ của mình với những sự vật hiện tượng xung quanh mình. Trong quá trình hoạt động của con người phải nhận thức cái bên ngoài và cái bên trong, cái cụ thể, khái quát, quy luật, … của sự vật hiện tượng. Như vậy, nhận thức là một hoạt động tâm lý hết sức phức tạp, đa dạng và được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Những quan niệm phổ biến và được dùng rộng rãi nhất là các quan niệm sau:
* Quan niệm thứ nhất:
Nhận thức được chia làm hai mức độ là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Nhận thức cảm tính bao gồm hai quá trình (cảm giác và tri giác), nhận thức lý tính bao gồm (tư duy và tưởng tượng). Hai quá trình này phân tích, đánh giá, so sánh, … những gì đã nhận được trong quá trình cảm giác, tri giác và đang được lưu giữ trong trí nhớ nhằm mục đích tìm ra những thuộc tính bên trong của sự vật hiện tượng thông qua những tính chất bên ngoài.
- Nhận thức cảm tính: là giai đoạn thấp nhất của hoạt động nhận thức, nó tương đối đơn giản, mang lại những tài liệu đầu tiên cho ý thức. Ơ mức độ nhận thức cảm tính chúng ta chỉ biết được những thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng khi chúng ta trực tiếp tác động vào các cơ quan cảm giác của chúng ta. Mỗi quá trình nhận thức giúp con người nhận thức được một mặt, một khía cạnh của thế giới khách quan.
+ Cảm giác giúp con người nhận biết được từng thuộc tính riêng lẻ và bề ngoài của sự vật. Tri giác đem lại cho con người những tư liệu, kiến thức đầu tiên
về sự vật hiện tượng khách quan, những tính chất bề ngoài khác nhau của chúng và tạo ra một hình ảnh về sự vật hiện tượng đó.
Là mức độ nhận thức đầu tiên của con người, cảm giác có vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức nói riêng và trong toàn bộ đời sống con người nói chung. Cảm giác là mối quan hệ trực tiếp giữa cơ thể với môi trường xung quanh. Lenin viết: "Cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”. Do có mối quan hệ đó mà con người có khả năng thích nghi và định hướng với môi trường. Cảm giác giúp chúng ta thu nhận tư liệu trực quan sinh động, cung cấp tài liệu cho các hoạt động tâm lý cao hơn.
+ Tri giác: là quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn những thuộc ttinhs cúa ự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan. Tri giác là sự tổng hợp các cảm giác. So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức đầy đủ hơn, phong phú hơn. Theo Robert J.Sternberg (1999) thì tri giác xảy ra khi sự vật ở thế giới bên ngoài mang lại cấu trúc của thông tin về sự vật ấy tác động vào các giacs quan của ta, cho ta hình ảnh sự vật.
Trong tri giác chứa đựng cả những thuộc tính đặc trưng và không đặc trưng có tính trực quan của sự vật. Trong khi đó, nhận thức đòi hỏi phải phân biệt được đâu là thuộc tính đặc trưng, đâu là thuộc tính không đặc trưng và phải nhận thức sự vật ngay cả khi nó không còn trực tiếp tác động lên cơ quan cảm giác con người. Do vậy nhận thức phải vươn lên hình thức nhận thức cao hơn.
- Nhận thức lý tính: là bậc tiếp theo trong mặt nhận thức của ý thức, đem lại cho con người những hiểu biết bản chất, khái quát và thực tại khách quan. Là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bên trong, bản chất của các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan.
+ Tư duy là một quá trình nhận thức xuất phát từ hoàn cảnh có vấn đề và diễn ra theo nhiều giai đoạn khác nhau, nhằm làm biến đổi những dữ liệu để tìm ra những thuộc tính bên trong của sự vật hiện tượng. Tư duy là quá trình nhận thức ở mức độ cao, nhờ nó con người mới phản ánh được những cái mà nhận thức cảm giác không thể phản ánh được.
+ Tưởng tượng: là một quá trình nhận thức phản ánh hiện tượng ở dạng đặc biệt, dạng những hình ảnh, khái niệm, tư tưởng mới, chủ quan hay khách quan, xây dựng trên cơ sở những hình ảnh của tri giác, trí nhớ cũng như những kiến thức nhận được. Theo Huỳnh Văn Sơn – Lê Thị Hân (chủ biên), Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nxb Đại học Sư phạm TP.HCM.
* Quan niệm thứ hai:
Nhận thức được phân chia thành 3 mức độ như sau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
+ Mức độ nhận biết: tức là có thể nhận lại, thậm chí nhắc lại các tài liệu, các tri thức theo trình tự nhất định đã được tiếp nhận. Ở mức độ này con người hiểu được hình thức của tài liệu chứ chưa hiểu được nội dung tài liệu hoặc hiểu một cách hời hợt. Mức nhận biết giúp con người phân biệt được sự vật, hiện tượng trên cơ sở những dấu hiệu bề ngoài.
+ Mức độ thông hiểu: Ở mức độ này tức là nắm được nội dung tài liệu, cóthể trình bày được nội dung của tài liệu nhưng chưa vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể.
+ Mức độ vận dụng: là khả năng vận dụng tài liệu đã tiếp thu vào hoàn cảnh điều kiện cụ thể. Để đạt được mức độ này mỗi người cần phải: Say mê với công việc mình đang làm, có trình độ và kiến thức văn hóa nhất định; có lòng thương yêu đối với con người.
* Quan niệm thứ ba:
Bloom chia lĩnh vực nhận thức thành 6 mức độ hoạt động tri thức, theo một tiến trình liên tục từ dễ đến khó. Phân loại tư duy của Bloom được tạo ra vào năm 1956 dưới sự lãnh đạo của nhà tâm lý học giáo dục, Tiến sĩ Benjamin Bloom. Đã từ lâu Thang cấp độ tư duy được xem là công cụ nền tảng để xây dựng mục tiêu và hệ thống hóa các câu hỏi, bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đối với người học. Thang cấp độ tư duy của Bloom, sau khi được điều chỉnh gọi là Thang Bloom tu chính (Bloom’s Revised Taxonomy) gồm: Nhớ/Biết; Hiểu; Vận dụng; Phân tích; Đánh giá; Sáng tạo.
Thang đo Bloom
Các cấp độ tư duy theo Bloom được định nghĩa như sau: - Nhớ/Biết(Knowledge):
+ Là khả năng ghi nhớ và nhận lại các thông tin đã được thu nhận. Biết là mức độ nhận thức ở mức độ chỉ cần con người vận dụng trí nhớ mà chưa cần phải giải thích điều gì.
+ Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra trí nhớ của học sinh về các dữ liệu, số liệu, các định nghĩa, tên tuổi, địa điểm,… Việc trả lời các câu hỏi này giúp học sinh ôn lại được những gì đã học, đã đọc hoặc đã trải qua.
+ Các từ khóa thường sử dụng khi đánh giá cấp độ nhận thức này là: trình bày, nhắc lại, mô tả, liệt kê, hãy định nghĩa, cái nào, em biết những gì về…
- Hiểu (Comprehension):
+ Bao gồm cả biết nhưng ở mức độ cao hơn là khả năng hiểu, diễn dịch, diễn giải, giải thích hoặc suy diễn (dự đoán được kết quả và ảnh hưởng). Mức độ hiểu đòi hỏi chủ thể phải biết được ý nghĩa của tri thức, biết liên hệ với những điều đã có trong kinh nghiệm của họ. Hiểu là mức độ chủ thể nhận được thông tin nào đó thì có thể biến đổi thông tin đó sang một hình thức khác tương đương có ý nghĩa nhiều hơn với chính mình, có thể mở rộng sự hiểu biết vượt ra ngoài những gì được cung cấp trong thông tin đó. Có ba cách thể hiện mức độ hiểu:
Chuyển dịch, là cách thức truyền đạt lại thông tin thu nhận được bằng một hình thức khác, thuật ngữ khác
Giải thích, là cách thức sắp xếp lại thông tin theo một dạng mới, suy nghĩ về mối liên hệ giữa các vấn đề trong thông tin. Sự giải thích thường được thể hiện qua cách suy diễn khái quát hóa hay tóm tắt lại
Ngoại suy, là cách đánh giá, dự đoán dựa trên sự hiểu biết về những gì có liên qua đến thông tin bao gồm cả việc suy diễn ẩn dụ, các hệ quả…
+ Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra cách học sinh liên hệ, kết nối các dữ liệu, số liệu, tên tuổi, địa điểm, các định nghĩa…
+ Việc trả lời các câu hỏi này cho thấy học sinh có khả năng diễn tả bằng lời